Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Học sinh nghỉ hè trong tâm bão COVID-19 và nỗi lo thiếu sân chơi

Phóng viên - 01/06/2021 | 14:29 (GTM + 7)

Việc các địa phương cho học sinh nghỉ hè sớm giúp các em tránh được những nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, nhưng lại cũng là nỗi lo của cha mẹ, khi hè này, không biết cho con sinh hoạt hè ở đâu?

Và nếu không được tham gia sinh hoạt hè thì thời gian rảnh rỗi ở nhà con sẽ làm gì? Bố mẹ cũng không thể nghỉ làm ở nhà để chơi với con suốt 3 tháng hè…


Dịch bệnh COVID-19 đã kéo dài hơn 2 năm, và hè này là mùa hè thứ 2, học sinh sinh viên cả nước phải nghỉ hè sớm trong tâm trạng lo lắng trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thông thường, vào mỗi dịp nghỉ hè, phụ huynh học sinh ở thành phố thường tìm các lớp rèn luyện kỹ năng sống để đăng ký cho con tham gia. Vừa giúp con có những hoạt động hè bổ ích, vừa đỡ phải lo lắng việc con ở nhà một mình không có người chăm sóc trong những ngày hè dài đằng đẵng.

Tuy nhiên, năm nay, rất khó để phụ huynh học sinh đăng ký cho con theo học những khoá học này bởi ảnh hưởng của dịch bệnh  COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Chúng tôi đã liên hệ với một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội chuyên tổ chức các khoá trại hè đào tạo kỹ năng sống cho trẻ thì đều nhận được câu trả lời các khoá học đều phải hoãn vì dịch bệnh và phải chờ thành phố có thông báo chính thức.

 Học sinh nghỉ hè trong tâm bão dịch Covid cũng là nỗi lo của cha mẹ khi con thiếu sân chơi

Chị Hạnh – nhân viên một trung tâm học kỳ quân đội, chuyên tổ chức các khoá học kỹ năng sống như trong môi trường quân đội cho các em học sinh dịp nghỉ hè cho biết: Nếu như gia đình vẫn muốn con tham gia thì khi nào có thông báo chính thức, chúng tôi sẽ thông báo tới phụ huynh học sinh để phụ huynh cân nhắc đăng ký cho con tham gia…

Là một trong những ngôi trường nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội, được nhiều phụ huynh mong muốn gửi gắm con tham gia sinh hoạt hè ở đây, hằng năm, trường Spring Hill đều phải đóng đăng ký sớm vì quá tải, nhưng năm nay các hoạt động hè đều phải dừng lại vì dịch bệnh. Chị Đoan – Quản lý tại trường này tỏ ra tiếc nuối: Chúng tôi cũng rất mong muốn cho các con đến trường để sinh hoạt hè… hy vọng rằng sẽ hết giãn cách sớm để chúng tôi tổ chức các khoá sinh hoạt hè cho các con…

Chị Thu ở Long Biên, Hà Nội cho biết, năm nào nghỉ hè gia đình chị cũng tìm lớp học hè cho con tham gia, năm nay ngay từ đầu học kỳ 2 khi dịch bệnh được kiếm soát, chị đã đăng ký 1 khoá học dài khoảng 1 tháng cho con nhưng đúng đến giai đoạn gần kết thúc học kỳ và nghỉ hè thì dịch bệnh bùng phát, con phải học online ở nhà và các khoá học đều bị hoãn lại: "Mọi năm nghỉ hè thì mình thường đăng ký cho con 1-2 khoá trại hè cho con thêm kỹ năng sống và cũng để cho con đỡ buồn vì nghỉ hè lâu quá. Năm nay đúng kỳ nghỉ lại có dịch COVID-19, nên giờ không biết phải làm thế nào, để con ở nhà thì không yên tâm, mà công việc của 2 vợ chồng lại không thể nghỉ được…"

Có lẽ hơn 2 năm học vừa qua là quãng thời gian không thể nào quên được của học sinh cả nước, khi các em liên tục phải chuyển sang trạng thái học online tại nhà vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Việc học tại nhà mặc dù giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho học sinh, giúp các em an toàn hơn nhưng xét về yếu tố tâm lý, hành vi các em sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuổi học sinh ngoài việc học hành, các em cần có không gian vui chơi, cần có những giao tiếp với bạn bè để phát triển tâm sinh lý. Nhưng rõ ràng trong giai đoạn này, rất khó để chúng ta tìm được môi trường sinh hoạt cộng đồng cho các con.

TS. Phạm Cao Quý – chuyên gia về văn hoá nhìn nhận: Việc học ở nhà, khiến các con không được gặp gỡ bạn bè, không được giao tiếp xã hội trong một thời gian dài, dẫn tới những ảnh hưởng tâm lý, hành vi của trẻ. Điều này cũng dễ hiểu khi phụ huynh học sinh vẫn mong muốn tìm tới các khoá học hè để con được ra ngoài, tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa…

Bài học về bùng phát dịch bệnh lần thứ tư đang diễn ra giúp chúng ta hiểu rõ hơn ai hết, tất cả mọi người đều phải chung tay, bằng hành động của mình góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Đó cũng chính là giúp cho con em chúng ta sẽ sớm được trở lại môi trường học tập, gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa; Giúp cho con phát triển trong giai đoạn cực kỳ quan trọng của cuộc đời.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: Học sinh nghỉ hè trong tâm bão Covid-19 và nỗi lo thiếu sân chơi

Cậu con trai tôi và bốn đứa anh họ của nó, ngày nào cũng nói chuyện với nhau, nhưng là qua mấy ứng dụng trên internet. Chúng cười nói vui vẻ, chơi game với nhau, nhưng đều là qua chat trên máy tính. Đã hơn 1 tháng nay mấy anh em không được gặp nhau, nhìn bên ngoài, có vẻ chúng khá hài lòng với tình trạng này, bởi ngoài giờ học online, chúng được sử dụng máy tính khá nhiều để chơi với nhau, khác với ngày thường là luôn bị cấm đoán.

Quãng đời học sinh chỉ có 12 năm, nhưng đã 2 năm nay lũ trẻ phải dành rất nhiều thời gian học online ở nhà và không biết đến bao giờ mới kết thúc những ngày tháng như vậy.

Rõ ràng, đây là điều không ai mong muốn, nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế này. Việc học online vẫn đảm bảo các em tiếp nhận đủ kiến thức để lên lớp, nhưng lại nảy sinh những vấn đề mà không bố mẹ nào mong muốn. Đó là thói quen giao tiếp, giờ đây, với một ngày học online, các em ngồi trước màn hình máy tính khoảng 6-7 giờ đồng hồ. Việc sử dụng máy tính, điện thoại trở thành thói quen mà trước đây bố mẹ thường phải hạn chế, chỉ cho phép sử dụng khi có bài tập thầy cô giao về nhà.

Ngồi lỳ trước màn hình vi tính, học xong lại xin chơi, giải trí thêm nửa tiếng, 1 tiếng nữa. vậy là 1 ngày chúng phải ngồi gần 10 tiếng đồng hồ.

Không giao tiếp với ai ngoài thầy cô trên máy tính. Những đứa trẻ sau một thời gian như vậy trở nên lầm lỳ, ít nói hơn; thậm chí cậu con trai tôi những ngày gần đây kêu bị đau lưng do phải ngồi học quá nhiều.

Đó là chưa kể thị lực giảm sút, cơ bắp trẻ đang trong thời kỳ cần vận động để phát triển lại phải nghỉ quá nhiều. Thế nên, rất dễ hiểu khi phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được tham gia vào những khoá học hè để bù đắp lại những tháng ngày con phải ngồi học trước máy tính.

Nhưng với thực tế hiện nay thì mong muốn này rất khó được đáp ứng, có lẽ ít nhất là dịp nghỉ hè này. Cha mẹ thì vẫn phải đi làm, trẻ nhỏ nghỉ hè ở nhà một mình chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường…

Mỗi khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Giáo dục Đào tạo, chính quyền địa phương đều có quyết định nhanh chóng cho học sinh nghỉ học để học online như một biện pháp an toàn, hữu hiệu nhất để phòng dịch. Các cơ quan truyền thông cũng tuyên truyền mạnh về mặt tích cực khi học online như một cách để bảo vệ con em chúng ta. Nhưng tìm mỏi mắt cũng không thấy một đơn vị liên quan nào có những kế hoạch giúp trẻ không bị “hội chứng học ở nhà”; Giúp phụ huynh học sinh giải quyết được bài toán nan giải là cân bằng giữa việc chăm sóc con cái và công việc.

Tất nhiên, trước sự phức tạp của dịch bệnh, ai cũng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch. Việt Nam hiện vẫn đang là 1 trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có những biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả và được người dân ủng hộ.

Nhưng làm cách nào để giúp các con đang tuổi cắp sách đến trường được phát triển một cách bình thường nhất thì gần như chúng ta lại có rất ít giải pháp và hướng dẫn cụ thể.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //