Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Không để kết quả điều tra dân số nằm trong kho

Phóng viên - 20/12/2021 | 6:28 (GTM + 7)

Từ nhiều năm trước, Chính phủ đã đề nghị các cơ quan và địa phương tập trung phân tích chuyên sâu những dữ liệu từ cuộc tổng điều tra dân số, tránh tình trạng "để số liệu nằm trong kho". Đồng thời phổ biến dữ liệu dân số với người dân, tổ chức, đối tác ph

Vậy, tới nay nhiệm vụ này được triển khai tới đâu? còn những khó khăn, vướng mắc gì trong quá trình thực hiện? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT là một tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào sự phát triển cộng đồng, nâng cao sức khoẻ cho người dân và góp phần hỗ trợ chính phủ trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trong các mảng hoạt động chính của mình như an sinh xã hội, bình đẳng giới, các mô hình sinh kế bền vững và sức khỏe cộng đồng thì Viện LIGHT luôn cần những số liệu về thực trạng và dự báo dân số.

Vì thế, những số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số được tổ chức này đánh giá là toàn diện, không chỉ đưa đến những con số mà còn cung cấp thông tin về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới, theo ngành nghề cùng một số thông tin về nhà ở, việc làm, thu nhập.

Tất cả những thông tin này liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về y tế, an sinh xã hội là cơ sở giúp Viện LIGHT có nền tảng cơ bản phục vụ các lĩnh vực đang hoạt động. Tuy vậy, để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn dữ liệu này, bà Nguyễn Thu Giang, Phó Giám đốc Viện LIGHT mong muốn:

"Khi đã có các kết quả như vậy thì việc công bố và cho phép sử dụng rộng rãi, cho phép tiếp cận đến nguồn dữ liệu gốc là vô cùng quan trọng bởi với một kho dữ liệu đồ sộ như vậy thì báo cáo của tổng điều tra chỉ thể hiện một cách cơ bản còn lại các đơn vị, nhà nghiên cứu, tổ chức muốn khai thác sâu hơn từng khía cạnh nhỏ có thể tiếp cận và trích xuất ra được con số, tỷ lệ phục vụ cho công việc của mình. Nó phải phổ biến rộng rãi và có cơ thế để được tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu đó bởi nó là nguồn dữ liệu chung quý giá của cả xã hội"

Từ năm 2019, khi có kết quả tổng điều tra dân số, lãnh đạo Chính phủ khi đó đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải phân tích cụ thể để có chính sách kịp thời tận dụng thời kỳ dân số vàng, tránh tình trạng người Việt Nam "chưa giàu đã già"; đồng thời đề ra chính sách quan tâm đến người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.

PGS.TS Giang Thanh Long – Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, điều này hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong việc xây dựng và hoạch định các chính sách xã hội:

"Dữ liệu nên được mở ra cho nhóm quan trọng là nhóm người quan tâm, nghiên cứu như mình đang quan tâm dữ liệu về dân số phát triển thì phải biết là dân số đang phân bố như thế nào, đặc biệt mình quan tâm đến người cao tuổi phân bố ở các tỉnh thế nào, xem đời sống của họ như thế nào từ việc liên kết các nguồn dữ liệu. Các nhà hoạch định chính sách rất cần biết thực trạng mà chỉ cần click chuột là biết con số của người cao tuổi là bao nhiêu".

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở có phạm vi ứng dụng rộng rãi, sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế với các cấp độ, hoạt động khác nhau.

Hiện dữ liệu tổng điều tra được phổ biến bằng nhiều hình thức khác nhau, như qua các hội thảo, họp báo, các ấn phẩm phân tích dữ liệu và mới đây, thông tin này được đưa lên không gian mạng, người dùng có thể truy cập được thông tin về dân số tới cấp xã của Việt Nam.

"Hiện nay phạm vi lan tỏa của các sản phẩm phân tích, khả năng phổ biến chưa được như kỳ vọng vì nó chưa đến được hết mọi người cần thông tin.

Trong thời gian tới, ngành Thống kê sẽ nỗ lực đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền, phổ biến thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn dữ liệu tổng điều tra dân số nói riêng và các dữ liệu thống kê nói chung để các nguồn dữ liệu quý giá này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin".

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) là cơ quan hàng đầu của Liên Hợp Quốc cung cấp hỗ trợ cho các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trên toàn cầu. Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara, việc tiếp cận dữ liệu là rất cần thiết cho tất cả mọi người, bởi nó cung cấp nguồn dữ liệu độc lập, chính xác và đáng tin cậy làm cơ sở cho các hoạt động và đưa ra quyết định:

"Điều quan trọng theo tôi là chúng ta phải phổ biến hệ thống cho tất cả người dân Việt Nam, chứ không chỉ riêng các nhà hoạch định chính sách.

Chúng tôi sẽ nỗ lực phối hợp với Tổng cục Thống kê để giúp triển khai thực hiện hệ thống này 1 cách rộng rãi, nhưng tôi nghĩ một việc cũng rất quan trọng nữa là Tổng cục Thống kê cũng nên cập nhật dữ liệu, đây là điều GSO đã và đang làm và các bạn luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ chúng tôi để giúp việc sử dụng dữ liệu dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn".

Bà Naomi Kitahara lưu ý rằng, mức sinh, mức chết và tình trạng di cư có thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và điều quan trọng là phải đánh giá tác động nhân khẩu học của Covid-19. Vì thế, dữ liệu tổng điều tra dân số và nhà ở cập nhật nhất sẽ là vô cùng quan trọng.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa dữ liệu là nhân tố quan trọng bởi khi làm tốt sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều Vhành, tạo đà vận hành cho các động lực vì sự phát triển.

Trong xu thế tất yếu đó, các kết quả thu thập thống kê cũng không thể đứng ngoài mà cần trở thành kho dữ liệu mở, dễ tiếp cận và dễ tìm kiếm. Muốn làm được điều này thì Các dữ liệu thống kê cần sớm được "số hóa”

Trong thời kỳ chuyển đổi số, từ các hoạt động thường ngày đến các hoạt động tài chính, kinh doanh; từ giải trí đến chăm sóc sức khỏe, từ giáo dục đến văn hóa, xã hội - mọi thứ xung quanh chúng ta đều đang chuyển đổi thành dữ liệu số. Quá trình này được diễn ra thuận lợi bởi các công nghệ mới hỗ trợ nhập, lưu trữ, xử lý và biểu diễn trực quan hóa dữ liệu.

Ngày càng nhiều tổ chức sử dụng dữ liệu để làm đầu vào trong kế hoạch, hoạt động của mình; kết quả của quá trình đó lại sản sinh ra dữ liệu; rồi lợi ích, kết quả của quá trình này cũng trở thành dữ liệu.

Trong lĩnh vực thống kê, mỗi cuộc điều tra, thu thập, thống kê dữ liệu có quy mô, hình thức và mục đích khác nhau nhằm cung cấp thông tin kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Nhưng để thông tin thống kê phát huy được ý nghĩa trong thực tiễn cần đổi mới trong cả hoạt động thu thập, xử lý, quản trị dữ liệu đồng thời với đẩy nhanh tư liệu hóa, chuyển đổi số trong công tác thống kê.

"Lấy dân làm gốc" nên kết quả các cuộc thống kê như tổng điều tra dân số khi được khai thác hiệu quả, được phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp những chương trình, kế hoạch phục vụ đời sống người dân đi sát với nhu cầu thực tế: như ngành xây dựng cần thông tin về người lao động để bố trí xây dựng nhà ở xã hội phù hợp; ngành giao thông cần thông tin về mật độ dân cư để xây dựng mạng lưới giao thông công cộng; ngành Lao động Thương binh xã hội có thể nhanh chóng tra cứu thông tin người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để kịp thời hỗ trợ...

"Số hóa" dữ liệu hóa không chỉ quan tâm đến dữ liệu thu thập được, mà còn đề cập đến quá trình thu thập dữ liệu, cũng như các công cụ và công nghệ hỗ trợ thu thập dữ liệu. "Số hóa" cần phải được đặt ra từ sớm, ngay từ khâu thiết kế cuộc điều tra để làm căn cứ cho việc sử dụng các công cụ, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu phù hợp giúp kết quả thu thập được xử lý và "số hóa" hiệu quả nhất.

Với xu thế hiện nay, trong một vài năm tới, không tổ chức, đơn vị nào có thể hoạt động nếu không khai thác dữ liệu. Do đó, các dữ liệu thống kê cần được lưu trữ và phân tích để biến dữ liệu thành thông tin có ý nghĩa phục vụ các mục đích khác nhau. Xa hơn, "số hóa" những dữ liệu này còn cần liên kết với các nguồn dữ liệu khác để đảm bảo nó mang lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng.

Nhờ "số hóa" giúp kết quả điều tra dân số không nằm trong kho, các tài liệu được khai thác thuận tiện hơn nhiều so với trước đây; nhờ số hóa mà quá trình chia sẻ thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn, tạo ra cơ hội cho mọi người cùng tiếp cận và sử dụng vì mục tiêu phát triển xã hội.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //