Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hộ chiếu vaccine: Cơ hội và thách thức, nhưng loạn chuẩn

Phóng viên - 10/06/2021 | 6:26 (GTM + 7)

Trước nhu cầu đi lại, giao thương ngày càng cấp thiết, hộ chiếu vaccine được xem là giải pháp an toàn để mở cửa biên giới. Tuy nhiên, hiện nhiều quốc gia, tổ chức lại đang thử nghiệm, áp dụng các loại chứng nhận an toàn Covid-19 khác nhau.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vietnam Airlines là hãng hàng không tiên phong phối hợp nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm “hộ chiếu vaccine”.
Vietnam Airlines là hãng hàng không tiên phong phối hợp nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm “hộ chiếu vaccine”.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam ký thỏa thuận với Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) thử nghiệm Hộ chiếu điện tử (IATA Travel Pass).

Theo đó, hành khách phải xét nghiệm hoặc tiêm chủng vaccine COVID-19 tại cơ sở chỉ định mà chính phủ đã đăng ký với IATA, sau đó chia sẻ kết quả điện tử và xác nhận tình trạng bay với hãng hàng không. Hộ chiếu điện tử giúp kiểm tra tính hợp lệ của các chứng chỉ và dễ dàng định danh hành khách. Thông tin sẽ được bảo mật và chỉ chia sẻ khi hành khách cho phép.

IATA Travel Pass ra mắt vào tháng 3 năm nay, được nghiên cứu bởi Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), với 290 hãng hàng không thành viên. Singapore Airlines là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thử nghiệm ứng dụng này.

Sau quá trình thử nghiệm, từ ngày 1/5, Singapore chính thức chấp nhận IATA Travel Pass như một hình thức kiểm tra COVID-19 trước khi nhập cảnh.

Ông Kevin Shum, Tổng giám đốc Cơ quan hàng không dân dụng Singapore (CAAS) cho biết: “Cùng với nỗ lực xây dựng Cảng hàng không quốc tế Changi an toàn, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khác và giấy chứng nhận sức khỏe số là cách để hành khách có thể đi lại quốc tế an toàn”.

Hơn 30 hãng hàng không khác, trong đó có nhiều hãng hàng không ‘5 sao’ như Qatar Airways, All Nippon Airways, Etihad, Emirates, Korean Air, Virgin Atlantic, hay Ethiopian... cũng đang thử nghiệm.

Theo các chuyên gia, IATA Travel Pass tích hợp một số giải pháp số hàng đầu như du lịch không tiếp xúc, dữ liệu sinh trắc học, chứng nhận sức khỏe điện tử như kết quả xét nghiệm, tiêm vaccine, đặc biệt có thể thay thế cho nhiều loại thủ tục bằng giấy tờ hiện nay. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng đảm bảo thông tin nhất quán giữa các bên gồm chính phủ, cơ sở xét nghiệm, hãng hàng không và hành khách.

IATA Travel Pass hiện đang nhận phản hồi tích cực của hơn 70 quốc gia và được hơn 30 hãng hàng không thử nghiệm
IATA Travel Pass hiện đang nhận phản hồi tích cực của hơn 70 quốc gia và được hơn 30 hãng hàng không thử nghiệm

Tuy nhiên, hiện nhiều quốc gia, tổ chức lại đang thử nghiệm, áp dụng các loại chứng nhận an toàn COVID-19 khác nhau. Tại châu Âu hệ thống ‘Chứng chỉ xanh kỹ thuật số’ đang thử nghiệm ở 7 quốc gia từ ngày 1/6, sau đó sẽ áp dụng cho tất cả 27 quốc gia thành viên từ ngày 1/7.

Song Giáo sư Alberto Alemanno, chuyên gia Luật và Chính sách Liên minh Châu Âu tại Trường Thương mại cao cấp Paris cho rằng, hệ thống có thể đặt sự hợp tác của các nước EU trước nhiều thử thách: “Chúng ta cần nhớ rằng các điều kiện tiếp cận để có được chứng chỉ sẽ thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mỗi nước phải xác định ai cần được tiêm vaccine, ai cần xét nghiệm, hoặc ai đã miễn dịch với COVID-19. Đây thực sự là nguồn gốc của nhiều sự nhầm lẫn và khó đoán”.

Trong khi đó, Tổ chức Diễn dàn Kinh tế thế giới (WEF) cũng đang hợp tác với Common Project, một tổ chức phi lợi nhuận của Thụy Sĩ thử nghiệm thẻ thông hành Common Pass; cho phép người dùng chứng minh trạng thái COVID-19 để đáp ứng yêu cầu nhập cảnh của quốc gia điểm đến. 

Clear, chương trình dành cho du kháchmuốn tăng tốc độ kiểm tra an ninh tại các sân bay Mỹ lại đang đẩy nhanh ứng dụng riêng Health Pass. Trong khi, hãng hàng không Air France của Pháp đang thử nghiệm AOKpass, ứng dụng hồ sơ y tế di động để kiểm tra COVID -19. Ngoài ra còn một số chứng chỉ Hộ chiếu COVID -19 khác như Passport for COVID hay Corona Pass.

Các chuyên gia phân tích, việc thiếu tiêu chuẩn hóa các loại hộ chiếu vaccine có thể dẫn đến bất cập và trở thành gánh nặng cho hành khách. Cụ thể, một số ứng dụng có thể yêu cầu nhiều thông tin hơn những ứng dụng khác, hay hoạt động theo cách thức khác nhau. Bên cạnh đó, một số quốc gia hay hãng hàng không chỉ chấp nhận một loại ứng dụng quy định, khiến hành khách có thể phải đăng ký hồ sơ nhiều lần.

Ngoài ra, xác định loại vaccine cũng là câu chuyện phức tạp. Liên minh châu Âu chỉ chấp nhận vaccine của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson cho các chứng nhận vaccine của mình. Trong khi các quốc gia khác có thể chấp nhận vaccine Sputnik V của Nga hay Sinopharm của Trung Quốc. Trong khi đó, ngày 4/6 vừa qua, Ấn Độ, lại phản đối việc sử dụng hộ chiếu vaccine vì cho rằng đây là hành động ‘phân biệt đối xử nghiêm trọng’.

Các chuyên gia cho rằng, để ‘hộ chiếu vaccine’ hiệu quả, giữa các quốc gia cần có sự công nhận lẫn nhau cũng như liên kết hệ thống một cách toàn diện, thống nhất về dữ liệu cũng như các quy định bảo mật thông tin.

Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo các cấp có thẩm quyền triển khai cơ chế “hộ chiếu vaccine” để đẩy nhanh việc mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Y tế, Hộ chiếu vaccine chỉ có hiệu quả khi trong nước đạt được miễn dịch cộng đồng, nghĩa là 70% dân số được tiêm chủng. Do đó khi áp dụng hộ chiếu vaccine, Việt Nam phải lưu ý, xem xét và có những thông tin hết sức đầy đủ để áp dụng, triển khai đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //