Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hỗ trợ người gặp khó khăn: Cần nhiều hơn sự đồng lòng để không ai bị bỏ lại phía sau

Phóng viên - 03/04/2020 | 14:41 (GTM + 7)

Chủ trương giảm thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức để hỗ trợ trực tiếp cho hàng trăm ngàn lao động bị mất thu nhập vì dịch COVID-19 của lãnh đạo TP.HCM đã nhận được sự đồng thuận cao từ người dân thành phố.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Có thể nói dịch COVID-19 là đại nạn không chỉ với nước ta mà còn với cả thế giới. Kinh tế đình trệ, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn cầu phải đóng cửa, thậm chí phá sản. Kéo theo đó, hàng loạt lao động lâm cảnh mất việc, giảm thu nhập.

án bộ, công chức ở TP.HCM sẽ giảm 50% thu nhập tăng thêm để hỗ trợ cho người dân
Cán bộ, công chức ở TP.HCM sẽ giảm 50% thu nhập tăng thêm để hỗ trợ cho người dân. Ảnh: Thanh niên

Tại TP.HCM, ước tính có hơn nửa triệu lao động tại các doanh nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp, khu chế xuất phải mất việc do tác động từ dịch COVID-19. Việc duy trì cuộc sống của các lao động này đã khó nay càng khó khăn hơn.

"Công ty tôi làm may mặc, hàng hóa vải vóc chủ yếu nhập từ Trung Quốc nên không có hàng dẫn đến công việc ít nên thu nhập cũng kém, giảm rất nhiều. Tìm việc khác cũng khó do tuổi cũng cao rồi".

"Gần hết công ty chỉ còn một vài người ở văn phòng cần thiết thì họ đi làm để sắp xếp công việc. Thu nhập giảm xuống rất nhiều. Dịch thế này phải tiết kiệm nhiều thậm chí tiết kiệm nhiều hơn nữa vì mình không thể làm ra được đồng tiền như trước nữa".

Chia sẻ khó khăn với những nhóm người mất việc làm, tại phiên họp bất thường của Hội đồng nhân dân TPHCM ngày 27/3 vừa qua, 100% đại biểu Hội đồng nhân dân đã đồng ý thông qua phương án giảm một nửa thu nhập tăng thêm của toàn bộ cán bộ viên chức đang hưởng lương từ ngân sách để hỗ trợ cho người lao động mất thu nhập vì dịch COVID-19.

Dự kiến sẽ có khoảng 600.000 người lao động bị mất thu nhập sẽ được hỗ trợ với mức 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế mà người lao động bị mất việc nhưng tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2020).

Chia sẻ thêm về quyết định này, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói:

"Chúng ta đã đạt được kết quả quan trọng trong phòng chống dịch, TPHCM đã góp phần giữ vững được trận địa phòng chống dịch của cả nước. Tuy vậy, chúng ta đang bước vào thời kỳ rất đặc biệt, thời kỳ nguy cơ tăng số ca nhiễm từ 100 lên 1000 trong 10 ngày, nếu chúng ta làm thật tốt các biện pháp để không xảy ra tình trạng này thì đó là cách tốt nhất bảo vệ mình, bảo vệ thành phố và góp phần cùng cả nước. Trong lúc khó khăn mỗi người giảm tiêu dùng, sống giản đơn hơn, cực hơn một chút thì những người khác không phải lâm vào cảnh khó khăn và cùng nhau chống dịch".

án bộ, công chức ở TP.HCM sẽ giảm 50% thu nhập tăng thêm để hỗ trợ cho người dân
Chủ trương này ngay lập tức nhận được sự đồng thuận cao từ người dân thành phố. Ảnh: Người lao động

Chủ trương này ngay lập tức nhận được sự đồng thuận cao từ người dân thành phố. Dù số tiền không nhiều nhưng sự hỗ trợ kịp thời này sẽ tạo thêm niềm tin cho người lao động tiếp tục nỗ lực chống dịch

"Trong lúc này, nên đồng lòng để đoàn kết, hưởng ứng, mình chấp nhận thiệt hại một chút trong vấn đề kinh doanh để chúng ta cùng nhau chống dịch bệnh, hạn chế lây lan mức thấp nhất, để ngành chức năng người ta có điều kiện tốt nhất để dập dịch này".

"Mỗi chúng ta trong lúc này cần phải đoàn kết, quyết tâm và đồng lòng chống dịch. Tôi nghĩ là lúc này sức khỏe và nhân mạng thì quan trọng nhất nên mỗi công dân Việt Nam phải tự bảo vệ chính bản thân mình trước. Tôi tin với sự đồng lòng và quyết tâm với sự lãnh đạo của Đảng thì toàn dân Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch Covid 19".

"Đây là một động thái rất tốt nhằm hỗ trợ những người khó khăn như công nhân mất việc, giáo viên mầm non. TPHCM đã xung phong đi đầu trong việc tạo điều kiện hỗ trợ thu nhập cho nhiều người trong thời gian này".

Là một viên chức nhận lương trực tiếp từ ngân sách thành phố, phóng viên Lê Bằng - Đài Tiếng Nói Nhân Dân TPHCM cho rằng, thời gian qua, thành phố đã vận dụng cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 54 để tăng thêm thu nhập cho cán bộ viên chức, giúp nâng cao đời sống gia đình anh.

Giờ đây, việc giảm khoản thu nhập tăng thêm, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu trong gia đình nhưng anh tin rằng sự đồng lòng chung tay mới là điều cần thiết nhất lúc này:

"Trước tình hình khó khăn của thành phố, dịch bệnh chung thì thành phố đã phải cắt giảm thu nhập tăng thêm của công nhân viên chức, cá nhân tôi rất ủng hộ vì tình hình chung nhiều người còn rất khó khăn thì việc đồng hành với thành phố trong việc hỗ trợ phần nào đó từ nguôn thu nhập hàng ngày thì tôi hoàn toàn ủng hộ".

Chị Đặng Hồng Linh - chuyên viên văn phòng Sở GTVT TP.HCM cho biết, khi mới nghe thông tin về việc giảm một nửa thu nhập tăng thêm chị đã rất lo lắng thậm chí mất ngủ. Mọi chi tiêu sinh hoạt của gia đình hay học phí cho con chị hiện nay phụ thuộc hết vào đồng lương từ ngân sách.

Mặc dù vậy chị cũng sẵn lòng chung tay để góp phần chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình:

"Trước tình hình này thì cả nước đang chung tay chống dịch, mình là công nhân viên chức dù bị ảnh hưởng rất nhiều nhưng suy nghĩ lại thì mình còn hạnh phúc hơn những người khác. Chị thấy chia sẻ vậy thì cũng không đáng là bao, thay vì từ thiện chỗ này, chỗ kia thì làm từ thiện ngay lúc mà đất nước cần mình, người thất nghiệp cần mình thì mình cũng phải nghĩ đến cái lớn hơn".

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm, Nội Thần Kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM dù đồng tình với chủ trương này những cũng phần nào lo lắng cho đội ngũ nhân viên y tế vừa căng mình chống dịch và cũng canh cánh nỗi lo giảm thu nhập:

"Có lẽ nên giảm về bằng với mức trước khi áp dụng tăng thì sẽ hợp lý hơn. Làm sao đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức trước khi áp dụng thu nhập tăng thêm. Khi mình giảm cũng nên cho người lao động biết có giảm nhưng vẫn đạt được mức trước giờ được hưởng".

Cần nhiều hơn sự đồng lòng để không ai bị bỏ lại phía sau

Có thể thấy, chủ trương giảm thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức để hỗ trợ trực tiếp cho hàng trăm ngàn lao động bị mất thu nhập vì dịch COVID-19 của lãnh đạo TP.HCM đã nhận được sự đồng thuận cao từ người dân thành phố.

Tuy vậy, để người lao động và các đối tượng yếu thế trong xã hội không bị bỏ lại phía sau thì phải cần đến sự chung tay, đồng lòng, chia sẻ hơn nữa từ hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế khác, nhất là doanh nghiệp. 

Chủ trương này ngay lập tức nhận được sự đồng thuận cao từ người dân thành phố.
Tại TPHCM, ước tính có hơn nửa triệu lao động tại các doanh nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp, khu chế xuất phải mất việc do tác động từ dịch COVID-19

Không thể phủ nhận rằng, đại dịch Covid 19 đã và đang để lại những tác động tiêu cực đến tiến trình phát triển của nhân loại. Sức tàn phá của C OVID-19cũng không thua kém bất kỳ một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử loài người; gây thiệt hại rất lớn về người, về của mà còn rất lâu mới khắc phục xong.

Tại nước ta, bằng những nỗ lực hết mình của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng các lực lượng và nhân dân công tác phòng chống dịch COVID-19 đã mang đến kết quả tích cực bước đầu. Mới đây nhất, Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng, cùng chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19. Đây là sự động viên, hiệu triệu kịp thời trong giai đoạn quyết định đến sự thành bại của cả cuộc chiến.

TP.HCM là thành phố lớn nhất của cả nước, cùng với việc thực hiện tốt các yêu cầu của công tác phòng chống dịch như khoanh vùng, cách ly, chữa trị cho người mắc bệnh; quan tâm đặc biệt đến đời sống của các lực lượng tham gia công tác phòng chống và đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu. Đồng thời luôn quan tâm đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là những người mất việc, những người yếu thế trong xã hội.

Với tinh thần chia sẻ, cán bộ viên chức hưởng lương từ ngân sách TP.HCM  đã đồng lòng chấp thuận giảm một phần thu nhập của mình để chung tay hỗ trợ cho hàng trăm ngàn người lao động mất việc, mất thu nhập vì Covid 19.

Chủ trương này không chỉ tạo được sự đồng thuận từ đội ngũ cán bộ viên chức mà còn trực tiếp lan tỏa hiệu ứng ra cộng đồng. Dù gặp không ít khó khăn nhưng hàng loạt tổ chức, cá nhân đã trích một phần thu nhập của mình để hỗ trợ khẩu trang, nước rửa tay, nhu yếu phẩm và lương thực thực phẩm cho đồng bào gặp khó khăn. Khi thực hiện cách ly xã hội để hạn chế tốc độ lây lan của COVID-19 theo chỉ thị của Thủ tướng, thì tình người lại càng gắn bó.

Đó là điểm tựa để cộng đồng cùng vượt qua nguy nan.

Bước đi tiên phong của TPHCM đã tạo tiền đề để Chính phủ đưa ra một chính sách hỗ trợ chưa từng có, đó là hơn 61.500 tỷ đồng sẽ được dùng để trợ cấp cho gần 20 triệu người dân là người lao động bị mất thu nhập, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ lãi suất vay để trả lương cho người lao động.

Chắc chắn, động thái ở tầm vĩ mô này của Chính phủ sẽ phần nào ổn định đời sống của người dân, giúp cho toàn xã hội yên tâm đồng lòng chống dịch.

Và hơn hết là không để ai bị bỏ lại phía sau.

Các chuyên gia hàng đầu thế giới cho rằng, đại dịch Covid 19 sẽ còn diễn biến phức tạp và khó lường trong thời gian tới. Chỉ có những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ và chính xác mới có thể đẩy lùi con virus quái ác này. Song chúng ta tin rằng với sự quyết tâm của Chính Phủ, tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị lẫn sự đồng lòng chung tay của người dân cả nước, Việt Nam chắc chắn sẽ vững vàng chiến thắng đại dịch.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //