Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Không chủ quan, lơ là trong công tác PCCC rừng

Phóng viên - 15/07/2019 | 11:45 (GTM + 7)

Tại địa bàn Hà Nội, đầu năm đến nay đã xảy ra 2 vụ cháy rừng. Theo dự báo, thời tiết nắng nóng gay gắt bất thường tiếp tục xảy ra trên diện rộng, do vậy không thể chủ quan, lơ là phòng, chống cháy rừng.

Thời gian vừa qua, cháy rừng đã xảy ra tại một số địa phương trên cả nước

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 27.700 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích đất có rừng là 18.600 ha, tập trung chủ yếu ở 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai và Thạch Thất.

Rừng có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan và góp phần phát triển du lịch sinh thái. Theo tìm hiểu, rừng của Thủ đô chủ yếu trồng thông, keo, bạch đàn… Thực bì dưới tán phát triển mạnh, tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Chính vì vậy, công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng cần phải được đặc biệt quan tâm.

Trao đổi với chương trình, một số người dân ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn vẫn chưa quên vụ cháy rừng xảy ra hồi tháng 6-2017, thiêu rụi gần 50ha rừng phòng hộ trên địa bàn. Bà Nguyễn Thị Ban và bà Nguyễn Thị Nhâm, người dân sinh sống ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn kể lại:

“Mọi năm chỉ có cháy nhỏ thôi còn lên dập được chứ năm 2017 cháy to, sợ lắm. Sợ mà tiếc rừng, bao nhiêu công lao, bao nhiêu năm rừng phát triển giờ nó cháy dữ dội thế cũng rất ảnh hưởng”.

“Rừng mà cháy mình cảm giác như mất đi một bầu không khí trong sạch đối với bà con ở địa bàn. Không những tôi mà bất cứ bà con ở xóm là cũng mất ngủ khi mà chứng kiến cảnh rừng cháy”.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 2 vụ cháy rừng tại huyện Sóc Sơn. Nguyên nhân là người dân bất cẩn trong sử dụng lửa, dẫn tới cháy thảm thực bì dưới tán rừng. Rất may, cả 2 vụ cháy đều đã được khống chế kịp thời, không ảnh hưởng đến diện tích rừng phòng hộ. 

Theo lãnh đạo Cảnh sát PCCC huyện Sóc Sơn, để chủ động bảo vệ tài nguyên rừng, ngay từ đầu năm 2019, huyện đã yêu cầu các xã có rừng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật bảo vệ, PCCC rừng cho người dân. Đồng thời, thường xuyên thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng đến từng thôn, cụm dân cư và đơn vị bảo vệ rừng. Kiểm tra toàn bộ máy móc, trang thiết bị PCCC rừng để có kế hoạch duy tu bảo dưỡng.

Đặc biệt, khi bước vào mùa nắng nóng, công tác PCCC rừng càng được đặt lên hàng đầu với sự tham mưu chặt chẽ của cơ quan thường trực là Hạt Kiểm lâm huyện. 

Các địa phương cần chủ động thực hiện các phương án PCCC rừng, nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra

Đội ngũ cán bộ kiểm lâm viên, kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức tuyên truyền, tuần tra phát hiện và xử lý nghiêm các vụ phá rừng làm nương rẫy, vận chuyển lâm sản trái phép nên đã hạn chế tối đa các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuy nhiên, theo Thiếu tá Vũ Thế Tú – Phó trưởng Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội), công tác đảm bảo an toàn PCCC rừng trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại và khó khăn:

“Trách nghiệm của một số chủ rừng chưa cao, chưa chấp hành điều kiện an toàn PCCC theo quy định. Một số địa phương, công tác tuyền truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức PCCC rừng còn chưa tốt. Khi xảy ra cháy rừng, công tác chữa cháy hết sức khó khăn vì vị trí cháy trên các ngọn đồi, núi, tiếp cận đám cháy rất khó cũng như phải huy động nhiều phương tiện, lực lượng để chữa cháy”.

Để khắc phục những tồn tại này, công tác PCCC rừng cũng đặc biệt được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH huyện Sóc Sơn chú trọng với những kế hoạch, phương án cụ thể. Thiếu tá Vũ Thế Tú cho biết thêm, trong thời gian tới, huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục triển khai công tác tuần tra, canh gác phòng chống cháy rừng trên địa bàn để không xảy các vụ cháy rừng. Đặc biệt, sẽ thắt chặt quản lý, tuyên truyền cho người dân về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, không để xảy ra tình trạng vô ý làm cháy rừng:

“Tôi đề nghị các chủ rừng và nhân dân phải nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Nghiêm cấm đốt rác, đốt nương rẫy đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. BQL rừng phải trang bị phương tiện PCCC, đồng thời phải có lực lượng ứng trực, tuần tra, giám sát, phát hiện ngay khi đám cháy phát sinh để từ đó chữa cháy kịp thời từ giai đoạn ban đầu. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng nói chung và PCCC rừng nói riêng”.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới vẫn sẽ còn những đợt nắng nóng kéo dài ở khu vực Hà Nội. Vì vậy, hơn lúc nào hết, các địa phương cần chủ động thực hiện các phương án PCCC rừng, nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra.

Nếu có bất kỳ câu hỏi, băn khoăn liên quan đến công tác đảm bảo an toàn PC&CC, quý thính giả có thể liên hệ với chương trình qua tổng đài 024.37.91.91.91, thư điện tử: [email protected].

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //