Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hàng quán, vỉa hè và câu chuyện về ý thức giữ vệ sinh chung

Phóng viên - 16/07/2021 | 15:00 (GTM + 7)

Trong những năm qua, nhiều địa phương tại ĐBSCL đã có tốc độ phát triển đáng phấn khởi. Hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị ngày càng trở nên khang trang, tạo nên diện mạo mới cho nhiều vùng quê miền Tây. Một trong những vấn đề đáng lưu ý là để gìn giữ đượ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Thông qua tổng đài 028 38 30 90 90, Kênh VOV Giao thông nhận được phản ánh của một bác tài tên T. thường xuyên có lộ trình di chuyển qua các khu vực thuộc địa bàn TP Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận:  Đường Trần Hoàng Na giao với đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, ngay góc ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Thấy sao để cái bảng chạy chậm coi chừng đường trơn, nhưng mình nhìn kỹ lại thì không phải mặt đường trơn mà là mỡ dầu, nói chung là đen…  

Có mặt tại nút giao giữa đường Nguyễn Văn Cừ và đường Trần Hoàng Na, thuộc địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, PV VOV Giao thông  ghi nhận có một quán cơm ngay góc đường, cạnh bên là đèn tín hiệu giao thông và trụ điện có treo tấm biển trắng với dòng chữ đỏ: “ĐƯỜNG TRƠN – RẼ CHẬM LẠI”.

Giữa những ngày thời tiết thường xuất hiện những cơn mưa, nước đang ứ đọng trải dài một đoạn men theo vỉa hè, tới khu vực miệng cống. Từ vỉa hè kéo ra lòng đường khoảng gần 1 mét, nước bẩn cộng với lớp tạp chất màu đen bóng khiến cho mặt đường trơn trượt.

Những gì được ghi nhận phần nào lý giải cho nỗi lo lắng của bác tài tên T. về vấn đề mỹ quan đô thị cũng như tính an toàn cho các phương tiện qua lại, nhất là xe máy khi có nhu cầu rẽ phải: 'Khi mình chạy, ai mà không biết, ôm cua hơi gắt một chút. Chỗ này quẹo phải, theo hướng bệnh viện Nhi chạy lên đèn xanh đèn đỏ, xe hai bánh lỡ ôm cua nhanh quá, mình thắng lại là té'.

Ảnh minh họa

Liên hệ với các cơ quan chức năng tại địa phương, ông Nguyễn Việt Cường – Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều cho biết: Thứ nhất, theo đúng những cái này thì người dân phản ánh lên phường, phường sẽ thông tin đến Phòng Tài nguyên, Phòng Quản lý đô thị và Ban ODA sẽ đi kiểm tra. Thứ hai, đường Trần Hoàng Na mới thông xe, tuy nhiên, bên phía ODA chưa bàn giao nên những cái này thì phường hoặc Phòng Quản lý đô thị sẽ phối hợp với Ban ODA để kiểm tra, xử lý. 

Cũng xoay quanh câu chuyện đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp xả rác bừa bãi, vứt rác, xả thải không đúng nơi quy định, ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch UBND Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã có chia sẻ về những định hướng, sáng kiến mới mà địa phương đang triển khai thưc hiện:

'Hiện nay, quận đang xây dựng Trung tâm điều hành IOC, lắp đặt các hệ thống camera thông minh và cho phép xử lý nguội đối với các hành vi vứt rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định. Đề án này hiện nay cũng đang triển khai thực hiện đồng hành với Đề án xây dựng đô thị thông minh của TP Cần Thơ'.

Nếu so với nhiều năm trước đây thì hiện nay, hạ tầng giao thông tại các tỉnh thành miền Tây ngày càng trở nên khang trang. Đường sá, vỉa hè được đầu tư, chăm chút, tạo môi trường sống hiện đại cho người dân và cũng là hình ảnh đẹp trong lòng du khách. 

Riêng với câu chuyện đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là khi nhiều hàng quán, khu dân cư mọc lên như hiện nay, vấn đề này càng cần được quan tâm. Với những hành vi gây ô nhiễm như xả nước bẩn tràn ra đường hay đổ chất bẩn xuống cống,.v.v… trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, thiết nghĩ, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường xung quanh.

Những khu vực vỉa hè, lòng đường không chỉ cần đảm bảo sạch sẽ để môi trường sống trong lành mà còn để đảm bảo việc di chuyển của người bộ và các phương tiện được an toàn. 

Cùng nhắc nhau: Hãy giữ sạch đường phố!

Nhắc đến việc đảm bảo vệ sinh vỉa hè, đường phố, ngoài việc nâng cao ý thức người dân thì không thể không kể đến sự cống hiến thầm lặng của những công nhân vệ sinh môi trường đang ngày đêm làm sạch từng tuyến đường, ngõ hẻm.

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện ngắn cùng những người công nhân thu gom rác cần mẫn tại TP Cần Thơ. 

PV: Chú vào nghề bao lâu rồi và vì sao chú chọn công việc này?

Hồi xưa chú làm năm 90, chú cũng bệnh hoài, làm mười mấy năm rồi chú nghỉ, sau chú mới xin vô làm lại. Mình làm qua rồi nên mình cũng quen. 

PV: Hiện tại, về ý thức người dân thì khi chú đi thu gom rác ở đây, chú thấy như thế nào?

Nói chung cũng tùy theo người, có người ý thức lắm, người ta kỹ, buộc gọn gàng. Cũng có người không có ý thức, bỏ rác bừa bãi, không gom gọn, có nhiều người hắt ra đường, rồi người ta vô đủ thứ như xác động vật,…

Mình thấy hơi buồn chút xíu thôi, nhưng nghề nghiệp của mình thì mình buồn vậy thôi chứ hổng gì, nhiệm vụ của mình chỉ biết lấy rác thôi. Cũng như xã hội thì người vầy người khác.

PV: Nhưng cũng hy vọng người dân nâng cao ý thức?...

Đúng rồi, người dân mình nên có ý thức, buộc rác đàng hoàng lại. Xưa chú đi quét, có người buôn bán rồi, người ta hất cái ào ra lộ luôn.

Mình mới quét rồi mà thấy người ta hất ra, mình lại nhắc nhở, có người người ta nghe thì hốt vô bọc thì mình đỡ chút, có người không nghe thì mình chịu thôi…

Ý thức của mỗi người dân, mình nhắc “Chị ơi, con đường tôi mới quét rất đẹp mà chị xách nguyên xô rác từ trong nhà ra úp xuống đường”. Nói thiệt với cháu, buồn dữ lắm…

PV: Chú hy vọng gì ở ý thức của người dân hiện nay, nhất là các hàng quán?

Bây giờ rác để gọn gàng hơn để người đi thu gom tiện lợi hơn, nhanh hơn với hợp vệ sinh…

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //