Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khi nguồn nước cho nông nghiệp gánh đủ loại ô nhiễm

Phóng viên - 27/11/2021 | 20:50 (GTM + 7)

Nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2004 - 2020 đóng góp trung bình 33,54% GDP nông nghiệp cả nước và 30% GDP chung của vùng. Nhưng ở một góc độ khác, việc sản xuất nông nghiệp theo tập quán lâu đời đã và đang gây ra những mối đe dọa cho môi trường, nhất là ô nhi

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Là khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đời sống sinh hoạt của người dân vùng ĐBSCL từ bao đời nay cũng gắn liền với những dòng sông, bến nước. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, với bà con vùng nông thôn, dòng sông đã không còn “hiền hòa” như trước.

Bởi dù nước lớn hay ròng thì sông cũng đục ngầu và rác thải cứ theo các kênh mương nội đồng mà chảy ra sông. Chưa kể có những con kênh quanh năm tình trạng rác thải ứ đọng, nước bốc mùi hôi thối. Bà con chia sẻ:

'Lớp nào lò bún, lò kem, lò heo xả thải ra. Bây giờ bức xúc nhất là mùi hôi thối chịu không nổi, ô nhiễm môi trường. Cái thứ hai là nước sinh hoạt, người dân muốn tưới tiêu mà đâu có nước. Nhà tôi muốn tưới  vào vườn thanh long mà đâu có nước tưới đâu, phải chờ trời mưa mà không có mưa thì chịu.

'Có cái mương mà nghèo quá không có tiền mua cá nuôi nên cứ thải đó rồi nó ra theo đường mương. Nước dưới sông mình đem lên mình xả lại xài nhưng mà vụ này là nước thúi lắm. Cũng phải chịu...'

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, bên cạnh thói quen sinh hoạt thì các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước nông thôn.

Theo số liệu ước tính của Viện Môi trường Nông nghiệp (2020) dựa trên nguồn số liệu thống kê và điều tra một số tỉnh ở nước ta cho thấy, lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi bao gồm phân rắn, thức ăn thừa, chất độn chuồng ước tính là 60,18 triệu tấn, gồm 34 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi bò, 10 triệu tấn từ chăn nuôi gia cầm, 7,6 triệu tấn từ chăn nuôi heo. Còn theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2018, tổng lượng nước thải phát sinh lên đến 6,66 triệu m3/ngày.

Tương tự, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tình trạng ô nhiễm môi trường nước cũng diễn ra, chủ yếu do các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi.

Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý hiệu quả. 

Không chỉ do chăn nuôi, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học vô tội vạ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau, như nước mưa chảy tràn qua các kho chứa đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quăng xuống ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất...

Đáng chú ý, khu vực ĐBSCL lại có tỷ lệ trung bình sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn trung bình cả nước từ 30% đến 42%.

Nếu trung bình cả nước chỉ sử dụng hơn 700 kg phân bón/ha thì khu vực này sử dụng đến hơn 1 tấn. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết: 'Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học là 18%, so với các nước trong khu vực tỷ lệ này là cao nhưng thực tế áp dụng trong sản xuất thì vẫn còn hạn chế. Cục đang phối hợp với các địa phương thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên cơ sở mô hình các địa phương và doanh nghiệp'.

Một lượng khổng lồ phân bón tồn dư trong đất khi cây trồng không hấp thụ hết. Ảnh: LHV

Một trong những giải pháp để hạn chế sự ô nhiêm nguồn nước từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đó là chuyển đổi và áp dụng công nghệ canh tác, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản tiết kiệm; và sử dụng hợp lý nguồn nước để giảm tối đa lượng nước thải bị ô nhiễm cần phải xử lý và kiểm soát chặt chẽ đối với nguồn nước có nguy cơ gây lan truyền ô nhiễm cao.

Bên cạnh đó là tiết giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như khuyến khích phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học; tổ chức tập huấn cho cả nông dân và đại lý bán hàng về kiến thức liên quan đến sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, thuốc BVTV.

Đồng thời, nhân rộng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ thực chất, sáng tạo để nông dân cho thể học tập, dễ áp dụng. Bà Nguyễn Bạch Tuyết- Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam nêu ý kiến: 'Vấn đề thuốc bảo vệ thực vật là liên quan đến môi trường mà việc này không phải chỉ của riêng Việt Nam mà cả toàn cầu. Vì vậy quan tâm đến chất lượng sản phẩm phải là vấn đề hàng đầu.

Làm thế nào đưa đến bà con nông dân ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng làm thế nào để tạo điều kiện bà con nông dân và đấy là cái mục tiêu định hướng tương lai mà doanh nghiệp đã và đang hướng tới'.

Thực tế cho thấy, với lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình là gần 6,3 kg/ha gieo trồng, cao hơn 40% so với trung bình cả nước, trạng này đang khiến vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm đất, nước… Bên cạnh đó, còn làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //