Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khoảng trống giữa các chiến dịch kiểm soát tải trọng

Phóng viên - 23/03/2021 | 5:36 (GTM + 7)

Không chỉ Cục CSGT, các lực lượng chức năng cũng liên tục thực hiện các chiến dịch ngăn chặn xe quá tải. Tuy vậy, vẫn còn khoảng 10% xe bị kiểm tra vi phạm về tải trọng, thậm chí nhiều xe quá tải vẫn ngang nhiên chạy trên các tuyến quốc lộ.

 Điều đó cho thấy, các biện pháp đang triển khai đang có “khoảng trống” nhất định”.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều năm gắn bó với công tác xử lý xe quá khổ, quá tải, ông Lê Xuân Tiến, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội nắm tương đối rõ những tuyến đường, địa bàn xe quá tải hoạt động, từ các khu vực mỏ vật liệu, các lối vào công trình xây dựng.

Tuy vậy, dù liên tục thay đổi phương án, địa bàn để vô hiệu hóa các “vệ tinh” của chủ xe, lái xe trong việc theo dõi hành trình, hoạt động của lực lượng chức năng, song ông Tiến thừa nhận, ngay tại địa bàn Thủ đô vẫn còn tình trạng vi phạm:

"Do quân số hiện nay của lực lượng thanh tra giao thông còn mỏng, trang thiết bị còn thiếu và trong một số thời điểm, lực lượng thanh tra GTVT TP. Hà Nội cùng một lúc phải triển khai nhiều nhiệm vụ cho nên lợi dụng những lúc vắng bóng lực lượng thì tình trạng xe quá tải lại tiếp tục diễn ra tại một số tuyến đường".

Tương tự, tại Hải Dương, ông Vũ Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương cho biết, kết quả kiểm tra, xử lý xe quá tải tại một số tuyến đường của địa phương cũng cho thấy vẫn còn tình trạng xe quá tải hoạt động, nhất là trên địa bàn có nhiều trục chính, kết nối với các tỉnh, thành phố là đầu mối nguồn hàng, các khu công nghiệp, bến cảng, bến thủy nội địa: 

"Do chức năng nhiệm vụ của lực lượng thanh tra không được phép thanh tra, kiểm tra phương tiện quá tải, và qua số liệu kiểm tra và xử lý vi phạm cho thấy tình trạng phương tiện chở hàng quá tải vẫn còn diễn biến tương đối nhiều".

Thực tế, tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại, lưu thông trên hầu hết các tuyến quốc lộ và một số nơi có mỏ vật liệu, nhà máy, khu công nghiệp
Thực tế, tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại, lưu thông trên hầu hết các tuyến quốc lộ và một số nơi có mỏ vật liệu, nhà máy, khu công nghiệp (Ảnh: PL&DS)

Ông Đăng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ VN cũng cho biết, riêng năm 2020, các lực lượng thanh tra giao thông đường bộ đã kiểm tra gần 135 nghìn xe, trong đó phát hiện và xử lý gần 14.400 xe vi phạm (chiếm hơn 10%). Ông Chung cũng thừa nhận, kết quả này cũng chỉ phản ánh được một phần số xe quá tải lưu thông qua các đoạn đường có đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định và những vị trí mà lực lượng chức năng kiểm soát bằng cân xách tay.

Thực tế, tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại, lưu thông trên hầu hết các tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Quốc lộ 6, Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh… và một số nơi có mỏ vật liệu, nhà máy, khu công nghiệp… Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, ông Chung cho biết:

"Hành vi chở quá tải nó đem lại lợi ích cho cả 2 bên, lợi nhuận của quá tải chia cả cho lực lượng chức năng có thẩm quyền, vì rất nhiều địa phương cũng dung túng cho việc đó, cho rằng xe chở quá tải cũng đem lại lợi ích cho địa phương".

Về phía lực lượng CSGT, thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Tuyên truyền, Cục CSGT cho biết, bên cạnh việc lồng ghép nội dung kiểm soát tải trọng xe trong các chuyên đề tuần tra, kiểm soát hàng năm, từ 1/4/2021, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ ra quân thực hiện chuyên đề tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải:

"Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thì lực lượng CSGT cũng muốn đánh giá đúng thực trạng và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, góp phần kiềm chề và giảm TNGT, nhất là những vụ TNGT có nguyên nhân trực tiếp từ việc chở hàng quá tải trọng cho phép và quá khổ giới hạn đó".

Trong khi đó, các chủ xe, lái xe cũng có nhiều cách đối phó với các chiến dịch kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, từ việc cho người theo dõi, cảnh giới, đến việc sử dụng xe đầu kéo kéo theo sơmi rơmoóc nhưng lắp ben thủy lực (kiểu xe ben tự đổ) giả làm xe container để chở quá tải, thậm chí, dùng xe tải rụt chân để đối phó. Một tài xế cho biết: 

"Làm để chống chế với bên thanh tra, khi không có thanh tra thì họ nâng lên, chạy cho nó nhẹ xe, lúc qua bàn cân lại hạ xuống, tại vì tải trọng tính theo trục xe, vì chia đều theo cân của trục xe thì không bị quá tải".

Các ý kiến cũng cho rằng, dù rất nỗ lực, song xe quá tải vẫn tiếp diễn và đang bùng phát trở lại. Điều đó cho thấy, việc đấu tranh, ngăn chặn xe quá tải vẫn là cuộc chiến quyết liệt.
 

Xe quá tải không phải là Covid để tìm cách sống chung, cũng không phải là lực lượng đối lập để ít nhiều cân nhắc thỏa hiệp, mà chỉ có thể là “kẻ thù” của an toàn giao thông, cần kiên quyết loại bỏ.
Xe quá tải không phải là Covid để tìm cách sống chung, cũng không phải là lực lượng đối lập để ít nhiều cân nhắc thỏa hiệp, mà chỉ có thể là “kẻ thù” của an toàn giao thông, cần kiên quyết loại bỏ (Ảnh: VEC)

Không thể phủ nhận nỗ lực của các lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý xe quá tải đã góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn, đầy lùi tình trạng xe chở qua tải. Song, dưới góc nhìn của VOVGT, nếu chỉ dựa vào sức người thì không thể ngăn chặn hết xe quá tải, bởi nơi nào không có lực lượng chức năng hoặc khi các kế hoạch trùng xuống, xe quá tải lại bùng phát.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận nhan đề: Tư duy chiến dịch

Nếu coi đẩy lùi xe quá tải nói riêng và các vi phạm gây mất trật tự, an toàn giao thông là một cuộc chiến, thì sự xuất hiện các chiến dịch là hết sức bình thường, như các chiến dịch tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chiến dịch đẩy lùi vi phạm ma túy, nồng độ cồn, chiến dịch kiểm soát tốc độ, v.v.. Đó là cách, một mặt khẳng định quyết tâm của lực lượng chức năng, mặt khác để truyền thông điệp tới cộng đồng, răn đe vi phạm.

Sức mạnh tổng lực của nhiều binh chủng, nhiều lực lượng cùng hợp đồng tác chiến luôn là điều kiện không thể thiếu làm nên thành công cho mỗi chiến dịch. Dưới các kế hoạch phối hợp liên ngành, chiến dịch ngăn xe quá tải đã rất hiệu quả trong những năm đầu tiên, khi CSGT, thanh tra giao thông và chính quyền địa phương cùng vào cuộc.

Nhưng sự khi kế hoạch chung không còn, thì nguy cơ tái bùng phát nạn quá khổ quá tải đang ngày càng rõ nét. Xe quá tải có dấu hiệu hoành hành ngay các đô thị lớn, ở các tuyến đê, đường vành đai, gây bức xúc và lo ngại.

Có hai vấn đề lớn cần xác lập rõ trong câu chuyện này:

Trước hết là trách nhiệm kiểm soát xe quá tải được giao đã đủ cụ thể hay chưa? Nếu xác định là việc chính của ngành giao thông, thì những khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm trực tiếp sẽ như thế nào? Móng tay nào đủ “nhọn” để hóa giải sự cù cưa của các tài xế không hợp tác với yêu cầu kiểm tra?

Mà nếu không dựa chủ yếu vào sức người như bây giờ, thì nguồn lực đầu tư lắp đặt, vận hành, khai thác và xử lý dữ liệu của hệ thống cân tự động sẽ đến từ đâu? Vai trò, phạm vi của lực lượng CSGT sẽ như thế nào trong nhiệm vụ kiểm soát tải trọng? Thiếu một sự phân định rõ ràng và ràng buộc trách nhiệm cụ thể, sẽ khó cho cả hai ngành trong tổ chức triển khai, đồng thời tạo kẽ hở cho xe quá tải hoành hành.

Thứ hai là vấn đề tư duy chiến dịch. Cuộc chiến dù trường kỳ, cam go nhưng không thể cứ mãi triền miên. Với xe quá tải, cuộc chiến đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước, với số chiến dịch lớn nhỏ cũng đếm trên hai bàn tay. Nhưng trong mỗi “trận đánh” đó, giảm bao nhiêu % vi phạm? Kết quả đạt được đến đâu so với mục tiêu? Điều này cần đánh giá kịp thời và sát thực hơn.

Xe quá tải không phải là Covid để tìm cách sống chung, cũng không phải là lực lượng đối lập để ít nhiều cân nhắc thỏa hiệp, mà chỉ có thể là “kẻ thù” của an toàn giao thông, cần kiên quyết loại bỏ.

Thực tế, “kẻ thù” đã được nhận diện, đã từng bị đẩy lùi khá sâu, nhưng khi ta sơ hở, thế trận lại có lúc giằng co, thiếu bền vững. Và nếu không có một cuộc “tổng tiến công” thực sự, thì vẫn chưa biết ngày nào vấn nạn quá khổ quá tải mới có thể dẹp yên.

Sự chủ động của mỗi ngành, mỗi địa phương trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình là đương nhiên. Binh chủng “công nghệ” đang ngày càng tham gia đắc lực để giảm sức người, tăng độ lợi hại, như các cân tự động trên đường 5.

Nhưng vẫn không thể thiếu vai trò Tổng chỉ huy, thống lĩnh các lực lượng để triển khai hiệu quả theo một kế hoạch tác chiến thống nhất, thay vì sự rời rạc như những gì thể hiện thời gian qua./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Hằng năm, vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 lại diễn ra sự kiện Giờ Trái Đất. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động hưởng ứng đã diễn ra nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích việc bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện trở thành thói quen của mọi người dân thì cần nhiều giải pháp hơn nữa.

// //