Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khu công nghiệp căng mình giữ 'mục tiêu kép'

Phóng viên - 24/05/2021 | 15:49 (GTM + 7)

Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã và đang tấn công rất mạnh vào các khu công nghiệp, nhà máy. Trong bối cảnh đó, vừa duy trì sản xuất, không gián đoạn nền kinh tế; vừa đảm bảo chống dịch, an toàn lao động thực sự là thách thức rất lớn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại Samsung Bắc Ninh.
Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại Samsung Bắc Ninh.

Giữa những thông tin rất xấu về tình hình dịch bệnh trong các khu công nghiệp, đặc biệt trên địa bàn Bắc Giang, Bắc Ninh thời gian qua, anh Phùng Viết Phương, công nhân tại KCN Mê Linh (Hà Nội) chỉ biết kêu trời: Khó khăn chồng chất khó khăn:

“Cuộc sống không dịch bệnh, lương cũng chỉ đủ sống, không có đồng dư. Bây giờ có dịch, việc sẽ ít đi, thu nhập sẽ ít đi nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống”.

Anh Cao Văn Bình, công nhân một nhà máy sản xuất xe máy ở Hà Nam thì thừa nhận, đang trong tình trạng “đói” việc:

“Gần như đi làm phụ thuộc vào đồng lương. Do công ty cắt giảm sản xuất, có tháng gần như 2-3 tuần không có việc làm, phụ thuộc vào đồng lương của nhưng tháng trước”.

Trước thực trạng nhiều khu công nghiệp ở phía Bắc bị phong tỏa do hàng trăm công nhân mắc Covid-19, công tác đảm bảo duy trì sản xuất, đồng thời an toàn chống dịch được ưu tiên hàng đầu.

Tại Hà Nội, thống kê của Liên đoàn lao động TP cho biết, tính đến hết ngày 20/5, đã có 296 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp thành lập “Tổ an toàn COVID-19” với hơn 7 nghìn 800 người tham gia. Hầu hết các tổ đã xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động trước các tình huống bất ngờ xảy ra.

Cụ thể, hàng ngày, “Tổ an toàn COVID-19” tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn, nhắc nhở công nhân thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc, đặc biệt tuân thủ việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế trung thực.

Các tổ cũng thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám sát về tình hình sức khỏe và việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hai vòng (cổng doanh nghiệp và trong nhà xưởng); phát hiện nhắc nhở, kiến nghị người có trách nhiệm xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định của chính quyền địa phương và Quy chế của doanh nghiệp.

Ông Trịnh Trung Dũng, Phó chủ tịch Công đoàn công ty Hoya Glass Disk Việt Nam, có trụ sở tại KCN Bắc Thăng Long HN cho biết:

“Các hoạt động triển khai hướng đến mục tiêu chính đó là làm sao đảm bảo cho cán bộ công nhân viên an toàn trong mùa covid này. Các thành viên của tổ an toàn sẽ cố gắng tầm soát, kiểm soát và khống chế tối đa các biểu hiện bất thường trong công ty. Chẳng hạn như đầu giờ làm việc, trong giờ làm việc và sau giờ làm việc, phải phát hiện nhanh nhất các biểu hiên sốt, ho, cảm cúm cũng như việc thực hiện các biện pháp an toàn cán bộ công nhân viên buộc phải tuân thủ như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giãn cách khoảng cách.

Theo ông Trần Anh Tuấn, phó BQL khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội: Trước tình hình dịch COVID-19, các BQL KCN của Hà Nội, Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp xấy dựng phần mềm giúp phòng chống COVID-19, giúp tất cả các KCN khai báo nhanh nhất. Phần mềm này giúp các địa phương và BQL các KCN thông kê danh sách người lao động, nơi ở, điện thoại, địa chỉ, kể cả các chuyên gia người lao động nước ngoài.

“Ban ra văn bản, khuyến cáo tất cả các doanh nghiệp trong KCN lấy mẫu, xét nghiệm ngẫu nhiên, ít nhất 10% bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp. BQL cũng ra văn bản yêu cầu các chủ doanh nghiệp bắt buộc phải ký cam kết, thực hiện đầy đủ quy định của phòng chống dịch.

Cùng với đó thành lập 9 tổ công tác giúp việc, mỗi 1 tổ phụ trách 1 KCN, nắm từng địa bàn để rà soát kiểm tra hàng ngày, đánh giá từng doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp có số lượng công nhân đông. Nếu doanh nghiệp nào chấp hành không đúng quy định như khuyến cáo và chỉ đạo sẽ đề nghị dừng hoạt động”.

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại KCN Vân Trung.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại KCN Vân Trung.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ Covid-19 bùng phát mạnh trong các khu công nghiệp do điều kiện, môi trường sản xuất thiếu đảm bảo giãn cách, thông thoáng, sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này lại là đầu vào của doanh nghiệp khác; chưa kể việc giao lưu đi lại giữa công nhân và các chuyên gia nước ngoài rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh:

“Có 4 khu công nghiệp của Bắc Giang đều có ca nhiễm. Ở KCN Quang Châu, nhà máy Hosiden số ca nhiễm tăng rất cao, rất nhanh. Việc giao lưu đi lại của lượng lớn công nhân với các địa bàn Bắc Giang và các địa phương khác, nên nguy cơ hiện hữu dịch lan ra cộng đồng rất cao”

Trong cuộc họp mới nhất, các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia chống dịch Covid-19 đã thảo luận các giải pháp để nhà máy, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng lớn trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang và một số địa phương khác được tiếp tục hoạt động, tránh đứt gãy sản xuất.

Các tỉnh được đề nghị không áp dụng các biện pháp chống dịch quá "máy móc" ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Bộ Y tế được yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương tìm mọi cách đưa các nhà máy lớn trở lại hoạt động, bao gồm nâng cao công suất xét nghiệm diện rộng, truy vết, khoanh vùng thần tốc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện chống dịch, đưa đón công nhân.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, nhiều lực lượng từ Trung ương tới địa phương đã và đang dồn toàn lực hỗ trợ các điểm nóng dịch bệnh:

“Chúng ta đang huy động cả hệ thống chính trị vào công tác chống dịch, đặc biệt ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Bộ Quốc phòng cũng đã cử Trung tâm y tế Việt-Nga, Học viện Quân y đến hỗ trợ thu dung điều trị, xét nghiệm rất quan trọng. Với hệ thống xét nghiệm mới, hiện đại của các đơn vị này đã giúp cho Bắc Giang phát hiện được 28 trường hợp ca mắc mới Covid-19. Điều này rất hữu ích”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cả nước hiện có 369 KCN tập trung, gần 30 khu kinh tế cửa khẩu, khu chế xuất với khoảng 3,8 triệu lao động; chưa kể khoảng 700 cụm công nghiệp đang hoạt động với khoảng 600.000 lao động. Đặc điểm của các nhà máy trong KCN là đông người, phần lớn hoạt động sản xuất trong môi trường kín.

Do đó, ngoài động thái vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, trách nhiệm của các doanh nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp cần được nêu cao hơn bao giờ hết.

“Nếu các chủ doanh nghiệp không đồng lòng để thực hiện chống dịch thì rất khó thành công, ngay cả công nhân cũng sẽ bị động. cần phải có thông báo riêng cho chủ doanh nghiệp về trách nhiệm và nghĩa vụ chống dịch.

Trong thời gian tới cần thêm quy định của nhà nước liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi, chế tài đối với doanh nghiệp khi thực hiện phòng chống dịch.

Cần có kịch bản mới với quy mô lớn, giải pháp dịch vụ hỗ trợ trong cách ly, chưa bệnh, cung cấp thực phẩm cho những người ở KCN thậm chí cả KCN, cả nhà máy bị cách ly, khác biệt so với hộ gia đình”

Doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh vừa nỗ lực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh
Doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh vừa nỗ lực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Báo Bình Dương

Góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: “Giữ vững thành trì sản xuất trước đại dịch”.

“Mục tiêu kép” là kim chỉ nam cho hoạt động chống dịch của Việt Nam từ khi dịch Covid-19 bùng phát cách đây hơn 1 năm. Trong đó, đảm bảo vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 từng khẳng định và nhắc nhở liên tục các địa phương: Ưu tiên số 1 bảo vệ là các cơ sở y tế, bệnh viện; ưu tiên số 2 chính là các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thống kê, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 là khoảng 200 nghìn công nhân có hoàn cảnh khó khăn, đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên toàn quốc. Họ rất dễ bị tổn thương về thu nhập, sức khỏe bởi đại dịch, nhưng lại đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% năm 2020 của Việt Nam.

Bảo vệ những chiến sĩ trên mặt trận sản xuất, bảo vệ các “pháo đài” xí nghiệp, nhà máy trong các khu công nghiệp vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ nhân đạo.

Chính phủ đã đề ra chiến thuật phong tỏa theo từng điểm nhỏ và không thực hiện giãn cách xã hội cực đoan. Chiến thuật này đảm bảo sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đặc điểm, điều kiện, thời điểm của mỗi địa bàn.

Một ví dụ ở Đông Anh, Hà Nội, dù phong tỏa 3 lớp chặt chẽ, nhưng  bên trong làng, hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường. Hay ở quận Hai Bà Trưng, khi phát hiện ca nhiễm ở chung cư, lực lượng chức năng chỉ khoanh vùng tạm thời để rà soát tòa nhà đó và sau đó, chỉ phong tỏa 1 tầng của tòa nhà. Các tầng còn lại sinh hoạt, giao tế không trở ngại.

Đây cũng là hướng gợi mở cho các khu công nghiệp để nhanh chóng nối lại hoạt động sản xuất. Một khi ngành y tế đã sẵn sàng 4 tại chỗ, xét nghiệm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, các doanh nghiệp đảm bảo tiêu chí an toàn Covid-19, các công nhân được xét nghiệm âm tính liên tục, định kỳ thì có thể bắt tay vào làm việc.

Bên cạnh đó, việc gỡ khó về tuyến vận tải, quản lý khu vực trọ, ăn uống, động viên tâm lý của công nhân vào lúc này cần được thực hiện đồng bộ, bài bản.

Mức độ chống dịch phải được các địa phương nâng lên mức cao nhất. Theo chiều ngược lại, bất cứ doanh nghiệp nào, bất kể quy mô, đóng góp kinh tế lớn hay nhỏ, nếu chưa đảm bảo các tiêu chí an toàn chống dịch, buộc phải cưỡng chế đóng cửa ngay cho tới khi thực hiện đúng và đủ các quy định.

Động thái cả nước dồn toàn lực hỗ trợ Bắc Giang, Bắc Ninh những ngày này đã cho thấy tính đúng đắn, kịp thời của chiến lược đã đề ra: Giữ bằng được “thành trì” sản xuất./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //