Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hậu COVID-19, đừng quên những chấn thương tâm lý

Phóng viên - 29/09/2021 | 10:32 (GTM + 7)

Trong hành trang hậu COVID-19 cần phải bỏ lại phía sau những suy nghĩ tiêu cực và đau thương. Nhưng làm thế nào để có thể trợ giúp những người bị tổn thương tâm lý trở lại với cuộc sống bình thường?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nguy cơ sức khỏe tâm thần trở thành đại dịch tiếp theo sau COVID-19
Nguy cơ sức khỏe tâm thần trở thành đại dịch tiếp theo sau COVID-19 (Ảnh: Europa)

Tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy – một nữ tu – một tình nguyện viên “đặc biệt” tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Những ngày đầu đến đây, bà gần như bất lực bởi phải chứng kiến quá nhiều các ca bệnh nặng.

Qua cơn nguy kịch và may mắn giữ lại được mạng sống, nhưng phần lớn họ đều có tâm trạng lo lắng, và đôi lúc hoảng loạn, chán nản.  Tiến sĩ Trì Thị Minh Thúy đã cố gắng kiên nhẫn, nói chuyện, khơi gợi, massage, tận tình giúp bệnh nhân ăn uống, để giúp họ kết nối, trở lại với thực tại và quên đi những ám ảnh vừa mới xảy ra…

"Nhiều người bệnh tỉnh dậy sau cơn mê man và chứng kiến xung quanh mình là dây rợ, những người tử vong, họ rơi vào hoảng loạn. Càng kinh khủng hơn nếu biết người thân của họ đã mất trong đại dịch. Lúc này, bệnh nhân cần được giúp đỡ để vượt qua những ám ảnh tâm lý".

Gia đình ông Liêm, ở phường 10, quận 4, TP.HCM có đến 7 trong số 8 người dương tính với COVID-19. Mẹ ông ra đi vì COVID-19 trong lúc đang điều trị tại Bệnh viện. Gần 10 ngày túc trực bên mẹ, hình ảnh những bệnh nhân ra đi trong cô quạnh và những cơn đau, hơi thở mong manh của mẹ luôn ám ảnh ông.

"Ngày hôm nay, chú còn ngồi đây nói chuyện với cháu, là nghị lực của chú đã rất mạnh mẽ.. Mẹ mình mà… Lo cho mình từ nhỏ tới lớn… Chú canh mẹ chú, một ngày dài lắm...Từng hơi thở… Những ngày cuối cùng của bà, chú không thể lo cho bà được… Chú còn nằm kế bên xác chết nữa. Người bệnh kế bên cũng nặng, chuyển xác chết ngang qua, chuyển người hấp hối nữa…."

Bác sĩ CK2 Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa COVID -19 (BV Tâm thần TP.HCM) cả hai tháng nay tất bật chạy ngược xuôi đến các cơ sở điều trị hội chẩn, thăm khám, cho thuốc hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 có vấn đề tâm thần. Cao điểm có ngày bác sĩ tiếp nhận từ 3-40 cuộc gọi nhờ hỗ trợ. 

Theo bác sĩ Hiển, triệu chứng bệnh lý tâm thần đa dạng, song thường được chia làm ba loại. Thứ nhất, đó là rối loạn lo âu, đó là người có bệnh lý sẵn đã điều trị ổn định nhưng tái phát; thứ hai người từ trước không có tiền sử đột nhiên mắc bệnh, rối loạn, loạn thần có những hành vi kích động, tuyệt vọng; và thứ ba là người bệnh lý mãn tính, bị đứt đoạn trong điều trị, thiếu thuốc tái phát.

Để điều trị song hành cả bệnh lý tầm thần lẫn COVID-19 thật sự là một điều vất vả cho y bác sĩ bởi người bệnh hầu như không có sự hợp tác, thậm chí bỏ cả việc thở oxy. Bác sĩ Hiển ngậm ngùi nhớ lại giây phút không thể níu tay bệnh nhân ở lại với cõi sống:

"Có 1 trường hợp đáng tiếc đến giờ này tôi rất buồn. Một bệnh nhân là thanh niên. Sức khỏe chưa được ổn lắm, tôi báo thân nhân sắp sửa âm tính rồi. Tôi khuyên bà mẹ không nên để con xuất viện, song bà nằng nặc đòi về. Sau đó, vài ngày được tin anh này tự tử. Mình nhìn thấy được… song không thể nào ngăn…"

Nguy cơ, thách thức đến từ sức khỏe tâm thần là rất hiện hữu

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) nhận định, khi chúng ta dồn sức chống dịch và tập trung cho các vấn đề liên quan đến an toàn sức khỏe, an ninh lương thực, kinh tế suy giảm, lao động, trợ cấp… thì vấn đề về sức khỏe tâm thần của người lớn và trẻ em thường bị tạm bỏ qua một bên.

Nghiên cứu của MSD và các tổ chức xã hội khác cho thấy, nguy cơ, thách thức đến từ sức khỏe tâm thần là rất hiện hữu. Mặc dù trẻ em không phải là đối tượng chính của đại dịch, nhưng lại là một trong những đối tượng bị tác động nặng nề nhất. 

"Tôi nghĩ có một số biểu hiện, đó chính là cảm xúc lo sợ. Lo sợ cũng dẫn đến hoảng loạn và tạo ra nhiều hiệu ứng tiêu cực hơn là dịch bệnh. Người già cũng lo sợ vì họ dễ bị nhiễm bệnh, các gia đình xáo trộn sinh hoạt, khủng hoảng tâm lý và tăng hành vi bất hòa, rồi việc ở nhà lâu quá, tình cảm, cảm xúc cô đơn, chán chường bị dồn nén dễ dàng gia tăng nhiều hơn đến trẻ em và nhóm thanh niên vận động. Những bệnh nhi F0, những em có người thân trong gia đình là F0, hay trở thành mồ côi khi mất cha mẹ… vấn đề sang chấn tâm lý rất rõ ràng".

Qua kết quả khảo sát, đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh tại các khoa điều trị ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19, tỉ lệ bệnh nhân Covid-19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%. Đặc biệt, những bệnh nhân từng thở HFNC, thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy có tỉ lệ trầm cảm cao, lên tới 66,7%. 

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, có nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn được điều trị tâm lý song song. 

"Trong suốt thời gian vừa qua, bệnh nhân COVID-19 có vấn đề liên quan đến tâm thần, các bác sĩ ở các trung tâm điều trị sẽ mời hội chẩn với BS tâm thần. BV tâm thần TP.HCM có 1 đội ngũ chuyên gia liên tục đi hội chẩn. Hiện, theo báo cáo, các chuyên gia đã liên hệ 70 cơ sở điều trị, đến tận nơi thăm khám trực tiếp, hướng dẫn và cung cấp thuốc trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân".

Hoảng sợ và lo lắng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19
Hoảng sợ và lo lắng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19

Song song với gánh nặng điều trị các ca mắc COVID-19, ngành Y tế cũng đang phải đối mặt với thực trạng nhiều người bệnh đã hồi phục vẫn có các triệu chứng COVID-19 kéo dài - gọi là “Hội chứng hậu COVID-19”. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có nhiều cảnh báo về tác động của dịch COVID-19 về sức khỏe tâm thần.

Bởi vậy, trong tình hình đại dịch vẫn còn có thể kéo dài, mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần phải bình tĩnh thiết lập cơ chế thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong hành trang hậu COVID-19, chúng ta cũng sẵn sàng bỏ lại phía sau những suy nghĩ tiêu cực và quá khứ đau thương….

Hãy cùng đến với bài bình luận có nhan đề: "Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch: Việc không chỉ riêng ai” của Nhà báo Bùi Trọng Điển - Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông. 

Dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua đã làm đảo lộn toàn bộ đời sống bình thường của mỗi người trên thế giới và người dân nước ta. Mọi người phải sống trong những mối lo thường trực do dịch rình rập, vây ráp.

Tâm lý căng thẳng, âu lo nhất là những ngày giãn cách kéo dài chống dịch ròng rã khiến nhiều người luôn bất an. Nhưng trong gian khó nhiều người đã tìm ra các liệu pháp hiệu quả để vượt qua sự sợ hãi để có niềm tin chiến thắng đại dịch.

Riêng đối với các bệnh nhân COVID-19, khi bản thân vừa phải chống chọi với những diễn tiến của vi rút vừa tận mắt chứng kiến  trong các khu điều trị hoặc xung quanh những mất mát đau thương do đại dịch xảy ra thì sự lo lắng lại càng lớn hơn. Đội ngũ y bác sĩ hiểu rõ điều này nên khi điều trị luôn dùng các liệu pháp tâm lý để trấn an, động viên.

Rất nhiều F0 nhờ sự quan tâm chăm sóc và tinh thần chiến binh dũng cảm, lạc quan đã vượt qua được lằn ranh sinh tử;  nhưng có nhiều người vì sức tấn công dữ dội của dịch bệnh đã không thể vượt qua, dù đã nỗ lực hết mình. Đây là điều rất đáng tiếc.

Hiện nay, dịch COVID-19 ở cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng đang được kiểm soát và có chiều hướng giảm mạnh; các hoạt động đang dần được nới lỏng. Đây là điều rất đáng mừng.

Nhưng đối với những F0 đã khỏi bệnh thì các rối loạn về tâm sinh lý vẫn còn;các bệnh lý hô hấp chưa hẳn đã dứt, cần được tiếp tục theo dõi và điều trị. Với những người sống trong khu phong tỏa, cách ly; các hoạt động bình thường như đi lại, làm việc, sinh hoạt; ăn ngủ, giờ giấc bị xáo trộn rất lớn, kéo dài dễ gây stress, mệt mỏi không thể lấy lại cân bằng ngay.

Mô hình “vắc xin tinh thần”đã được một số đơn vị ở TP.HCM thực hiện thời gian quan, bước đầu phát huy hiệu quả nhưng do dịch hoành hành liên tục, chưa đủ nguồn nhân lực và điều kiện nên số người tìm đến và được giúp đỡ vẫn chưa nhiều.

Do vậy ngay lúc này, chuẩn bị bước vào giai đoạn bình thường mới,  vấn đề sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân COVID và người dân cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đồng hành, giúp đỡ người thân, bạn bè và người xung quanh ổn định tâm lý; vượt qua các tác động tiêu cực do dịch covid

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương cần chủ động đặt ra mục tiêu, yêu cầu để chăm lo toàn diện sức khỏe cho nhân dân hậu COVID. Ngành y tế  cần có các phương pháp chi tiết, cụ thể để áp dụng vào việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là những người bị sang chấn nặng về tâm lý do COVID.

Tổ chức tập huấn để đội ngũ nhân viên y tế; nhất là y tế cơ sở; y tế cộng đồng để kịp thời hỗ trợ người dân. Cập nhật, phổ biến cẩm nang hướng dẫn để cộng đồng dân cư nắm bắt và làm theo. Các chuyên gia tâm lý; hội, tổ chức đoàn thể; các tình nguyện viên tích cực tham gia trợ giúp, chia sẻ nâng đỡ từng cá nhân cụ thể khi có nhu cầu.

Cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh việc truyền đi các thông điệp tích cực, nhất là các tấm gương F0 nhờ tinh thần lạc quan mà mà chiến thắng dịch bệnh; phổ biến kiến thức thường thức để giúp mọi người tự vượt qua khủng hoảng.

Mỗi gia đình, mỗi người hãy tìm đến các công việc, cử chỉ, hành động cụ thể, thiết thực như nghe nhạc, tập thể thao, đọc sách, làm nhiều việc tốt vv...để rèn luyện năng lượng tích cực, giữ vững sự tự tin, yêu đời để vượt qua đại dịch.

Đồng thời còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc; sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đồng hành, giúp đỡ người thân, bạn bè và người xung quanh ổn định tâm lý; vượt qua các tác động tiêu cực do dịch COVID. 

Rõ ràng, quan tâm đến sức khỏe tâm thần trong đại dịch là việc làm vừa cấp thiết vừa lâu dài; là việc không chỉ riêng ai; cần sự chung tay của các cấp, các ngành và mỗi người trong giai đoạn hiện nay.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //