Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Học sinh lại bị bỏ quên trên xe: Những lời hứa gió bay?

Phóng viên - 21/09/2020 | 15:24 (GTM + 7)

Cứ sau mỗi sự cố bỏ quên học sinh trên xe, những lời hứa, kiến nghị, đề xuất lại được tung ra như một sự đảm bảo rằng, các em sẽ không bị bỏ quên. Dù vậy, một việc mà lẽ ra phải làm từ lâu, là chuẩn hóa xe chuyên chở học sinh, giúp các em cảm thấy mình th

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Học sinh Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm đi xe đưa rước. ẢNH: Website trường Đoàn Thị Điểm

Đầu tháng 9/2020, một học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) đã ngủ quên trên xe ô tô đưa đón của trường nhưng không được phát hiện. Rất may, học sinh này đã biết tự mở cửa xe vào trường trước giờ giáo viên chủ nhiệm điểm danh. Đến 17h, nhà trường mới biết sự việc và kỷ luật 2 nhân viên, thay phụ trách xe.

Vụ việc này, cùng với các sự cố bỏ quên học sinh ở Hà Nội, Bắc Ninh cách đây không lâu, tiếp tục cho thấy: Người lớn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn đưa đón học sinh. Sau mỗi sự cố, các ngành chức năng, nhà trường lại giật mình, làm cao điểm các biện pháp xử lý, dự phòng, xong sau đó, đâu lại hoàn đấy.

Liệu thực trạng học sinh bị bỏ quên đã đủ nghiêm trọng để người lớn buộc phải thay đổi một cách cơ bản các biện pháp an toàn đưa đón học sinh tới trường?

 

Là phụ huynh học sinh trường THCS Lương Thế Vinh (Hà Nội), Nguyễn Thuỳ Dương cho biết đã tìm hiểu khá rõ quy trình đưa đón trên xe nhà trường bố trí. Theo chị, do khoảng cách từ nhà tới trường khá xa nên con nhà chị phải mất 40-50 phút mới tới trường. Thời gian ngồi trên xe lâu cộng với việc dậy sớm sẽ khiến các con buồn ngủ. Vì vậy, vai trò của những người đưa đón học sinh rất quan trọng:

“Trước khi lên xe là bác lái xe rất cẩn thận, bác kiểm tra và gọi bằng loa, còn bạn nào không? Bạn ngủ gật là phải gọi hoặc quán triệt bạn bên cạnh là phải nhắc nhau. Nhìn thấy ngủ là phải bảo. Lên xe là phải nhìn nhau, thường thường đi xe tuyến trong cùng 1, 2 hay 3 tháng là phải biết nhau rồi.”

Cũng theo chị Dương, mô hình xe đưa đón học sinh là một mô hình tốt, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy vậy, trước những vụ việc đáng tiếc xảy ra vừa qua, nhà trường cần phải tăng cường các bài học về kỹ năng thoát hiểm cho trẻ:

 “Nói chung là cũng lo lắng, trẻ con còn bé thì đương nhiên kỹ năng của nó là chưa đủ. Nhà trường phải dành thời gian cho tất cả các lớp, các bạn đi xe tuyến phải được học những kỹ năng cơ bản nhất, các trang thiết bị trên ô tô. Có thể có một số gia đình có điều kiện có ô tô để con có thể đủ kỹ năng nhưng có những gia đình không đủ điều kiện có ô tô để con có được những kỹ năng như khoá cửa, còi trên ô tô. Nhà trường phải quán triệt với người đưa đón, nếu có việc kiểm tra thì làm sao có chuyện xảy ra quên”.

Mặc dù vậy, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng trước hàng loạt vụ việc để quên học sinh trên xe đưa đón:

“Xảy ra những trường hợp như thế thì mình cũng lo lắng, trường mà có xe như thế thì mình cũng không cho con đi xe buýt của trường”.

“Nhà trường cũng phải có trách nhiệm trông giữ học sinh, nhất là những người trực tiếp đưa đón trẻ”.

Các chuyên gia về giáo dục và giao thông đều khẳng định vai trò của loại hình xe đưa đón học sinh dưới dạng hợp đồng giữa nhà trường và nhà xe trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để đạt được những ưu điểm mong muốn như: hạn chế được tình trạng vi phạm các quy định về ATGT, hạn chế TNGT, đảm bảo việc đi học đúng giờ của học sinh, quản lý việc học sinh tới trường, thì việc quy chuẩn hóa xe đưa đón học sinh như mô hình xe buýt trường học tại các quốc gia phát triển là điều kiện bắt buộc.

Việc quy chuẩn hóa xe đưa đón học sinh như mô hình xe buýt trường học tại các quốc gia phát triển là điều kiện bắt buộc

Chia sẻ trong cuộc họp về sự cố bỏ quên học sinh trên xe đưa đón trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, ông Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) cho biết, gần đây trên địa bàn xảy ra 2 vụ việc tương tự. Quận đã chỉ đạo phòng Giáo dục thực hiện gắt gao một số nội dung liên quan đến tình trạng này:

“Một là các nhà trường tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của quận, thành phố và các cơ quan cấp trên. Thứ hai là tiếp tục rà soát, tăng cường quán triệt, tập huấn cho cán bộ, nhân viên lái xe trong việc thực hiện quy trình đưa đón học sinh. Thứ ba là tổ chức tập huấn đối với học sinh về kỹ năng phòng tránh.Thứ tư là tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh. Thời gian tới quận xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành và liên ngành sẽ do Phòng Giáo dục, Thanh tra giao thông, công an quận, cơ quan y tế kiểm tra, rà soát toàn diện các nhà xe liên quan.”

Trao đổi với VOV Giao thông, ông Cao Văn Hiệp – Phó Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội nêu một số bất cập của các loại xe hợp đồng vận chuyển học sinh. Cụ thể, qua kiểm tra trên địa bàn, các phương tiện loại này thường gặp lỗi vi phạm không có hợp đồng chở khách theo quy định, không niêm yết rõ ràng là xe ô tô chở khách.

Ông Cao Văn Hiệp nêu kiến nghị với các đơn vị doanh nghiệp, chủ phương tiện tham gia đưa đón học sinh:

“Thứ nhất, phải có ngành nghề, giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Thứ hai, các phương tiện phải còn niên hạn sử dụng theo quy định, được cấp phù hiệu là xe hợp đồng. Thứ ba, doanh nghiệp, HTX không được sử dụng ký hợp đồng vận chuyểnhọc sinh đưa ra ngoài chở khách, sau đó đưa phương tiện không đủ điều kiện vào thay thế để chở học sinh. Thứ tư, các doanh nghiệp, HTX phải khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, thường xuyên tuyên truyền lái xe không sử dụng rượu bia khi chở học sinh.”

Trong khi đó, TS. Trần Hữu Minh – Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia từng nhiều lần khẳng định trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có VOV Giao thông rằng, nhiều nước trên thế giới đã có quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật, màu sắc, biện pháp đảm bảo an toàn với ô tô đưa đón học sinh, tránh việc bỏ sót học sinh lại trên xe. Tuy nhiên, tiêu chuẩn với loại xe này tại Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

“Nhu cầu đưa đón học sinh, trẻ em rất chính đáng và đang tăng nhanh, đặt ra yêu cầu, thách thức mới trong công tác tổ chức, quản lý. Riêng tiêu chuẩn phương tiện, chúng ta hoàn toàn có thể hoàn thiện. Hiện đã có quy chuẩn quốc gia với xe khách, xe buýt, nhưng yêu cầu cụ thể với xe đưa đón học sinh thì chưa có”.

Nhận định về thực trạng bỏ quên học sinh trên ô tô đưa đón hiện nay, GS. Từ Sỹ Sùa, Giảng viên Cao cấp trường Đại học GTVT cho rằng, phản ứng của các cơ quan chức năng sau hàng loạt vụ “bỏ quên” học sinh trên xe là biểu hiện rõ nhất của việc “mất bò mới lo làm chuồng”, giống như việc xảy ra cây đổ trong trường học, hay việc đổ cổng trường khiến học sinh thiệt mạng. Đây chính là lỗi của những cơ quan quản lý.

“Phải có một cái quy định chặt chẽ giống là các quy định vận chuyển hành khách khác. Hiện nay thì họ thường là tranh thủ xe gần hết đát,  tiêu chuẩn kỹ thuật cũng chưa đảm bảo được để chuyển sang cự ly ngắn. Theo tôi, trong luật giao thông đường bộ sửa đổi cũng đã nhấn mạnh đến vấn đề này rồi. Song có lẽ là hơi muộn. Cái lỗi như thế là chúng ta là không sát sao, không có dự báo trước.”

Giáo sư Từ Sỹ Sùa cũng nhấn mạnh, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm đúng mực từ nhiều phía, đặc biệt là nhà trường. 

“Với nhà trường thì đây là một loại dịch vụ. Anh thuê dịch vụ đó thì phải đảm bảo chất lượng đảm bảo số lượng. Đơn vị mà làm dịch vụ hay cung cấp dịch vụ xe để đưa đón học sinh là phải nghiêm túc, phải đảm bảo quy chuẩn của xe vận tải, đối với hành khách là phải có quy định rất rõ ràng. Cần phải tăng cường phối hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ. Rồi cả phía của những người là phụ huynh, các cháu, các đoàn thể thì lúc đấy chúng ta có được một sự đồng bộ”

Ở hầu hết các quốc gia, xe buýt trường học, xe vận chuyển học sinh đều được pháp luật quy định là loại phương tiện được trang bị các tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện an toàn nhất.

Mời quý vị đến với góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Những lời hứa gió bay”.

Đã hơn 1 năm kể từ vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ở trường liên cấp Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến một bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón và thiệt mạng.

Nhà trường phó thác sự an toàn, công tác lái xe và kiểm đếm học sinh cho 2 người ngoài 50 tuổi, thiếu những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. Quy trình tiếp nhận, đưa đón học sinh của trường tưởng rất kín kẽ nhưng lại không kịp phát hiện sự vắng mặt của học sinh.

Cũng đã tròn 1 năm từ vụ bé 3 tuổi phải đi cấp cứu sau khi bị bỏ quên suốt 7 tiếng trên xe đưa đón của trường mầm non tư thục Đồ-Rê-Mí ở Bắc Ninh. Điều đáng buồn là cả 2 vụ việc, phản ứng của cơ quan chức năng phần lớn là bất ngờ.

Vị đại diện phòng giáo dục quận Cầu Giấy ấp úng cho biết, trường Gateway không phải trường quốc tế như quảng cáo từ trước đến nay. Ngay cả biển hiệu của trường, phòng giáo dục còn không quản lý nổi, thật khó để họ nắm được quy trình, tiêu chuẩn việc vận chuyển học sinh.

Trong khi đó, người viết từng hỏi trực tiếp một lãnh đạo Ban ATGT Bắc Ninh về những giải pháp cho thực trạng bỏ quên học sinh, trẻ em trên xe đưa đón, vị này chia sẻ rằng, đây chủ yếu là vấn đề hợp đồng giữa các gia đình, nhà trường với cá nhân kinh doanh vận tải nên khó rà soát. Sau đó là những giải pháp rất quen thuộc với câu mở đầu là “Chúng tôi sẽ tăng cường, sẽ nâng cao…”.

Sau 2 vụ việc, các cơ quan hữu trách đã ra nhiều văn bản thể hiện tinh thần trách nhiệm, đề xuất sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chuẩn riêng cho xe đưa đón học sinh. Thế nhưng đến nay, hiện trạng vẫn chưa có chuyển biến đáng kể.

Thử nhìn sang những quốc gia gặp sự cố tương tự để xem họ đã sửa luật ra sao khi những sinh mạng nhỏ tuổi phải lìa trần vì sự bất cẩn của người lớn?

Năm 2014, ngành giáo dục Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất ra quy định: tất cả các xe buýt trường học đều được gắn camera và cảm biến phát hiện sự hiện diện của một đứa trẻ, ngay cả sau khi động cơ đã tắt.

Một số tiểu bang của Mỹ đã luật hóa hành vi để trẻ em trong xe hơi một mình, để trẻ em ngồi hàng ghế đầu, coi đây là hành vi phạm tội, bất kể hậu quả ra sao.

Năm 2016, bang California ra một luật riêng an toan xe buýt trường học, quy định phải có nút báo ở cuối xe, khi đưa đón học sinh, lái xe phải xuống cuối xe kiểm tra và ấn vào nút này để chắc chắn không còn học sinh nào sót lại.

Năm 2006, Hàn Quốc sửa luật giao thông đường bộ, ưu tiên tuyệt đối cho xe chở trẻ mầm non và học sinh, siết chặt các điều kiện để được lái loại xe này.

Có thể nói, ở hầu hết các quốc gia, xe buýt trường học, xe vận chuyển học sinh đều được pháp luật quy định là loại phương tiện được trang bị các tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện an toàn nhất.

Ở Việt Nam, chúng ta có hẳn “Năm an toàn giao thông cho trẻ em” và nhiều chiến dịch, thông điệp tương tự.

Cứ sau mỗi sự cố bỏ quên học sinh trên xe, những lời hứa, kiến nghị, đề xuất lại được tung ra như một sự đảm bảo rằng, các em sẽ không bị bỏ quên. Dù vậy, một việc mà lẽ ra phải làm từ lâu, là chuẩn hóa xe chuyên chở học sinh, giúp các em cảm thấy mình thực sự được nhớ đến, được quan tâm, lại chưa thấy ai làm, dù người lớn từng nhắc, hứa hẹn rất nhiều lần.

Vụ việc mới nhất ở trường Đoàn Thị Điểm đã đủ thức tỉnh các nhà quản lý?

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

// //