Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giáo viên dạy lái dùng bằng giả: Tai nạn, mất an toàn giao thông từ gốc

Phóng viên - 18/03/2020 | 16:36 (GTM + 7)

Những lỗ hổng chết người trong công tác đào tạo sát hạch lái xe ô tô liên tục xuất hiện như thách thức những nỗ lực từ các ngành chức năng. Điều cần thiết lúc này là siết chặt công tác quản lý cũng như nhanh chóng đưa ra những giải pháp phù hợp.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đầu tháng 3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thông báo kết luận nội dung tố cáo một số cơ sở đào tạo lái xe tại TP.HCM cùng hàng chục giáo viên tại các cơ sở này sử dụng bằng cấp, giấy tờ giả.

Qua xác minh, có đến 83 giáo viên đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để nộp cho các cơ sở đào tạo lái xe.

Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới tại số 46 Tản Đà, P.10, Q.5, TP.HCM và Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát bị phát hiện có 38 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới tại số 46 Tản Đà, P.10, Q.5, TP.HCM và Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát bị phát hiện có 38 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả - Ảnh: Tuổi trẻ

Đáng chú ý là tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Tiến Phát, huyện Bình Chánh có 5/5 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; Trung tâm Dạy nghề lái xe Hiệp Phát (có 3 cơ sở ở quận 11, Phú Nhuận, Bình Tân) có 38/44 giáo viên sử dụng văn bằng hoặc chứng chỉ giả); Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới có 1 người sử dụng chứng chỉ giả; Trường Dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn có 10/12 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; Trường Dạy lái xe Thống Nhất có 29/33 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Thông tin này đã thực sự gây phẫn nộ trong dư luận:

"Một người giáo viên mà xài bằng cấp giả hoặc là bằng lái giả thì không hiểu được tại sao lại lọt vào trường đó được. Người ta hoang mang ở chỗ bản thân người thầy còn như vậy thì người học trò thì sao? Ra đường tham gia giao thông chung nữa rất là nguy hiểm".

"Tôi thấy bất bình, giáo viên mà không đủ trình độ dạy người khác thì tôi nghĩ học sinh cũng không đủ trình độ. Tại vì tài xế chở nhiều người, nhiều người giao tính mạng cho tài xế mà tài xế đó học không đến nơi, học không được chất lượng mà lại điều khiển xe thì không được chuẩn".

"Nếu mà trường hợp đó có thật thì cảm thấy bức xúc, đã làm thầy mà không đúng thì sao được. Mình làm thầy như vậy thì học trò sẽ giống như mình ảnh hưởng rất nhiều". 

"Thật là bất ngờ và không thể hiểu tại sao mà với bằng giả như vậy lại có thể vào các trường đó. Chắc chắn phải kiểm tra lại xem vì sao có thể lọt vào những trường hợp như vậy. Không thể nhờ người đi dạy người ta mà lại dùng bằng giả như vậy"

Lý giải về các trường hợp vi phạm này, ông Bùi Hòa An- Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, nhu cầu học lái xe tăng đột biến; trong khi theo quy hoạch số lượng các cơ sở đào tạo lái xe lại bị hạn chế; dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo lái xe bị quá tải.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 65/2016 của Chính phủ và thông tư 12 của Bộ GTVT, việc tuyển dụng giáo viên theo hồ sơ chưa được chặt chẽ.

Cụ thể là chỉ cần đơn xin việc, bằng cấp bản sao và bằng lái còn thời hạn sử dụng nhưng không có yêu cầu phải xác thực tính chính xác các văn bản này. Sở GTVT TP.HCM cũng đã rà soát và yêu cầu các cơ sở xác minh nhưng thực tế việc xác minh còn rất nhiều khó khăn. Bởi các cơ sở, đơn vị chức năng không đủ năng lực chuyên môn để kiểm tra về mặt bằng cấp. 

Khi được hỏi về trách nhiệm quản lý của mình khi để xảy ra sai phạm nêu trên, ông Bùi Hòa An cho biết, Sở đã đáp ứng mọi quy định của Bộ GTVT cũng như lường trước được các vấn đề tồn đọng, ngay sau khi có kết luận của Tổng Cục Đường Bộ về các sai phạm này, Sở đã tiến hành họp kiểm điểm rút kinh nghiệm các đơn vị có liên quan:

"Trên cơ sở kết luận thanh tra của Tổng Cục thì chúng tôi đã tiến hành xử phạt hành chính đối với các cơ sở đào tạo lái xe sử dụng giáo viên không đủ tiêu chuẩn và cho thôi việc đối với 83 giáo viên này. Đồng thời đình chỉ 2 tháng không được tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo, cắt giảm lưu lượng trên cơ sở thực tế giáo viên bị giảm. Đến thời điểm này, chúng tôi đã ban hành 2 văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát chấn chỉnh hiện tượng sử dụng bằng cấp không hợp pháp và xác thực đối với các giáo viên sử dụng bằng".

Một cơ sở đào tạo lái xe đang cho học viên thực hành.
Một cơ sở đào tạo lái xe đang cho học viên thực hành. 

Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, bên cạnh kiểm tra xử lý nghiêm khắc các sai phạm liên quan đến việc sử dụng văn bằng, giấy tờ giả thì cũng cần đảm bảo quyền lợi cho các học viên nếu bị liên đới với các giáo viên này. Luật sư Trương Thị Hòa cho biết thêm:

"Đây là một câu hỏi rất lớn, nếu mà nói trúng ra thì có những cái giả dối không thể chấp nhận được. Thứ hai nữa là người dân qua chuyện này cũng cần có những đánh giá về chất lượng đào tạo lái xe".

Nhà báo Nam Hưng, Thời báo kinh tế Sài Gòn thì cho rằng: thông tin hơn 80 giáo viên dạy lái xe sử dụng giấy tờ, bằng cấp giả sẽ làm tăng thêm sự bức xúc trong dư luận đối với công tác đào tạo và sát hạch lái xe vốn dĩ đã khá nhiều tai tiếng:

"Những năm qua cộng đồng rất bức xúc vì có những người biết lái xe nhưng luật thì không nắm hoặc nắm rất mơ hồ, khi vi phạm thì nghĩ là sẽ chung chi. Việc này gây ra những hậu quả không mong muốn mà mình hay gọi là xe điên, tôi cho rằng người điên chứ xe nào mà điên. Tôi cho rằng cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý mạnh tay. Bản thân mình là thầy giáo dạy lái xe mà không tuẩn thủ luật pháp thì làm sao dạy lái xe được. Sẽ tạo ra những tài xế học không đến nơi đến chốn hoặc là mua bằng thì sẽ gây hậu quả rất lâu dài".

Quản lý lỏng lẻo và hệ lụy giao thông xấu

Trong thời gian qua, công tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe ô tô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành nhất là sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong.

Thế nhưng những lỗ hổng chết người trong công tác đào tạo sát hạch lái xe ô tô lại liên tục xuất hiện như muốn thách thức những nỗ lực từ các ngành chức năng. Điều cần thiết lúc này là ra sức siết chặt công tác quản lý cũng như nhanh chóng đưa ra những giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe ô tô. 

Khu vực thực hành tại Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát sau khi bị công bố sai phạm. Ảnh: Hà An.
Khu vực thực hành tại Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát sau khi bị công bố sai phạm. Ảnh: Vnexpress

Tính đến hết tháng 2/2020, cả nước hiện có khoảng hơn 300 cơ sở đào tạo lái xe ô tô với 20.000 giáo viên, riêng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 73 cơ sở đào tạo với 6.500 giáo viên dạy thực hành lái xe. Trong hai năm 2018 - 2019, Sở GTVT TP.HCM đã cấp tổng cộng hơn 1 triệu giấy phép lái xe, chiếm khoảng 23% tổng lượng giấy phép lái xe đã cấp trên toàn quốc. Tình trạng số lượng phương tiện tăng vọt đã kéo theo nhu cầu học, dạy và cấp giấy phép lái xe cũng tăng theo tỉ lệ thuận; số cơ sở đào tạo và giáo viên dạy lái xe vì thế cũng mọc lên được ví nhiều “như nấm sau mưa”.

Cũng như các các bộ môn giảng dạy khác, nghề dạy lái xe ô tô cũng được quy định rõ ràng tại Nghị định 65/2016 của Chính phủ và thông tư 12 của Bộ GTVT. Theo đó, giáo viên phải có các văn bằng, chứng chỉ như bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô hoặc lắp ráp ô tô.

Ngoài ra phải có trình độ A về tin học trở lên; giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên; có chứng chỉ kỹ năng nghề hoặc giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành… Chỉ cần nộp đủ các loại giấy tờ trên thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành giáo viên dạy lái xe mà không phải qua bất kỳ một bước kiểm tra tính xác thực về bằng cấp.

Và từ đây, những chiếc bằng lái theo kiểu“bao thi bao đậu” trở thành cần câu cơm của hàng ngàn lái xe từ Nam chí Bắc. Kéo theo đó là hàng loạt hình ảnh xấu xí, thiếu văn hóa trong hoạt động giao thông, trong đó có những vụ tai nạn kinh hoàng mà lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển phương tiện.

Nhiều người đã nhận định một cách chua chát rằng, chính việc dạy và học lái xe một cách đối phó, thiếu nghiêm túc là tiền đề dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong hoạt động giao thông.

Câu chuyện 83 giáo viên dạy lái xe tại TP.HCM bị phát hiện sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả để tham gia đào tạo các học viên một lần nữa phơi bày những góc khuất trong công tác quản lý, đào tạo và sát hạch lái xe ở nước ta. Dù lý do có là gì thì trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước mà trực tiếp là Sở GTVT các địa phương là điều rất đáng lưu tâm.

Việc nghiêm túc kiểm điểm, xử lý hành chính và cho thôi việc đối với các lái xe vi phạm là cần thiết nhưng về lâu dài cũng cần mạnh tay siết chặt khâu quản lý cũng như phải "vá lại" những lỗ hổng chết người trong quá trình đào tạo, sát hạch lái xe; nhất là đối với các cơ  sở, trung tâm dạy lái xe.

Mặc dù Chính phủ đã rất quyết liệt trong chấn chỉnh công tác đào tạo sát hạch lái xe  như lắp đặt camera giám sát việc dạy, học và sát hạch; xử lý các tình huống giao thông bằng phần mềm mô phỏng thực tế; song cũng cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng giáo viên trực tiếp tham gia công tác đào tạo.

Đội ngũ này không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà cũng cần có một nền tảng đạo đức nhất định để có thể hướng dẫn và truyền dạy cho các học viên những kỹ năng, ứng xử cần thiết khi tham gia giao thông. Bộ Giao thông Vận tải thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để có các quy định, cụ thể, chi tiết kiểm tra toàn diện và không để lọt các thầy dạy lái xe có sử dụng bằng giả lại đi làm công tác giảng dạy.

Riêng người giáo viên dạy lái xe trước tiên là một công dân cần tuyệt đối nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bằng cấp, chứng chỉ và đạo đức khi tham gia tuyển dụng, đào tạo. Hơn nữa, nói không với chứng chỉ, bằng cấp giả cũng là cách để thể hiện sự trung thực không chỉ với xã hội và còn là trách nhiệm, đạo đức của người làm thầy.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //