Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội ô nhiễm không khí: Nghịch lý 'thành phố xanh và chiếc khẩu trang'

Phóng viên - 30/09/2019 | 9:46 (GTM + 7)

Dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu Hà Nội có nằm trong top ô nhiễm không khí nhất thế giới hay không, thì có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, Thủ đô của chúng ta đang bị ô nhiễm không khí, và sức khỏe người dân đang bị ảnh hưởng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Không khí ở Hà Nội ô nhiễm trong nhiều ngày liên tiếp. Ảnh: Gia Chính
Không khí ở Hà Nội ô nhiễm trong nhiều ngày liên tiếp. (Ảnh minh họa)

“Mấy hôm nay mình có đọc báo đài thì biết được chất lượng không khí Hà Nội ở mức rất xấu thế nên mình rất hạn chế cho con ra ngoài đường. Nếu ra đường mình cũng gọi ô tô cho bé đi hoặc dùng khẩu trang che chắn 3-4 lớp liền. Đến người lớn mình còn cảm thấy khó chịu nữa là trẻ nhỏ”.

“Cái thời tiết này đi ra ngoài luôn luôn phải đeo khẩu trang để bảo vệ cho con. Để đảm bảo cho con nhà tôi hạn chế cho các bạn đấy đi ra ngoài, còn trong phòng thì sử dụng điều hòa để lọc không khí và thường nhỏ nước muối cho con khoảng 2-3 lần để đảm bảo cho các bạn đấy”.

Vừa rồi là chia sẻ của thính giả Kênh VOV Giao thông liên quan tới tình trạng ô nhiễm không khí trong nội thành Hà Nội những ngày qua.

Chưa cần phải theo dõi thông tin, các chỉ số chuyên sâu, chỉ cần quan sát bằng mắt thường, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy bầu không khí Thủ đô gần đây bị phủ bởi một lớp sương bụi màu trắng đục. Chúng lởn vởn và bám ở tầm thấp mà không tiêu tán lên cao.

Dĩ nhiên, sản phẩm bán chạy nhất ở Hà Nội những ngày này chắc chắn là khẩu trang. Trên đường phố, cứ 10 người đi xe máy, phải tới 7-8 người đeo khẩu trang. Còn với những tuyến vành đai, liên quận, huyện, đường lớn có công trình hoặc mật độ xe tải lớn, tỉ lệ này chắc chắn lên 100%. Đây là một nghịch lý khi Hà Nội luôn hướng phát triển là một “đô thị xanh”.

Rõ ràng, người tham gia giao thông ý thức được sự ảnh hưởng của lớp sương bụi này đến sức khỏe bản thân và những người trong gia đình, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ. Sự lo ngại càng dâng cao khi chính quyền thành phố chưa có bất cứ khuyến cáo chính thức nào về chất lượng không khí, trong bối cảnh trang Air Visual xếp hạng Hà Nội là thành phố có điểm quan trắc ô nhiễm không khí nhất thế giới trong một vài ngày qua.

Ngược lại, một đại diện của Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho rằng, các số liệu thống kê trên trang Air Visual chưa đầy đủ và cũng không khách quan, khi Air Visual chỉ lấy số liệu từ 1 trạm quan trắc ở Đại sứ quán Mỹ, không lấy số liệu từ 10 trạm quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường.

Đơn vị này cho rằng, đây là thời điểm giao mùa nên xuất hiện sương mù. Những lớp sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Đến gần trưa, lớp sương mới tan nên chất lượng không khí mới kém ở lúc sáng sớm và tối muộn, khác với các xu hướng thông thường.

Cũng theo chính nhận định của chi cục, không khí Hà Nội sẽ vẫn duy trì ở mức kém trong thời gian tới và phải chờ khi nào có các đợt không khí lạnh, gió mùa Đông Bắc thì chất lượng mới được cải thiện.

Không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ảnh: TTXVN

Theo nhiều chuyên gia, việc phụ thuộc vào thời tiết để “làm loãng” ô nhiễm không khí là một trạng thái rất bị động của các cơ quan chức năng.

TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khẳng định, ngoài nguyên nhân về thời tiết, khí hậu, có một phần nguyên nhân rất lớn là do chính hoạt động của con người. Hiện nay ở Hà Nội và khu vực lân cận có quá nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được di dời, cần phòng tránh, ngăn ngừa, thay vì để xảy ra ô nhiễm, lúc đó mới loay hoay tìm cách xử lý.

“Ở đô thị thì xe cộ rất là nhiều. Thứ hai là các cơ sở sản xuất ở bên ngoài thành phố rất nhiều, trong thành phố cũng có. Rồi các công trình xây dựng, rồi đốt rơm rạ vào các ngày vụ mùa”.

TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng, chỉ số bụi mịn PM2.5 trong thời gian gần đây ở Hà Nội rất cao, người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về chỉ số chất lượng không khí để từ đó có biện pháp tự bảo vệ. Người nhạy cảm với sức khỏe như người già, trẻ em nên hạn chế ra đường, đặc biệt trong buổi sáng khi đi tập thể dục.

Trong khi đó, TS Lê Ngọc Cầu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường, Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu nhận định về một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí:

“Đầu tư phát triển GTCC, khuyến khích người dân đi GTCC sẽ có tác dụng rõ rệt. Bên cạnh đó, cần đưa ra các quy định về xây dựng cây xanh, không gian mở các khu đô thị, thực hiện chính sách kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy triệt để. Cũng cần đầu tư hệ thống tích hợp hệ thống quan trắc môi trường không khí với khí tượng thủy văn để có đánh giá, nhận định chính xác hơn”.

Nói về yếu tố hạ tầng giao thông, GS. Trương Quang Học - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, phương tiện giao thông cũ, mật độ cao, ùn tắc cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên khói bụi.

“Giao thông công cộng là rất tốt, không chỉ giải quyết được giao thông mà nếu xét về môi trường thì cũng giải quyết được rất nhiều. Vì vậy, đứng về lâu dài mà nói thì nên phát triển. Vừa rồi Hà Nội có biện pháp rất tốt đấy là những người trên 60 đi ô tô buýt không mất vé. Đấy cũng là một hình thức ưu tiên để phát triển giao thông công cộng”.

Mặc dù vậy, theo GS. Trương Quang Học, hiện có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhưng lại xảy ra thực tế chồng chéo, bất cập trong vấn đề quản lý giữa các bộ, ngành, dẫn đến lúng túng trong phản ứng khi có diễn biến ô nhiễm xấu.

“Ví dụ như không khí chẳng hạn, toàn bộ về giao thông thì chủ yếu bên Bộ GTVT quản lý. Còn đứng về nguyên tắc mà nói thì Bộ Tài nguyên môi trường vẫn là quản lý nhà nước về các dạng ô nhiễm , kể cả ô nhiễm khí, ô nhiễm nước. Phải thấy rằng, đây là vấn đề tồn tại bức xúc, quản lý nhà nước chồng chéo, đặc biệt là trong lĩnh vực tài nguyên môi trường”.

Không khí ở Hà Nội luôn trong tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Có ý kiến cho rằng phản ứng của chính quyền đô thị trước sự lo lắng của người dân có lẽ cũng nên được xem là một tiêu chí để đánh giá mức độ “xanh” của thành phố đó

Trao đổi với phóng viên, ĐBQH TP. Hà Nội Bùi Thị An cho rằng, không khí giai đoạn vừa rồi rất đáng báo động, không chỉ riêng ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng mà gần như nhiều vùng miền khác của nước ta. Bởi lẽ, nếu môi trường không khí trong lành thì nguyên nhân do thời tiết (hiện tượng nghịch nhiệt) cũng không ảnh hưởng quá lớn.

Việc cần thiết hiện này là có nghiên cứu đánh giá một cách chính xác nguyên nhân, ngành nào, lĩnh vực nào gây ô nhiễm ra với tỉ lệ bao nhiêu. ĐBQH Bùi Thị An cũng đồng ý quan điểm, Bộ Tài nguyên Môi trường nên là đầu mối chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về quản lý môi trường không khí.

“Đầu tiên là phải kiểm tra, đánh giá. Thứ hai là phải có giải pháp để ngăn chặn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tôi nghĩ phải có cơ quan giám sát thường xuyên nhưng phải rất khách quan và có trình độ chuyên môn thì số liệu công bố mới chính xác thì mới thuyết phục được người dân, thuyết phục được ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm không khí và từ đó mới có thể có thu được phí, dùng phí đây để xử lý, tránh ô nhiễm không khí”.

Theo ĐBQH Bùi Thị An, đối với các tổ chức chính trị xã hội khác nên có giám sát, trong trường hợp nếu gây ô nhiễm dứt khoát phải có kiến nghị với chính phủ để có xử lý thích hợp. Tuyệt đối không đánh đổi kinh tế lấy môi trường. Mọi người dân Việt Nam đều có quyền sống trong môi trường trong lành.

Dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu Hà Nội có nằm trong top ô nhiễm không khí nhất thế giới hay không, thì có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, Thủ đô của chúng ta đang bị ô nhiễm không khí, và sức khỏe người dân đang bị ảnh hưởng.

Thiết nghĩ, phản ứng của chính quyền đô thị trước sự lo lắng của người dân có lẽ cũng nên được xem là một tiêu chí để đánh giá mức độ “xanh” của thành phố đó, bên cạnh các chỉ số thống kê về chất lượng không khí.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //