Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội học được gì từ quy hoạch giao thông cho đô thị ven sông Hàn?

Phóng viên - 25/04/2021 | 15:18 (GTM + 7)

Đô thị ven sông đã trở thành điểm nhấn của nhiều đô thị trên thế giới. Trong quá trình phát triển mô hình này, giao thông là yếu tố không thể không nhắc tới.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Trên giấy tờ, thủ đô Seoul có khoảng 10 triệu dân, nhưng số người sinh sống thực tế lên tới 25 triệu, chiếm một nửa dân số Hàn Quốc. Seoul cũng được biết tới như một trường hợp thành công trong việc quy hoạch đô thị ven sông, cụ thể là sông Hàn. Vào nửa cuối thế kỷ 20, sự tăng trưởng kinh tế cùng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt gây ra tình trạng di dân tự phát từ nông thôn lên thành thị, khiến dân số tăng đột biến; khiến môi trường sinh thái quanh sông Hàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Nhưng từ thập niên 1990, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt dự án cải tạo, quy hoạch đô thị ven sông Hàn theo hướng gần gũi với tự nhiên. Nhờ đó khu vực quanh sông Hàn ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi thư giãn của người dân.

Seoul là ví dụ điển hình của việc thành công trong quy hoạch giao thông nói riêng và đô thị nói chung

Còn về quy hoạch giao thông, trước tiên phải nhắc tới quy hoạch giao thông tổng thể của Seoul. Robin King, chuyên gia nghiên cứu giải pháp đô thị bền vững, cho rằng: “3 yếu tố chính để xác định việc quy hoạch giao thông đô thị có thành công hay không, đó là:  Cung cấp các dịch vụ giao thông công cộng dễ tiếp cận với mọi tầng lớp; nhấn mạnh sự hòa đồng, bình đẳng trong các dịch vụ; đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn của người sử dụng dịch vụ và cả những người không dùng.”. Và tại Seoul, 3 yếu tố này đều được đảm bảo.

Giao thông tại Seoul chủ yếu xoay quanh tàu điện ngầm và xe buýt. Có tổng cộng 22 tuyến metro, 728 nhà ga cùng gần 1.200 km đường ray, phục vụ khoảng 7 triệu người mỗi ngày, chỉ xếp sau hệ thống metro của Tokyo, Nhật Bản về số lượt khách tính theo năm. 

Hệ thống metro này lại được kết nối chặt chẽ với hệ thống xe buýt với gần 9 nghìn chiếc. Các xe buýt lại được chia thành 4 màu Xanh da trời, Xanh lá cây, Đỏ và Vàng, mỗi loại phục vụ cho một mục đích khác nhau. Có thể nói, tàu điện và xe buýt là xương sống của giao thông Seoul, theo chia sẻ của ông Chang Yi, chuyên gia Chính sách giao thông và quy hoạch đô thị từ Học viện Seoul: "Seoul nếu không có xe buýt và tàu điện ngầm thì sẽ trở thành một thành phố bị lệ thuộc vào ô tô cá nhân. Tình hình giao thông khi đó sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ”.

Đóng góp phần quan trọng trong việc kết nối giữa người dân và các dịch vụ giao thông công cộng, đó là công nghệ. Tại Hàn Quốc, công nghệ góp phần quan trọng trong việc kết nối giữa người dân và các dịch vụ giao thông công cộng. Hệ thống giao thông thông minh, được áp dụng triệt để. Vệ tinh cùng camera giao thông có nhiệm vụ thu thập thông tin về lưu lượng giao thông, hành khách, vị trí phương tiện để trung tâm điều phối căn chỉnh số lượng, tần suất chuyến cho phù hợp. 

Còn với xe buýt: vị trí, thời gian cho chuyến xe sắp tới được hiển thị chi tiết tại các điểm dừng và cả trên ứng dụng điện thoại. Hệ thống này không chỉ áp dụng cho tàu điện và xe buýt, mà cả trên hầu hết các con đường tại Seoul.

Một điểm thú vị khác, đó là việc trả phí rất tiện lợi, bằng thẻ “One card all pass T-money”, tạm hiểu là thẻ đa năng. Chỉ cần đăng ký thẻ này, hành khách có thể trả vé tàu điện, xe buýt, taxi, thậm chí là thanh toán tại một số cửa hàng tiện lợi. Thẻ T-money có cả phiên bản dành riêng cho khách du lịch, với nhiều ưu đãi và tiện ích.

Trở lại với quy hoạch giao thông, khi quy hoạch ven sông Hàn, để theo đúng tiêu chí thân thiện với môi trường, các con đường ven sông chủ yếu dành cho xe đạp và người đi bộ. Nếu không có xe đạp hoặc là khách du lịch, thành phố có dịch vụ cho thuê xe đạp Seoul Bike do chính quyền quản lý với giá cực kỳ rẻ, chỉ 1.000 won (tức khoảng 20 nghìn đồng VN) cho 1 ngày. Để thuận tiện hơn nữa, dọc các con đường này đều có lối liên kết với các ga tàu điện ngầm. Ở các tuyến này, hành khách được phép mang xe đạp lên tàu để tiện cho việc di chuyển.

Suối Cheonggyecheon nằm giữa thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Không chỉ với khu vực ven sông, Hàn Quốc đặt mục tiêu biến Seoul trở thành thành phố thân thiện với người đi bộ. Những nỗ lực tiêu biểu trong vòng 2 thập kỷ qua có thể kể đến phố đi bộ Myeongdong hay việc dỡ bở một đoạn đường cao tốc để khôi phục con suối Cheonggyecheon dài 6 km. Cả 2 nơi nay đã trở thành địa điểm thu hút người dân cũng như khách du lịch. 

Tuy nhiên Seoul vẫn đang đối mặt với 24 triệu phương tiện cơ giới, số liệu vào năm 2020, kéo theo đó là tình trạng tắc đường và ô nhiễm không khí. Theo cố thị trưởng thành phố Seoul, ông Park Won-soon, vẫn còn nhiều việc phải làm: “Nhiều người dân Seoul đã quen với phương tiện cá nhân trong một thời gian dài. Thay đổi nhận thức của họ mới là công việc khó khăn và tốn thời gian nhất”.

Còn tại Việt Nam, mới đây, sau 30 năm chờ đợi, Hà Nội đã hoàn thành Dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng. Đây được xem là mốc quan trọng hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông Hồng”. 

Vấn đề đặt ra là làm sao từ quy hoạch phân khu trên bản vẽ đến những công trình chất lượng, thuận thiên, hiện đại; nhất là những công trình, hệ thống giao thông vận tải công cộng. Để trong tương lai, “thành phố hai bên bờ sông Hồng” có thể sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, an toàn trị thủy, đảm bảo môi trường sinh thái, đặc trưng văn hóa sông Hồng cũng như sinh kế lâu dài cho người dân.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //