Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giữ vững sản xuất, chặn đà đứt gãy chuỗi cung ứng

Phóng viên - 12/08/2021 | 7:02 (GTM + 7)

Nhiều địa phương phải giãn cách kéo dài, cùng với đó nhiều nhà máy tạm ngưng hoạt động do không thể đáp ứng sản xuất ba tại chỗ. Điều này đang khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Giãn cách kéo dài gần 1 tháng qua khiến cho hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra của công ty Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp đối mặt với nhiều khó khăn. Bởi chi phí sản xuất tăng cao, trong khi công suất tối đa chỉ đạt 50% không đáp ứng yêu cầu các đơn hàng, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đang dần hiện hữy.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT công ty lo lắng, các địa phương áp dụng biện pháp kiểm soát đi lại khi thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu, khiến cho năng lực sản xuất sụt giảm nghiêm trọng.  

 Bây giờ khó khăn là việc thu hoạch và vận chuyển nguyên liệu về giao thông đường thủy. Có khi 1 con sông thuộc 2 vùng địa lý 2 tỉnh khác nhau, nếu áp dụng chỉ thị 16 lực lượng lao động bắt cá phải dịch chuyển từ tỉnh này qua tỉnh bạn gặp khó khăn. DN đề nghị Bộ Nông nghiệp kết nối với các tỉnh giải quyết vấn đề này, để làm sao có cơ chế chính sách thông thoáng cho việc di chuyển của lực lượng lao động phục vụ ở khâu thu hoạch và vận chuyển cá.

Thu hoạch lúa hè thu bằng máy gặt đập liên hợp tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long/VnExpress

Nguy cơ đứt gãy sản xuất và dừng hoạt động cũng đang hiện diện ở nhiều doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bởi chỉ một khâu ngưng trệ sẽ ảnh hưởng tới cả chuỗi cung ứng.

Không DN nào hoạt động độc lập được mà nó có 1 chuỗi. Ví dụ sản xuất hàng thủy sản, bao gồm: bao bì, nhãn, thẻ, hóa chất, phụ gia, nguyên liệu, vận chuyển…có tới 40-50 đầu mối, gãy một đầu mối coi như mình đứng luôn. Bây giờ đứt gãy hàng loạt luôn, đơn hàng cung cấp cho xuất khẩu nước ngoài mất luôn, khách hàng tìm đầu mối khác để bù đắp chứ họ đâu có đợi mình. 

Các vùng nuôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch, nhưng ảnh hưởng trong khâu vận chuyển con giống, thức ăn giữa các địa phương. Về tiêu thụ, khi thực hiện giãn cách chuỗi cung ứng có những chỗ bị đứt gãy, một số nhà máy chế biến công nhân thiếu hụt nên cũng gặp khó khăn. 

Rất khó khăn, từ lúc thực hiện Chỉ thị 15 DN đã bắt đầu đóng rồi, nay đóng hết sạch rồi, chỉ còn đội tự vệ, phản ứng nhanh để bảo vệ tài sản nhà máy. 

Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, dịch Covid-19 lây lan rộng đã tác động rất mạnh đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ.

Hiện có tới 70% DN phải ngưng hoạt động, chỉ còn 30% DN sản xuất với 30-50% lao động, nguyên liệu phục vụ chế biến cũng chỉ đạt khoảng 40-50%, khiến DN đối mặt với nhiều khó khăn. 

Hiện nay có 3 vấn đề mà DN quan tâm, một là nếu không giữ được việc thu mua cho hộ nuôi thì họ sẽ khó khăn, có thể họ sẽ không tổ chức nuôi tiếp vụ tới, tức là chúng ta mất cả vụ này và vụ sau. Thứ 2 là khách hàng, các thị trường đã tương đối phục hồi, nhu cầu khá cao, trong khi đó nếu chúng ta không phục hồi sản xuất có thể sẽ mất đi cơ hội. Thứ 3 vấn đề của các DN làm sao tổ chức cho hoạt động sản xuất được lâu dài.

Các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng cho sang năm, nhưng sản xuất đang đình trệ từ nhiều phía. Ảnh: Chí Hiếu

Ông Hòe cho rằng, dịch bệnh không thể chấm dứt ngay, trong khi phương án 3 tại chỗ cũng không thể kéo dài. Vì thế để khôi phục sản xuất lâu dài, DN cần xác định sẽ phải tự kiểm soát bằng chính nội lực, thông qua các giải pháp về y tế tại chỗ, vắc xin và kết hợp với các giải pháp của địa phương để đảm bảo an toàn. 

Câu chuyện này cũng đang xảy ra ở ngành dệt may, thậm chí ngành còn “bi đát” hơn rất nhiều, bởi toàn bộ hệ thống sản xuất tại 19 tỉnh phía Nam gần như tê liệt, với  97% DN phải đóng cửa, chỉ còn một vài DN về kéo sợi và dệt hoạt động. Trong khi đó, khu vực này chiếm từ 58-60% tổng sản lượng xuất khẩu của toàn ngành dệt may VN.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN lo ngại, nếu các địa phương không tìm được giải pháp tháo gỡ, sản xuất chưa được khôi phục chắc chắn trong những tháng tới sẽ không có hàng để xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sẽ “lao dốc” không phanh. 

Đây là thách thức cực kỳ lớn, bây giờ không tổ chức sản xuất được, đặc biệt là DN sản xuất hàng ODM, OBM cực kỳ thách thức. Vì chúng ta bán từ nguyên liệu, nhãn hàng và thiết kế, chúng ta phải bỏ tiền ra mua nguyên phụ liệu. Có những đơn vị đầu tư, tồn kho đến 5-6 nghìn tỷ, mà cái này phải đi vay ngân hàng, nhưng bây giờ không sản xuất được và không xuất khẩu được, đây là thách thức trong ngắn hạn quý 4 năm nay,

Theo ông Giang, hiện nay có nhiều đơn hàng đã được kí kết đến hết quý 1/2022, DN đã chủ động mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Thế nhưng nhiều DN không thể mở cửa sản xuất, bởi dịch bệnh chưa được kiểm soát. Điều này gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho DN và nền kinh tế. Và ngay cả khi sản xuất được khôi phục thì DN sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động từ 35-40% do hàng loạt lao động đã trở về địa phương. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, trong bối cảnh hiện nay việc thực hiện mục tiêu kép sẽ gặp nhiều thách thức. Bởi mục tiêu kiểm soát dịch bệnh vẫn là ưu tiên số 1 nên việc đứt gãy chuỗi cung ứng là điều khó tránh khỏi. 

Đối với các DN làm sao chống đứt gãy, đặc biệt là đối với DN xuất nhập khẩu. Nếu để sản xuất kinh doanh đứt gãy thì không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà cả trong tương lai, trong khi thế giới đang phục hồi lại. Tùy từng lĩnh vực, tùy từng ngành có cách khác nhau, chủ quan cũng chết mà có hàng nhưng không cung ứng được cũng ảnh hưởng rất lớn. 

Khó khăn chồng chất khó khăn, khiến nhiều DN kiệt quệ. Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với đại diện các doanh nghiệp, các hiệp hội DN và bộ, ngành, địa phương.

Đây là động thái kịp thời của người đứng đầu Chính phủ nhằm lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Đó là góc nhìn của VOVGT: “Giữ vững sản xuất – chặn đà đứt gãy chuỗi cung ứng”:

Tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái những ngày vừa qua cho thấy nhiều nhà máy, DN xuất nhập khẩu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long phải ngừng hoạt động do đại dịch Covid, các địa phương thực hiện giãn cách kéo dài. Một số ít doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” cũng đều phải cắt giảm sản lượng và nhân lực.

Đây là lý do khiến nhiều DN không thể tiếp nhận container nguyên liệu nhập khẩu nên đã xảy ra tình trạng “mắc cạn” tại cảng. 

Theo các chuyên gia, ùn tắc tại cảng Cát Lái chỉ mang tính cục bộ, dự báo những tháng tới, sản lượng hàng hóa thông qua cảng sẽ sụt giảm từ 30-50% do đứt gãy sản xuất. Trong đó, riêng ngành dệt may kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ đạt một tỷ lệ rất nhỏ, từ 20-25%, do đây là một số ít đơn hàng DN đã sản xuất, đang tồn đọng trong kho.

Lúc này DN phải nhanh chóng tổ chức thúc đẩy xuất khẩu, nếu không sẽ “trắng tay”. Đây không chỉ là thách thức trước mắt mà ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch trung và dài hạn. Bởi thời điểm này nếu DN không sản xuất mẫu để chào hàng, chắc chắn sẽ không có đơn hàng cho mùa vụ 2022. 

Nhiều ý kiến cho rằng để khôi phục sản xuất, từng địa phương cần phải đưa ra những giải pháp linh hoạt; phương án 3 tại chỗ chỉ phù hợp trong điều kiện ngắn hạn, về dài hạn địa phương cần xây dựng các luồng xanh, xem xét mở cửa sản xuất khi điều kiện cho phép. Đồng thời DN cũng phải xác định mục tiêu sống chung với dịch bệnh, có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đi đôi xét nghiệm định kỳ để kiểm soát dịch bệnh. 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vũ Sinh/TTXVN)

Để gỡ khó cho cộng đồng DN, Chính phủ đã ban hành hàng loại chính sách. Đặc biệt, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương duy trì hoạt động sản xuất, nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh.

Chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo quy định mới được phép hoạt động. Đồng thời, tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Nghị quyết 86 cũng nêu rõ kịp thời phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố. Trong đó ưu tiên cấp vắc xin cho địa phương có nhiều người nhiễm, tình hình dịch bệnh phức tạp, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp. UBND cấp tỉnh quyết định việc ưu tiên các đối tượng tiêm vắc xin phù hợp với tình hình.

Đây được đánh giá là giải pháp căn cơ, giúp tăng “sức đề kháng” cho DN, đảm bảo sản xuất không bị đứt gãy.

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.

// //