Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch: Cần lấy doanh nghiệp làm trung tâm

Phóng viên - 13/05/2020 | 10:00 (GTM + 7)

Xác định doanh nghiệp là hạt nhân trong kịch bản phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 là một chiến lược phù hợp với những điều kiện hiện có của nước ta. Tuy nhiên, rất cần sự vào cuộc có trách nhiệm của các cấp các ngành lẫn sự chủ động tích cực từ phía

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã ban hành kịp thời các Nghị quyết nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm tận dụng cơ hội sau khi hết dịch để nền kinh tế và phát triển nhanh, bền vững.

Việc sớm khống chế được dịch bệnh cũng như chỉ đạo điều hành các kịch bản vực dậy nền kinh tế sau dịch  nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia lẫn các tổ chức uy tín trên thế giới.         

Khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch:
Khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch

Tỏ ra nhất trí cao với các chính sách hỗ trợ quyết liệt từ phía Chính phủ và các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong nước cho rằng các chính sách cần được triển khai đồng bộ, thiết thực dựa trên những đánh giá hết sức thực tế và minh bạch:

"Gói hỗ trợ về Bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể đưa ngay về đầu mối là các doanh nghiệp, tránh đưa về các địa phương vì vấn đề chuyển dịch lao động trên toàn quốc như hiện nay sẽ rất khó khăn để triển khai đến tay người lao động".

"Chính sách cơ chế đã có rồi, doanh nghiệp mong muốn là giải quyết thật nhanh. Tôi kiến nghị Chính phủ hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà doanh nghiệp mình sản xuất được, kể cả sản phẩm và nguyên liệu. Tái khởi động lại Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

"Hiện nay, việc giãn nợ, khoanh nợ rất hạn chế.  Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được giãn nợ, khoanh nợ, thu nợ đúng kỳ hạn gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp. Việc giãn nợ, khoanh nợ phải có sự thống nhất chỉ đạo xuyên suốt của Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Việc này thực hiện nhanh, thủ tục đơn giản, doanh nghiệp cần giãn nợ, khoanh nợ chỉ cần đề nghị không cần chứng minh để thời gian tập trung sản xuất kinh doanh".

Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp TPHCM dù tỏ ra đồng tình với các chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ và các Bộ ngành song cũng chỉ ra những bất cập trong quá trình triển khai, nhất là đối với lĩnh vực ngân hàng.

"Vẫn phải chờ xây dựng thêm các khung pháp lý về tiêu chí áp dụng đối với từng đối tượng thụ hưởng doanh nghiệp mới có thể tham gia được. Các rào cản về thẩm định, chứng minh thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ vẫn là nút thắt lớn để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Ngay cả khi tiếp cận được ngân hàng thì số lượng vốn ngân hàng cho vay cũng khó thỏa mãn được những kế hoạch phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp".

Nhiều chỉ số tăng trưởng giảm trong quý 1.
Nhiều chỉ số tăng trưởng giảm trong quý 1.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch - thành viên tổ tư vấn kinh tế Chính Phủ thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc sản xuất và chuyển dịch thị trường xuất nhập khẩu. Vì lâu nay, doanh nghiệp nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc. Sau đại dịch này, thị trường sẽ có sức bật mới, nền kinh tế sẽ tăng tốc trở lại nếu chúng ta có những giải pháp tốt. Trong đó, cần hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết gia hạn nợ, nguồn vốn tái sản xuất theo phương châm "nuôi nợ để đòi nợ".

Trước những ý kiến từ các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM khẳng định các ngân hàng trên địa bàn luôn đảm bảo đủ vốn cho doanh nghiệp vay cũng như đang phối hợp giải quyết các thủ tục theo hướng tích cực và có lợi cho doanh nghiệp.

"Đã có 12 thương hiệu ngân hàng trên địa bàn thành phố đưa ra chương trình hỗ trợ tín dụng thông qua Chương trình Kết nối doanh nghiệp và ngân hàng. Chương trình này sẽ được đẩy mạnh từ nay đến cuối năm, có 274.000 tỷ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh. Chúng tôi khẳng định không thiếu vốn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đảm bảo lãi suất cho vay sẽ giảm xuống".

Nhận thức được khó khăn của doanh nghiệp chính là khó khăn của mình, ngay từ tháng 3/2020, TPHCM đã thành lập 1 tổ công tác đặc biệt chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp do một phó chủ tịch UBND làm tổ trưởng. Trong thời gian tới, TPHCM cũng đã đề ra 5 nhóm mục tiêu cụ thể trong ngắn và trung hạn với mong muốn cùng đồng hành với doanh nghiệp vượt khó.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh:

"Một là hỗ trợ duy trì sản xuất kinh doanh, ngăn chặn sự phá sản của doanh nghiệp, trong đó chú trọng hỗ trợ thu nhập cho người lao động để doanh nghiệp không mất lao động, hỗ trợ kịp thời sản xuất dịch vụ nhằm vào thị trường nội địa. Hai là, hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu nhất là vật tư thiết bị có lợi thế nguồn gốc địa phương và mở rộng chuỗi giá trị gia tăng trong nước. Ba là tiếp tục hỗ trợ đổi mới công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh quá trình số hóa quản trị doanh nghiệp cũng như quản lý ngành. Bốn là tiếp tục các chương trình khởi nghiệp sáng tạo. Năm là kịp thời dự báo, phối hợp với các quốc gia đối tác chủ yếu về thương mại đầu tư và du lịch để mở cửa hoạt động kinh tế du lịch với từng nước vào thời điểm phù hợp".

Tại Hội nghị gặp gỡ và lắng nghe ý kiến doanh nghiệp với chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi kinh tế” diễn ra ngày 9/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định nền kinh tế nước ta đang giống như một chiếc lò xo bị nén chặt, cần phải bật mạnh trở lại để phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan bộ ngành, địa phương cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp trên tinh thần cầu thị. Đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp và người lao động yếu thế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần tập trung xử lý kiến nghị của doanh nghiệp nhanh hơn, thuận lợi hơn, không được đổ qua đổ lại làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.

"Covid là đại dịch nhưng lại là cơ hội phát triển của Việt Nam nếu biết tổ chức quản lý nhà nước tốt, kinh doanh tốt và hợp tác tốt. Cần khẳng định rằng doanh nghiệp có vị trí chủ chốt trên mặt trận kinh tế từ tăng trưởng đến giải quyết việc làm đến thu ngân sách. Doanh nghiệp cũng như nhà nước cần phải giữ ba thứ là giữ lao động, giữ thị trường và phát triển thị trường và giữ danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam. Cần đổi mới, trung thực và quyết tâm phát triển doanh nghiệp kể cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, FDI hay hợp tác xã…".

Cần lấy doanh nghiệp làm trung tâm 

Việc xác định doanh nghiệp là hạt nhân trong kịch bản phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 là một chiến lược phù hợp với những điều kiện hiện có của nước ta. Tuy nhiên, để quá trình phục hồi diễn ra như mong muốn thì rất cần sự vào cuộc có trách nhiệm của các cấp các ngành lẫn sự chủ động tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp.

Nhiều chỉ số tăng trưởng giảm trong quý 1.
Việc Chính Phủ xác định doanh nghiệp là hạt nhân trong kịch bản phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid 19 là một chiến lược phù hợp với những điều kiện hiện có của nước ta.

Đại dịch COVID

-19 đã giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng. Lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế quý 1 của cả nước chỉ đạt 3,82%, mức thấp nhất kể từ sau đổi mới. Hơn 35.000 doanh nghiệp đã phải phải rút khỏi thị trường vì tác động từ dịch bệnh. Tuy vậy, theo đánh giá của các tổ chức uy tín của thế giới, thì dù tăng trưởng thấp song Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia còn ghi nhận tăng trưởng kinh tế dương thay vì âm như nhiều nước phát triển khác. Việc thành công trong kiềm chế dịch COVID-19 đã giúp Việt Nam trở thành một cái tên đầy tiềm năng và uy tín đối với nhiều đối tác quốc tế.

Bước qua giai đoạn mới, việc đặt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch theo mô hình chữ V chứng tỏ quyết tâm cao độ của Chính phủ với mong muốn đưa nền kinh tế phục hồi tương đương với đà sụt giảm trước đó. Động thái cả hệ thống chính trị nước ta đặt doanh nghiệp vào trung tâm của quá trình phục hồi kinh tế được giới chuyên gia đánh giá là vừa đúng và vừa trúng.

Trong mạng lưới phát triển kinh tế, doanh nghiệp không chỉ trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tạo điều kiện về việc làm, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn là khu vực chính để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Dù được đánh giá là khá linh hoạt song doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong đó chủ yếu là vừa và nhỏ có sức chịu đựng kém, nhất là sau đại dịch vừa qua.

Vì vậy, bên cạnh gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ thì gói hỗ trợ hơn 180.000 tỷ đồng từ Nghị định 41, hay gói hỗ trợ tín dụng gần 300.000 tỷ đồng được xem là một trong những liều doping quan trọng để vực dậy nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng. Đây là việc làm chưa từng có trong tiền lệ và là một nỗ lực rất đáng ghi nhận từ những người điều hành đất nước.

Mệnh lệnh được người đứng đầu Chính phủ đặt ra cho các Bộ Ngành địa phương là bằng mọi giá phải cứu không để doanh nghiệp bị đổ gãy, bởi trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu nay, các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa vươn tới vị trí có thể chi phối thị trường, nên chỉ cần 1 vài doanh nghiệp suy sụp sẽ là quân cơ domino kéo ngã cả bàn cờ.

Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được thổi vào nền kinh tế qua các hình thức khoanh nợ, giảm lãi suất, miễn giảm các loại thuế phí…để cùng doanh nghiệp vượt khó. Đây có thể không phải là những khoản tài trợ “cho không” nhưng trong thời điểm này không khác những “cơn mưa đầu mùa” cứu khát cho những cánh đồng khô hạn.

Bên cạnh đó, việc xác định thúc đẩy thị trường tiêu thụ nội địa cũng sẽ kịp thời tạo sức lan tỏa giúp phục hồi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ổn định thị trường chờ thời cơ bức tốc.

Về phần doanh nghiệp, nhiệm vụ cấp bách lúc này là làm thế nào để giữ chân được người lao động. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với xã hội. Không chỉ vậy, doanh nghiệp cần thiết lập trạng thái chủ động trong mọi tình huống, tránh tâm lý ỷ lại trông chờ. Cần xem dịch COVID-19 là cơ hội để tái cơ cấu trong quản trị, tận dụng tối đa các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để hướng đến phát triển bền vững

Có nhiều nhận định cho rằng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm nay là quá sức, song cũng không ít ý kiến đã chỉ ra rằng Việt Nam hội đủ các yếu tố có thể vượt qua mục tiêu ấy ngay trong năm nay. Nếu các giải pháp hỗ trợ, giải cứu của nhà nước được triển khai đồng bộ, hiệu quả và thiết thực thì các doanh nghiệp nước ta không chỉ sớm phục hồi mà còn có cơ hội để vươn lên trở thành những đế chế kinh tế quy mô khu vực và thế giới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //