Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Nỗi lo cây đổ mùa mưa bão

Phóng viên - 10/08/2019 | 8:10 (GTM + 7)

Cứ đến mùa mưa bão, tình trạng cây xanh gãy cành, bật gốc tại Hà Nội gây nguy hại tới tính mạng, tài sản của người đi đường xảy ra khá phổ biến.

Ảnh minh hoạ.

Cứ đến mùa mưa bão, tình trạng cây xanh gãy cành, bật gốc tại Hà Nội gây nguy hại tới tính mạng, tài sản của người đi đường xảy ra khá phổ biến. Mới đây nhất vào rạng sáng nay, trận mưa dông tại thủ đô đã khiến một gốc cây lớn trên đường Trần Đăng Ninh (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) bất ngờ đổ ra giữa lòng đường, khiến một người đi đường thiệt mạng. 

Thực trạng này đang đòi hỏi cần nhanh chóng triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hiểm họa đối với người dân, nhất là khi mùa mưa bão năm nay đang có những dấu hiệu bất thường.

Do ảnh hưởng của mưa bão số 2, tối 3/7, tại phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, một cây xanh bất ngờ đổ xuống đường khiến hai người phụ nữ đi xe máy bị thương. Rạng sáng nay (09/08),  Hà Nội có mưa lớn kèm gió to, một cây phượng trên đường Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy cũng bất ngờ gãy đổ, đè trúng người đàn ông điều khiển xe máy đi ngang khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Còn tại nhiều quận huyện của Hà Nội, mỗi khi trời mưa bão cũng xảy ra tình trạng cây đổ, tuy không làm ai bị thương nhưng điều đó cũng cho thấy cần phải xử lý cây xanh có nguy cơ gãy đổ, nhất là trong thời điểm mưa bão. 

Có thể thấy, mỗi năm đến mùa mưa bão tại Hà Nội đều có không ít cây xanh bị bật gốc, gãy cành khiến nhiều người dân lo lắng. Chị Trần Thị Hiền, quận Thanh Xuân cho biết: 

"Mỗi mùa mưa bão hà nội đổ cây nhiều, nên mỗi khi trời mưa là tôi không dám ra đường, sau mỗi trận mưa có nhiều thông tin về cây đổ gây chết người hay đè vào ô tô nên tôi cảm thấy rất lo lắng. Tôi rất mong muốn Hà Nội có biện pháp không để xảy ra tình trạng này nữa."

Hiện nay, phần lớn hệ thống cây xanh ở Thủ đô đã phát triển qua nhiều thời kỳ, với hệ thống cây bóng mát, cây cổ thụ có khi hàng trăm tuổi. Dù các đơn vị chức năng thường xuyên thực hiện các biện pháp tỉa nhánh, cắt ngọn nhưng tình trạng cây gãy đổ, gây tai họa bất ngờ cho người đi đường vẫn tiềm ẩn khá nhiều. Ngoài ra, còn phải kể tới những tuyến đường có các loại cây tuy nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm gãy đổ do đặc điểm thân cây giòn, rễ nông, không được rào chắn cẩn thận…chị Nguyễn Phương Dung ở Quận Cầu Giấy cho biết:

"Mỗi lần trời mưa đều nán lại ở nhà nếu việc không quá gấp. nhiều khi đang đi trên đường gió mạnh cành cây cũng rơi xuống trước mặt mình, may mắn chỉ là những cành nhỏ thôi. Tôi rất mong muốn hà nội có biện pháp giảm thiểu cây gẫy đổ, có những che chắn, chống cây bớt đổ, thường xuyên cắt tỉa cành."

Bên cạnh sự biến đổi bất thường của thời tiết, nguyên nhân cây xanh gãy đổ liên tục còn do việc thi công hạ tầng đô thị khá bất cập. Việc thi công xây dựng vỉa hè thường hạ cốt hoặc nâng nền lên cao khiến rễ cây lâu năm bị nông, dẫn đến cây dễ gãy đổ. Mưa lớn, đất nền yếu, lại thêm việc chặt rễ cây khi thi công công trình ngầm đã làm giảm độ vững chắc của cây, nên khi có gió giật mạnh cây rất dễ đổ. Hàng năm, Sở Xây dựng Hà Nội đều có chỉ đạo về việc xử lý hiểm họa cây xanh có nguy cơ bật gốc, gãy đổ, tuy nhiên cũng không thể giải quyết triệt để được vấn đề.

Ông Nguyễn Việt Hưng, Phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: "Sở Xây dựng và các ban ngành sẽ tăng cường kiểm tra và gia cố cọc chống, cắt sửa những cây nặng tán trong mùa mưa bão. Sở Xây dựng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện duy trì cắt tỉa cây xanh trong địa bàn thành phố, tăng cường kiểm tra và rà soát hàng quý, hàng tháng."

Để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão, thành phố Hà Nội cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, phát triển trồng mới các loại cây đô thị, bảo đảm an toàn, bên cạnh những biện pháp tình thế như: cắt ngọn, tỉa cành, thay thế cây rỗng, mục… nhằm hạn chế cây đổ bất ngờ mỗi khi mưa bão, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến tính mạng người dân./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //