Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Học trực tuyến mùa 2, vẫn 'vướng' vì sử dụng phần mềm miễn phí

Phóng viên - 25/02/2021 | 6:06 (GTM + 7)

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ ngày 17/2, nhiều địa phương đã cho học sinh học trực tuyến. Đây là năm thứ 2 các trường triển khai hình thức học online; đã được các nhà trường và gia đình chuẩn bị như thế nào? Có sự thay đổi gì so với năm h

Nhiều phụ huynh cho biết, việc chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ cho việc học online của các con cũng là một trở ngại đáng kể, nhất là đối với những gia đình đông con, hoặc có con em học cùng chung khung giờ (Ảnh: Vietnamnet)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chị Nguyễn Thị Yến, ở huyện Đan Phượng, Hà Nội khá hài lòng với việc học trực tuyến của cậu con trai hiện đang học lớp 4.

Theo chị Yến, năm nay nhà trường và giáo viên nơi con chị theo học, đã có sự chủ động hợp trong việc lên kế hoạch học tập và giảng dạy online, như gửi clip về buổi học, tài liệu về bài học cho phụ huynh sau mỗi buổi học, các gia đình cũng nhanh chóng chuẩn bị phương tiện học tập cho con cái ngay khi thành phố có thông báo cho học sinh học online ngay khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán: 

"Em thấy năm ngoái thì mọi người còn phải chuẩn bị cam, các thứ nhưng đến năm nay thì không thấy ai nói gì. Trước đây, học hay bị out ra nhưng năm nay cô cho ID này, con em không bị out, chỉ bảo giật giật một tý thôi nhưng không vấn đề gì".

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng may mắn như nhà chi Yến. Nhiều phụ huynh cho biết, việc chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ cho việc học online của các con cũng là một trở ngại đáng kể, nhất là đối với những gia đình đông con, hoặc có con em học cùng chung khung giờ.

Nhiều phụ huynh buộc phải nhường thiết bị để phục vụ cho việc học tập của các con. Đơn cử như gia đình chị Ngyễn Thị Huyền, ở Hà Nội có tới 3 con đang theo học cấp 2 và 3.

Chị Huyền không tránh khỏi băn khoăn khi nói về tính hiệu quả của hình thức học trực tuyến: 

"Nhà mình phải 2 bạn phải sử dụng chung một máy tính, một bạn sử dụng điện thoại. Học không hiệu quả, đang học lại phân ra ngoài văng ra ngoài, có đứa nói chuyện riêng, có đứa có thể tắt màn hình đi để nó làm việc riêng. Vấn đề là cứ ngồi học online từ sáng đến trưa cứ dán mắt vào cái máy tính hiệu quả đến đâu chưa biết nhưng mắt ngày càng cận".

Trong khi một bộ phận phụ huynh cảm thấy khá yên tâm về sự tự giác, tập trung của con em mình khi học trực tuyến, thì có không ít phụ huynh lại cảm thấy áp lực vì phải ngồi kèm con học mỗi tối sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Đặc biệt đối với những học sinh lớp 1, lần đầu tiếp cận phương thức học online. Chị Hồng Vân, ở quận Thanh Xuân, bày tỏ:

"Cô giáo tạo điều kiện học tối vì bố mẹ phải kèm. Trong quá trình cô dậy, các con không tự viết được bài như lớp 2 lớp 3. Về nhà bố mẹ phải thay cô giáo đọc cho con chép lại chứ qua online thì không thể nào chép được. Vì đã có những bạn cứ bật mic ảnh hưởng các bạn khác".

Cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên cấp 2 trường THCS Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội cho biết, trong năm học COVID thứ hai, tình trạng học sinh chưa biết sử dụng các phần mềm, hoặc lơ là, chểnh mảng trong quá trình học đã cơ bản được khắc phục.

Nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh cũng đã có sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong việc kiểm soát, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh:

"Nhà trường hỗ trợ cho cả giáo viên và học sinh phần mềm hỗ trợ học không giới hạn thời gian. Giáo viên, phụ huynh sử dụng triệt để hơn thì phần mềm. Ví dụ như tạo các hoạt động nhóm hoặc là  tương tác trực tiếp giáo viên- học sinh hoặc giáo viên -phụ huynh để tạo một cái kết quả tốt nhất".

Ngay khi nhận được chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho phép học sinh học toàn thành phố Hà Nội trực tuyến, Ban giám hiệu trường THCS Chúc Sơn, chuyện Chương Mỹ đã nhanh chóng triển khai hình thức học trực tuyến.

Nhờ được tập huấn và đào tạo từ năm học trước, nên nhà trường đã có thể triển khai việc học trực tuyến theo thời khóa biểu vào buổi sáng và buổi chiều hàng ngày ngay từ ngày 17/2 và đến nay 100% các em học sinh đều tham gia hình thức học này.

Tuy nhiên, cô Phạm Thị Hương- Hiệu trưởng THCS Chúc Sơn vẫn còn nhiều trăn trở khi nhà trường chưa tìm được một phần mềm học trực tuyến ổn định thay vì phải sử dụng mềm zoom miễn phí: 

"Thỉnh thoảng khoảng 30 phút hoặc là 15 phút có thể học sinh bị out ra ngoài, mất thời gian. Chính vì thế, nhà trường phải bố trí thời gian 1 tiết học kéo dài ra 1 tiếng để giảm trừ những trục trặc kỹ thuật hay trừ thời gian điểm danh. Chúng tôi mong muốn được các cấp lãnh đạo quan tâm, tăng cường cơ sở vật chất, được giới thiệu một phần mềm nào đó nó có sự ổn định và đảm bảo cho việc dạy học, kể cả nhà trường phải chi phí một phần về kinh phí, điều kiện để mua phần mềm này".

Cô Nguyễn Thị Thúy Minh- Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ, Hà Nội tự tin khẳng định, chất lượng dạy và học trực tuyến của giáo viên học sinh trường tiểu học Đông Thái đã có nhiều cải thiện so với năm trước.

Các thầy cô đầu tư nhiều hơn về chất lượng bài giảng, với hình ảnh sinh động, tuy nhiên, tốc độ đường truyền internet cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả học tập. Cô Minh chia sẻ:

"Đường truyền cũng là một phần ảnh hưởng đến tiết dạy, âm thanh nghe không rõ. Một số giáo viên đường truyền tốt có thể dạy tại nhà còn những giáo viên đường truyền không tốt có thể đến trường để dạy. Chúng tôi cũng mong muốn được đầu tư hơn nữa về tốc độ đường truyền để làm sao tốc độ internet tại các nhà trường".

Với mong muốn tất cả các em học sinh đều có cơ hội bình đẳng trong học trực tuyến, giáo viên và Ban Giám hiệu trường Tiểu học Hương Sơn C, huyện Mỹ Đức đã đến tận nhà các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng núi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em, đến các nhà bạn gần đó để cùng nhau học tập.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát chất lượng dạy và học online thông qua việc điểm danh trực tuyến, giao phiếu bài tập, chấm và chữa bài qua zalo cho học sinh.

Ban giám hiệu của nhiều trường cũng thường xuyên tham gia vào các tiết giảng online và yêu cầu giáo viên chụp ảnh màn hình các buổi học báo cáo hàng ngày. 

Mặc dù, các nhà trường chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến trong thời gian gấp gáp nhưng với kinh nghiệm đã được triển khai trước đó, nên nề nếp học tập của các em học sinh vẫn được duy trì, việc kiểm soát chất lượng giảng dạy cũng được thực hiện thường xuyên.

Điều này cho thấy những nỗ lực của ngành giáo dục khi làm mọi cách để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” trong điều kiện dịch bệnh hiện này.

Học trực tuyến mùa covid thứ hai tiếp tục cho thấy vẫn còn độ vênh khá lớn giữa nhu cầu của học sinh và mong muốn của phụ huynh, giữa mức độ sẵn sàng của trẻ em với khả năng đáp ứng của các nhà trường (Ảnh: Cafebiz)

Phương thức học trực tuyến mặc dù là phương án “đóng thế” trong thời gian xảy ra dịch bệnh, mặc dù có thể làm đảo lộn ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy thông thường nhưng đó lại là cú huých để các thầy cô đầu tư, đổi mới hơn vào chất lượng bài giảng, phương pháp giảng dạy, giúp các em học sinh phát huy tính tự chủ trong học tập, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.

Hình thức học trực tuyến này hoàn toàn có thể trở thành một hình thức học hiệu quả tồn tại song song với hình thức học truyền thống nếu như các nhà trường, giáo viên và phụ huynh nhìn nhận được những điểm tích cực.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: Bao giờ thôi “ngày hai buổi đến trường”?

Mùa thứ hai triển khai học tập từ xa để phòng chống dịch bệnh, điểm khác biệt dễ thấy là lần này ngành giáo dục các địa phương đã có sự chủ động cao hơn, không bị động theo diễn biến tình hình.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, phương thức học trực tuyến cũng được khởi động lại gần như ngay lập tức để phòng chống dịch bệnh, và thực hiện ngay với học sinh lớp 1.

Học trực tuyến lần này, tiếp tục giúp nhà trường và các bậc cha mẹ thấy rõ thêm nhiều điều mà nếu cứ đều đặn ngày hai buổi đến trường, chúng ta khó có cơ hội nhận ra.

Cùng một điều kiện học tập, cùng một độ tuổi, không ít học sinh lớp một đã tự chủ buổi học, chỉ cần người lớn hỗ trợ  xử lý trục trặc kỹ thuật. Nhưng vẫn có những gia đình phải kèm con từ đầu tới cuối.

Cùng một hình thức học, có lúc trẻ chú ý nhiều hơn, có khi chúng ngọ nguậy và tranh thủ làm việc riêng, vì mức độ hấp dẫn khác nhau của mỗi bài giảng.

Tạm không bàn đến yếu tố thời gian, cơ sở vật chất ở mỗi địa phương, một điều rất đáng chú ý là đa phần phụ huynh ở đô thị - nơi có điều kiện thuận lợi, vẫn thấy lo lắng, bất cập, thấy tạm bợ với hình thức học tập trực tuyến.

Lý do chính, họ cho rằng kém hiệu quả và không quản được con. Họ cũng không biết làm gì với quãng thời gian trống còn lại của lũ trẻ, khi mà trước đây, vốn nhờ cậy nhà trường.

Nhưng nếu có một khảo sát với quy mô đủ lớn để ghi nhận ý kiến học sinh, thì tỉ lệ trẻ em yêu thích phương thức này, hẳn cũng không ít. Vì chúng vốn bị cuốn hút bởi những hình họa, hiệu ứng sinh động từ bài giảng điện tử hơn là phải ngồi hàng giờ trên lớp để nghe những điều có thể đã biết từ lâu.

Chúng cũng sẵn sàng bị cuốn hút bởi những vấn đề được tranh luận, được “cãi” nhiều hơn thay vì răm rắp theo những lịch trình lặp đi lặp lại.

Rõ ràng, học trực tuyến mùa COVID thứ hai tiếp tục cho thấy vẫn còn độ vênh khá lớn giữa nhu cầu của học sinh và mong muốn của phụ huynh, giữa mức độ sẵn sàng của trẻ em với khả năng đáp ứng của các nhà trường.

Mặc dù một năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trang bị kỹ năng giảng dạy trực tuyến cho giáo viên, nhưng phương pháp xây dựng giáo án điện tử, phương thức giao tiếp online, tiến độ bài giảng, sự cô đọng và chắt lọc các nội dung, sự tinh gọn của chương trình… hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa, nếu các nhà trường có điều kiện và thực sự đầu tư.

Còn với sự sẵn sàng của cha mẹ, thì rất nhiều năm sau, tâm lý e ngại với học trực tuyến có thể vẫn còn, nếu như phương pháp nuôi dạy trẻ chưa chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng tự lập từ sớm.

Chưa tự giác, chưa có trách nhiệm với việc học của mình, phải chăng vì lâu nay các con đã quen với sự kèm cặp quá sát sao, được nhắc hộ việc, được quản lý hộ thời gian từng ly từng tý?

Trẻ em thích ứng nhanh hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Và phương thức học tập nào cũng luôn lấy người học làm trung tâm, lấy sự hứng thú và tiến bộ của trò là thước đo hiệu quả.

Xác định phương châm đó, và coi học tập từ xa (trong đó có học trực tuyến) là một trong những hình thức song song, tiến hành xen kẽ với học tập truyền thống để không ngừng cải thiện chất lượng giáo dục, đó mới là cách ứng xử phù hợp, thay vì chỉ coi đây là cách học tạm, trong lúc chờ bệnh dịch đi qua. 

Sự sẵn sàng của hạ tầng kỹ thuật sẽ chẳng ý nghĩa gì, một khi tâm thế còn do dự.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

// //