Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Gói hỗ trợ 800 nghìn tỷ, làm sao để doanh nghiệp tiếp cận?

Phóng viên - 16/12/2021 | 11:16 (GTM + 7)

Một số ý kiến đề xuất Chính phủ xây dựng gói hỗ trợ với quy mô danh nghĩa trên 800 nghìn tỷ đồng và dự kiến trình Quốc hội thời gian tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài gói hỗ trợ đủ lớn, đủ rộng, vấn đề các doanh nghiệp quan tâm là tiêu chí, đối t

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 tổ chức mới đây, các đại biểu đề xuất gói hỗ trợ phục hồi kinh tế quy mô danh nghĩa hơn 800 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5 - 7% GDP, trong đó số thực tế hỗ trợ trực tiếp khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, gói hỗ trợ này thực sự rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà dịch bệnh cơ bản được kiểm soát và các doanh nghiệp đang cần vốn để phục hồi sản xuất và nền kinh tế .

Theo ông Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Mê Kông, đây là chương trình hỗ trợ và kích thích nền kinh tế lớn chưa từng có tại Việt Nam. Trong năm 2022 và 2023, nếu chương trình hỗ trợ được giải ngân tốt có thể là động lực giúp nền kinh tế tăng trưởng từ 9-12% trong 2 năm tới.

Ông Tùng cho rằng, trước khi triển khai, Chính phủ cần có đánh giá cụ thể, minh bạch những ngành bị ảnh hưởng bởi covid để thiết kế cách chính sách hỗ trợ cho “trúng” và “đúng”” đối tượng: "Đầu tiên liên quan đến việc thiết kế chính sách phải xác định các đối tượng một cách cụ thể, thì các nhóm hỗ trợ mới xác định được xem họ thuộc nhóm hỗ trợ nào. Chính phủ đưa ra tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho các nhóm hỗ trợ khác nhau. Minh bạch hóa việc hỗ trợ. Một trong những cách minh bạch hóa tốt nhất là sử dụng chính phủ điện tử".

Ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ban pháp luật của Quốc hội cho rằng, với tình hình dịch bệnh hiện nay, khó có thể kiểm soát về mức zero COVID, Việt Nam cần đồng thời thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi kinh tế. Gói hỗ trợ sắp tới cần ưu tiên hỗ trợ cho lực lượng y tế, lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch cả về vật chất và tinh thần. Tiếp đó, đối tượng được nhận các gói hỗ trợ này là các doanh nghiệp gặp khó khăn, kiệt quệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

"Đối tượng tiếp cận cần gói hỗ trợ này là các doanh nghiệp trong nước, DN vừa và nhỏ. Đây là những DN đang cần một số vốn để phát triển sản xuất, những doanh nghiệp này lao động không nhiều, nhưng số lượng rất đông. Bài toán giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là rất cần thiết", ông Phạm Văn Hòa cho biết.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho biết, theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư, chương trình gồm 4 cấu phần, bao gồm: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn liền với phòng chống dịch bệnh covid 19; Chương trình an sinh xã hội và việc làm; Chương trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh và Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế trong thời đại mới. Tuy nhiên, việc đầu tư không nên quá dàn trải mà cần có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, một số ngành nên tập trung là lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục. 

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ này cũng cân nhắc, ưu tiên cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tàu có năng lực quản trị, lãnh đạo và năng lực dẫn dắt toàn bộ hệ thống, thì mới đem lại hiệu quả cao, có tác động tích cực dẫn dắt nền kinh tế ít nhất trong khoảng 2-3 năm tiếp theo. Bởi vậy, nếu được Quốc hội thông qua, cần phải triển khai giải ngân ngay gói hỗ trợ này.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho biết thêm: "Sau khi Quốc hội thông qua, cần bắt tay vào ngay càng sớm càng tốt. Nếu như mà được, ngay trong tháng 1,2 phải vừa tập trung các nguồn tiền, vừa phân bổ nguồn lực . Trong quý I, phải giải ngân 50% gói này thì chúng ta mới kịp thời phục hồi và không để tụt hậu".

Nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn về nguồn tiền để thực hiện chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Về vấn đề này, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, khi thực hiện chương trình hỗ trợ này, Việt Nam chấp nhận việc tăng nợ công và thâm hụt ngân sách. Đây cũng là những khoản chúng ta có thể thu hút được qua việc vay mượn của ngân sách: "Ví dụ như phát hành trái phiếu trong nước. Một nguồn nữa tiết kiệm chi thường xuyên, nếu như tiết kiệm được 15-20% chi thường xuyên cũng là nguồn lực; đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, việc vay các tổ chức quốc tế WB, ADB… Nếu cần thiết, một phần trong dự trữ ngoại tệ cũng có thể có cách để sử dụng cho nguồn lực này".

Mặc dù, có thể huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện chương trình này nhưng một số ý kiến cho rằng, ngay từ bây giờ, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng rà soát và đưa ra những chương trình, dự án để thuyết phục các tổ chức tín dụng cho vay.

Ngay khi Quốc hội thông qua có thể triển khai giải ngân để giúp doanh nghiệp phát triển, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người người lao động và tác động tích cực đến nền kinh tế.

Đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua đã khiến nhiều hàng trăm nghìn doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường, nhiều doanh nghiệp kiệt quệ về vốn.

Để giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi, tạo động lực tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế thời gian tới, việc Chính phủ ban hành một chương trình hỗ trợ với quy mô lớn đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu được triển khai kịp thời. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Vực dậy doanh nghiệp, xin chớ lừng khừng.

Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây thiệt hại ước tính trên 500 nghìn tỷ đồng (tính theo giá 2010) trong 2 năm 2020 và 2021. Còn tính theo giá hiện hành, con số này lên tới 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD. 

Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động với số tiền 76 nghìn tỷ cho cả cấp Trung ương và địa phương, 48 nghìn tỷ đồng từ các quỹ...

Tuy nhiên, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách, chương trình hỗ trợ không nên chỉ là “tiếp sức cầm hơi” mà cần có một chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế đủ liều và đủ lớn. Chương trình này làm sao vừa phải giữ ổn định vĩ mô, vừa có thể vực dậy doanh nghiệp nội địa. 

Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và dự kiến trình Quốc hội vào cuối tháng 12 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Theo nhiều chuyên gia, để chương trình hỗ trợ và kích thích kinh tế này có thể phát huy hiệu quả, giúp các doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, trước hết, Chính phủ cần đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng cho các nhóm hỗ trợ khác nhau.

Thứ hai, Chính phủ, các Bộ ngành cần nhanh chóng xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể, chi tiết và hệ thống giải ngân phù hợp với từng mảng hỗ trợ.

Trong đó quy định rõ về thủ tục, cách thức hỗ trợ, cơ quan, đơn vị thực hiện giải ngân. Đồng thời, có hệ thống giám sát quá trình thực hiện để đảm kịp thời, minh bạch trong quá trình triển khai.

Thực tế cho thấy, các chính sách dù có hay, gói hỗ trợ dù có quy mô lớn nhưng nếu không đến được tận tay doanh nghiệp, người lao động sẽ không hiệu quả. 

Thời điểm triển khai thực hiện là yếu tố then chốt quyết định tính hiệu quả của chương trình hỗ trợ.Ngay khi Quốc hội thông qua Chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế, cần thực hiện ngay và giải ngân nhanh chóng để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, qua đó giúp kinh tế phát triển, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người dân.

Thời gian qua, một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản đã tung ra những chương trình hỗ trợ kinh tế rất lớn ngay cả khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với tỷ lệ tử vong cao. So với các nước, thời điểm Việt Nam đưa ra chương trình hỗ trợ chậm hơn nên cần phải khẩn trương triển khai để không lỡ nhịp với sự phục hồi kinh tế thế giới.

Để triển khai chương trình hiệu quả, các chuyên gia cho rằng, cần tăng cường phối hợp, đảm bảo sự thông suốt từ Trung ương tới địa phương.

Ngay khi Chương trình được thông qua, các Bộ ngành cần sớm xây dựng thể chế, khung pháp lý, chỉ đạo phân công kịp thời tới các bên liên quan. Các cấp lãnh đạo địa phương cần phải hiểu đúng, đầy đủ các văn bản chỉ đạo.

Tùy tình hình thực tiễn của địa phương mình, lên kế hoạch triển khai, nhanh chóng tập hợp các lực lượng chức năng xây dựng các biện pháp để đẩy mạnh giải ngân.

Đặc biệt, các cơ quan thực thi giải ngân cần đơn giản hóa thủ tục, minh bạch trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện để gói hỗ trợ đến tay DN kịp thời. 

Bản thân các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức được nhận gói hỗ trợ này cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước, sử dụng hiệu quả những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất trong lịch sử được Chính phủ, các Bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp, người lao động kỳ vọng đem lại sức bật cho nền kinh tế, tạo tiền đề cho phát triển bền vững sau này.

Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc ban hành các tiêu chí, đảm bảo sự minh bạch, sự rõ ràng của quy trình thực hiện, rất cần tinh thần trách nhiệm và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong thời gian tới để sự hỗ trợ đến kịp thời, đúng và trúng đối tượng.

Có như vậy, các chính sách tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //