Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hơn 10 năm vẫn loay hoay các giải pháp cho dòng sông chết

Phóng viên - 15/07/2019 | 16:09 (GTM + 7)

TP. Hà Nội đã có nhiều dự án cải thiện chất lượng ô nhiễm tại 1 số con sông nhưng cho đến nay, tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện. Vậy, cần làm gì để “sống lại” những dòng sông chết hiện nay?

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện của TP. Hà Nội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thực trạng các dòng bị ô nhiễm diễn ra từ nhiều năm nay và hàng vạn hộ dân sống dọc 2 bên sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đã phải chịu đựng mùi hôi khó chịu từ sông bốc lên.

Một số người dân phản ánh:

“Sông Nhuệ này ô nhiễm có nguồn thải từ nhà máy nhựa ở trên Trung Văn. Ỏ trên Trung văn làm đồ nhựa phế liệu, toàn làm chảy nhựa ra sông Nhuệ Đến cuối Tháng 12 năm ngoái thải có bọt trắng dọc dài luôn. Ở đây, mọi người độ tháng 2, trẻ con hay bị ốm. Mùa tháng 2 và tháng 10, mùa hanh kho, mùi sông Nhuệ sẽ xông lên.  Những hộ gia đình sống ven sông rác thải và hố tự ngoại sẽ xả trực tiếp ra sông”.

“Nhà tôi ở đây hơn 20 năm thực sự tình trạng ô nhiễm rất báo động. Mình thấy nhà dân xung quanh thường xuyên vứt rác thải ra sông. Đặc biệt vào mùa hè  mùi rất nồng nặc khó chịu. Vẫn có một số hoạt động xử lý cho nhân viên vớt rác lên với dụng cụ thô sơ, tần suất chưa được dày đặc và triệt để nên cũng không thấm vào đâu so với lượng rác vứt ra sông”.

TS Phạm Tuấn Hưng – Giảng viên Khoa Cấp thoát nước- Đại học Xây dựng  ghi nhận những nỗ lực của thành phố Hà Nội trong việc cải thiện chất lượng các con sông bằng nhiều giải pháp bao gồm cả những giải pháp truyền thống như xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và các giải pháp thử nghiệm như áp dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ Nhật Bản và công nghệ Đức.

Tuy nhiên, TS Phạm Tuấn Hưng cho rằng, việc áp dụng những công nghệ thử nghiệm này, mặc dù ban đầu có thể có những chuyển biến nhưng sau một thời gian tình trạng ô nhiễm sẽ quay trở lại thời kỳ trước khi áp dụng những giải pháp đó:

“Theo tôi đánh giá, là những giải pháp áp dụng cho phần ngọn chứ không phải áp dụng cho phần gốc. Nếu chúng ta chỉ đưa hóa chất hoặc một số thiết bị xuống để xử lý ở ngay tại trong lòng con sông trong khi chất thải vẫn tiếp tục đổ vào trong lòng con sông thì việc đó khó có thể mang lại hiệu quả tích cực được đặc biệt về lâu về dài”.

Thạc sỹ Đào Nhật Đình- Chuyên gia Tư vấn độc lập về kĩ thuật môi trường cho rằng công nghệ xử lý nước Nano-Biorector áp dụng tại một đoạn sông Tô Lịch đã xử lý được một lượng lớn bùn hữu cơ. Tuy nhiên, công nghệ này rất đắt đỏ nếu áp dụng để cải thiện chất lượng nước cho toàn bộ sông.

“Phương pháp của Nhật nếu mà có nhiều tiền áp dụng cho toàn bộ sông nhưng mà rất nhiều tiền và Hà Nội chắc chắn không có thì có thể cải thiện được chất lượng nước và phân hủy được bùn hữu cơ”.

Bên cạnh những giải pháp sử dụng công nghệ thử nghiệm, Công ty TNHH 1 thành viên cấp thoát nước trước đây cũng đưa một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước của sông Tô Lịch nói riêng và các sông khác nói chung. Ông Bùi Ngọc Uyên - Phó Trưởng phòng Đối ngoại truyền thông (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) cho biết:

“Giải pháp cho sông Tô Lịch có 2 phần. Một phần là có dự án thu gom nước thải ở cống dọc 2 bên các dòng sông về nhà máy xử lý nước thải. Một phần là lấy nước sông Hồng để làm dòng chảy của sông. Trong lúc chưa xây dựng xong hệ thống, vẫn có thể bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch để giảm ô nhiễm”.

Thực tế cho thấy, ngày 9/7 vừa qua, Công ty TNHH 1 thành viên thoát nước Hà Nội, để đảm bảo an toàn hồ chứa đã tiến hành mở cửa xả cống Hồ Tây A đưa nước vào sông Tô Lịch và tình trạng ô nhiễm của dòng sông đã được cải thiện đáng kể, nước đã trở nên xanh hơn và không còn bốc mùi hôi thối.

Năm 2016, thành phố Hà Nội đã khởi công xây dựng một số dự án nhà máy xử lý nước thải và xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải dọc các sông, tuy nhiên đến nay quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Đơn cử như dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá tại xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì với tổng vốn đầu tư trên 16.300 tỷ đồng theo kế hoạch sẽ đưa vào hoạt động vào tháng 10/2019, nhưng đến nay khu vực dự kiến xây dựng nhà máy vẫn là bãi đất trống.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến Hà Nội vẫn “loay hoay” trong việc  cải thiện chất lượng ô nhiễm của các dòng sông trong suốt 10 năm nay là do còn lúng túng trong việc lựa chọn giải pháp do chưa có một quy hoạch, kế hoạch thực hiện rõ ràng. 

Bên cạnh đó, Hà Nội chưa có một cơ quan chuyên trách để thực hiện việc giải quyết ô nhiễm của các con sông. Trả lời báo chí, TS. Trần Hồng Côn cho rằng Hà Nội đang tắc trách và chưa quyết liệt xử lý tình trạng ô nhiễm, chưa đầu tư thời gian, công sức một cách tương xứng cho sông Tô Lịch.

GS-TSKH Lê Huy Bá – Giảng viên trường  ĐH Công nghiệp và thực phẩm chia sẻ để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm của các dòng sông trong đô thị là phải xây dựng được hệ thống thu gom nước thải dọc các sông, mặc dù TP.HCM đã thực hiện thành công trong việc xử lý tình trạng ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè nhiều năm trước, song dự án này hiện vẫn đang có một số hạn chế:

“Từ cửa xả, đặt bơm khủng để đưa ra sông Sài Gòn. Sai lâm của Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè là chưa xử lý được cục bộ mà dùng bơm để đưa nước thải ra pha loãng ở sông Sài Gòn. Vì hơn 10 năm nay không có nhà máy xử lý nước thải, vì thực chất là chuyển nước thải từ cục bộ sang hạ lưu”. 

Từ bài học của Tp.HCM, GS-TSKH Lê Huy Bá cho rằng, các đô thị cần phải thực hiện giải pháp tách nước thải và nước mưa và xử lý ô nhiễm cục bộ tại các sông, hồ, trước khi đưa vào nhà máy xử lý nước thải. 

Một số chuyên gia cho rằng, kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, việc kiểm soát và xử lý tốt nguồn nước thải sẽ làm giảm bớt ô nhiễm sông, hồ trong thành phố. 

Bởi vậy, chính quyền các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng, cần nhìn nhận đó là vấn lâu dài và bắt buộc phải thực hiện từng bước, nhưng phải thực hiện đến cùng. Sau khi đẩy nhanh xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, có thể huy động nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải dọc các sông, và đồng thời sử dụng những công nghệ, phương pháp xử lý ô nhiễm hiện đại để có thể cải thiện chất lượng nước của các sông.

Hơn 1 thập kỷ trôi qua, dù Hà Nội đã nỗ lực và đầu tư cải tạo những dòng sông ô nhiễm nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả

Mặc dù Hà Nội đã có nhiều nỗ lực và đầu tư không hề nhỏ để cải tạo những dòng sông bị ô nhiễm. Tuy nhiên hơn 1 thập kỷ trôi qua vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. 

“Dòng sông phải sống” (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOVGT)

Một người suy dinh dưỡng sẽ không thể chữa trị bằng bôi thuốc ngoài da. Một dòng sông mất nguồn sống không thể phục hồi bằng việc khử mùi hôi. Phương pháp cứu lại những dòng sông chết ở Hà Nội bằng cách điều trị tại ngọn sẽ không thể thành công. Để một dòng sông sống, nó cần có nguồn sống.

Nguồn sống của sông Tô Lịch, hay Kim Ngưu ở Hà Nội hiện nay được cung cấp bởi nước mưa, và nước thải sinh hoạt. Lượng nước mưa trong thành phố không nhiều, và phần lớn thẩm thấu bề mặt, nước thải sinh hoạt mới là nguồn chính, nên thực chất, từ lâu Tô Lịch, hay Kim Ngưu đã là cống thải chứ không còn là sông. 

Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng nên biến các dòng sông này thành cống hộp, thực ra việc này đã được thực hiện ở nhiều đoạn sông. Điều đó cũng có nghĩa thừa nhận các dòng sông đã chết hẳn, và việc làm cống hộp là một hành động đóng ván thiên cho chúng.

Nhưng, liệu có đúng đắn không khi cho rằng đã hết cách chữa trị cho các dòng sông? Chắc chắn là không, bởi các dòng sông hoàn toàn có thể đột nhiên được sinh ra từ một biến động địa chất, tức là nó có thể hình thành như một thực thể sống bất cứ khi nào có dòng chảy xuất hiện. Nguyên lý để hình thành một thực thể sông ngòi là nguồn nước để biến nó thành dòng chảy, và nuôi sống các loài động, thực vật thủy sinh trong dòng chảy đó.

Xa xưa, các dòng sông trong thành phố được cấp nước từ sông hồng, được điều tiết bởi hệ thống hồ đầm dày đặc của Hà Nội, được thanh lọc bằng hệ sinh thái tự nhiên đôi bờ, và trong các hồ đầm. 

Nhưng từ lâu, nước sông hồng không được đưa vào Hồ Tây, không được đưa vào hệ thống sông ngòi nội thành, đã từ lâu, một loạt hồ đầm ở Hà Nội bị san lấp, hoặc bị kè bê tông khiến toàn bộ hệ thực vật thủy sinh bị tiêu diệt. Những dòng sông nội thành không tự chết, chúng bị bức tử để chỉ còn tồn tại dưới dạng một hệ thống cống hở khổng lồ.

Nhưng những dòng sông chết ấy vẫn còn nguyên cơ hội hồi sinh, bởi sông hồng vẫn chảy. Khi dòng sông mẹ vẫn còn mang nước từ thượng nguồn đi qua thành phố, nó vẫn có thể nuôi dưỡng những chi lưu. Nếu thực sự muốn cứu những dòng sông nội thành, việc đầu tiên cần làm là đưa nước sông hồng vào, thông qua một hệ thống trạm bơm để đảm bảo duy trì dòng chảy. Tiếp theo là xây dựng hệ thống thu gom nước thải toàn thành phố, xử lý trước khi hòa vào dòng chảy của sông.

Về lâu dài, để duy trì sự sống thực sự của các dòng sông, thành phố cần trả lại cho nó đôi bờ, nơi mà các loài thực vật thủy sinh có thể sống, để dòng sông tự làm sạch mình. Chỉ có như vậy, khi dòng sông trở lại là một thực thể sống, nó mới trở thành một dòng sông sống.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //