Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần

Phóng viên - 31/12/2021 | 9:33 (GTM + 7)

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng vẫn khó đoán được diễn biến thị trường bởi người tiêu dùng đã phải trải qua một năm đầy biến động do dịch COVID-19.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa - Lao động

Chỉ còn 1 ngày là chúng ta sẽ khép lại năm 2021 và khoảng 1 tháng nữa chúng ta sẽ đón tết cổ truyền dân tộc. Tết năm nay có lẽ là một cái tết đặt biệt đối với người dân Việt Nam khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động lên mọi mặt đời sống.

Nhiều người đến thời điểm này vẫn chưa có ý định mua sắm hay chuẩn bị gì cho dịp tết năm nay:

"Tết dương lịch thì chắc em cũng đi làm chứ nghỉ hơn nửa năm rồi đâu có làm gì. Còn tết âm lịch thì chưa biết nữa, tại bây giờ cứ lo kiếm tiền trang trải cuộc sống trước đã"

"Quan tâm của người dân nói chung thì họ cũng chỉ cần những mặc hàng thiết yếu cho dịp tết. Vì đợt dịch vừa rồi thì người dân cũng không có nhu cầu nhiều về hàng hóa, vui chơi giải trí"

Trước sự e dè, thắc chặc chi tiêu của người dân lúc này, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống TpHCM vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư nhập nguồn hàng về.

Anh Thanh Hùng hiện đang buôn bán tại chợ Tân Định, TpHCM cho biết giá cả bánh mức năm nay không tăng quá nhiều so với mọi năm, tuy nhiên anh cũng dè chừng khi nhập nguồn hàng về vì chưa biết sức mua thế nào khi Thành phố đã trải qua một năm khó quên: "Giá năm nay cũng có phần tăng hơn mọi năm, nhưng cũng không tăng quá nhiều so với những năm trước. Mình cũng cố gắng nhập hàng về để đảm bảo bán cho bà con dịp tết này. Nhưng năm nay thì mình nhập cũng ít hơn so với mọi năm vì chưa biết sức mua có ổn định không, do năm nay người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều quá".

Dù các mặt hàng tết không tăng hơn nhiều so với mọi năm. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sức mua thời điểm hiện tại giảm rõ rệt. Cô Thanh Nhàn, tiểu thương tại chợ An Đông chia sẻ: "Với mọi năm thì năm nay là coi như vắng hoe, nhưng mà mình cũng hy vọng là cuối năm công nhân được thưởng thì mọi người sẽ mua sắm chuẩn bị để có một cái tết đầm ấm".

Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên đa phần người dân trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Sở Công thương TP.HCM cho biết, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 11 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố chỉ đạt 78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện các chợ truyền thống, các doanh nghiệp, các siêu thị hệ thống bán lẻ cũng đã và đang có những sự chuẩn bị hết sức tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng cuối năm.

Sở công thương TpHCM cho biết, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 11 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố chỉ đạt 78% so với cùng kỳ năm ngoái - Ảnh minh họa Tuổi trẻ

Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Giám đốc khối vận hành hoạt động Coopmart cho biết, doanh nghiệp cũng đang có sự thay đổi về mặt hàng, giá cả nhằm thích ứng với sự thay đổi nhu cầu mua sắm tết của người dân: "Coopmart cũng nhanh chóng thay đổi kế hoạch mặt hang tết của mình và phối hợp chặc chẽ hơn với các đơn vị nhà sản xuất để làm sao cho các nhà sản xuất có thể chủ động được nguồn hàng. Sự khác biệt tết năm nay so với mọi năm thì sàn Coop tập trung nhiều hơn nhóm hàng thiết yếu và đặc biệt là có những phân khúc giá làm sao cho phù hợp với chi tiêu của người dân trong dịp này".

Về phía các doanh nghiệp sản xuất cũng đẩy mạnh việc tăng sản xuất nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa trước biến động lương thực dịp cuối năm. Ông Phan Văn Dũng, Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ Súc sản (Visan) cho biết: “Chúng tôi chuẩn bị nguồn hàng tươi sống khoảng 2800 tấn tăng 8% so với cùng kỳ và lượng thực phẩm chế biến là 4200 tấn tăng 4% so với cùng kỳ tổng ngân sách chúng tôi dự kiến khoảng 750 tỷ đồng. Chúng tôi dự đoán sức mua sẽ giảm nhưng với Visan thì để đảm bảo nguồn lương thực và biến động về lương thực của thành phố thì chúng tôi cũng chuẩn bị đủ cho tết Nhâm Dần 2022.”   

Để chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu của mua sắm người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý, ngoài sự chủ động từ phía doanh nghiệp phía Sở Công Thương TP.HCM đã tiến hành làm việc với các tỉnh kết nối cung cầu. Tính đến nay, doanh nghiệp trên địa bàn T.PHCM đã chuẩn bị nguồn hàng hóa Tết với các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác có giá trị lên tới hơn 19.000 tỉ đồng.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Phó Giám đốc Sở Công thương TpHCM cho biết: "Không khí chuẩn bị hàng Tết các doanh nghiệp có các góc độ tiếp cận khác nhau. Ngành công thương làm việc với các tỉnh, các DN bình ổn, DN chủ lực sản xuất chuẩn bị hàng Tết, ở mức hơn 19.000 tỷ đồng phục vụ cho việc dự trữ hàng cho tết nguyên đáng. Thị trường tiêu dùng Tết năm 2022 không sôi động bằng năm 2021 nhưng ở mức gia tăng tương đối trong bối cảnh triển khai công tác chống dịch như hiện nay.”

Hiện theo kế hoạch của Sở Công Thương TP.HCM, các doanh nghiệp đã chuẩn bị gần 20 nghìn tỷ đồng để dự trữ, cung ứng hàng hóa cho 2 tháng Tết. Tuy nhiên dưới tác động của dịch bệnh không ít người dân gặp khó khăn trong việc chi tiêu mua sắm cuối năm. Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng dồi dào thì những chia sẻ về giá bán hợp lý với người tiêu dùng được xem là cần thiết thời điểm này. Như lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính, không để bất kỳ ai không có Tết.

Ảnh minh họa

Không để hàng hóa khan hiếm và bị trục lợi trong dịp Tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần. Cũng như mọi năm câu chuyện về việc cung ứng hàng hóa luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của mỗi người, mỗi nhà. Dự báo năm nay, dịch bệnh vẫn còn kéo dài có thể qua cả Tết âm lịch nên việc mua sắm hàng hóa hiện vẫn chưa sôi động trở lại.

Nguyên nhân là do năm qua cả nước phải căng mình ứng phó với dịch bệnh, nhiều người mất công ăn việc làm, thất nghiệp nên thu nhập hầu hết đều giảm. Việc mua sắm vì thì thế đều có dấu hiệu tăng trưởng chậm.

Theo đánh giá sơ bộ, hiện nay, ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước các chợ truyền thống đa số đều hoạt động trở lại. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm phân phối hàng thiết yếu; tiệm tạp hóa ở tất cả các địa bán gần như bày bán toàn bộ. Hàng hóa nhờ vậy luôn đảm bảo dồi dào cho người dân khi có nhu cầu.

Mặt khác các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, người bán buôn cũng chuẩn bị lượng hàng hóa như nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủy hải sản để sẵn sàng cung ứng cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tuy nhiên sức mua vẫn chưa tăng nhiều mặc dù.

Theo nhận định, thị trường hàng hóa lúc này  phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến dịch bệnh. Nếu chiến lược chung sống với dịch có kiểm soát an toàn được đảm bảo, dịch không tăng; việc cung ứng hàng hóa chắc chắn sẽ không gặp khó khăn, hàng hóa sẽ không khan hiếm.

Ngược lại, nếu dịch bùng phát trở lại với cấp độ nguy hiểm, nhiều địa phương sẽ thực hiện lệnh đóng cửa. Chưa kể tâm lý đổ xô đi mua hàng, gom hàng để tích trữ như đã từng xảy ra. Hàng hóa chắc khi đó sẽ trở nên khan hiếm cục bộ ở từng thời điểm, một vài địa bàn và rơi vào từng nhóm hàng cụ thể.

Do vậy, ngay lúc này, các địa phương mà cụ thể ở đây là ngành công thương phải thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước căn cơ, theo sát tình hình để đưa ra các dự báo phù hợp. Trên cơ sở đó, tham mưu cho lãnh đạo các cấp hỗ trợ doanh nghiệp và người buôn bán đảm bảo việc dự trữ, cung ứng hàng hóa một cách đầy đủ cho nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Nhất là việc vận tải, chuyên chở hàng hóa không bị ách tắc; các trường hợp vịn cớ chống dịch, cố tình làm khó doanh nghiệp trong lưu thông, phân phối phải được xử lý đến nơi đến chốn.

Mặt khác cũng phải thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, không để hàng kém chất lượng có cơ hội len chân vào thị trường. Đặc biệt khi hàng hóa trở nên khan hiếm nhất thời, sẽ xảy ra trường hợp người kinh doanh lợi dụng để nâng giá, bắt chẹt người mua như đã từng xảy ra trước đây. Đây là hành vi rất đáng lên án và phải được xử phạt thích đáng; nếu cố tình làm sai thì phải bị rút giấy phép, cấm kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh mặc dù mục tiêu lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu nhưng cũng cần tính đến yếu tố dịch bệnh đan xen để thay đổi cung cách phục vụ người dân một cách chuyên nghiệp trên tinh thần chia sẻ khó khăn. Tuyệt đối không lợi dụng để nâng giá hoặc bán hàng kém chất lượng. Chưa kể là găm hàng, gom hàng để trục lợi là không thể chấp nhận.   

Người mua hàng cũng cần tỉnh táo, không vội vã tích trữ, thu mua nhiều dẫn đến hàng hóa có thể khan hiếm cục bộ và cháy hàng. Khi phát hiện các trường hợp kinh doanh vi phạm cần báo với cơ quan chức năng để xử lý; tẩy chay các nơi mua bán chụp giựt; không uy tín. Thực hiện tốt quyền năng của người tiêu dùng trong mọi giao dịch.   

Rõ ràng hàng hóa dịp Tết nguyên đán Nhâm dần 2022 diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt khi dịch covid chưa chấm dứt; nhiều mặt hàng nông sản được mùa nhưng khâu xuất khẩu đang bị ách tắc đầu ra. Kích cầu tiêu dùng trong nước để hồi phục nền kinh tế,nhất là cho người sản xuất cũng là một mục tiêu rất cần được thực thi.

Do vậy,cơ quan quản lý nhà nước các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người bán mang hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận lợi với giá cả hợp lý nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //