Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông tiếp cận vì cộng đồng: Vẫn còn lắm rào cản

Phóng viên - 17/04/2019 | 6:40 (GTM + 7)

Giao thông tiếp cận là điều kiện vô cùng quan trọng để người khuyết tật có cơ hội hiện thực hoá ước mơ của mình. Thế nhưng hiện nay, giao thông tiếp cận vì cộng đồng vẫn còn lắm rào cản.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người khuyết tật vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đến các địa điểm công cộng.

Theo kết quả cuộc điều tra đầu tiên có quy mô lớn, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế xác định người khuyết tật để thu thập các thông tin toàn diện về cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam, hơn 7% dân số từ hai tuổi trở lên, tức là hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật, có 13% dân số, tương đương gần 12 triệu người, sống trong hộ gia đình có người khuyết tật. T

ỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số. Số liệu trên đã khiến cộng đồng phải trăn trở về thực trạng khuyết tật có ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số đáng kể ở Việt Nam.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu hoà nhập xã hội của cộng đồng người khuyết tật, các đối tượng yếu thế trong những năm qua, song, bà Đặng Huỳnh mai - Chủ tịch Hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam từng đánh giá:

"Từ 2014 đến nay, tốc độ phát triển nhanh hơn. Các địa phương, Sở giao thông vận tải, các đơn vị liên quan giao thông như đường bộ, hàng không… đã giải quyết được nhiều vấn đề cho người khuyết tật. Tuy nhiên, theo xu thế của xã hội phát triển lên, mình càng có những nhu cầu cao hơn, đôi khi mình nhìn lại mình thấy còn nhiều vấn đề mình cần khắc phục”.

Thật vậy, theo Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, người sáng lập và giám đốcTrung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD cho biết, mặt dù nhà nước đã ký và phê duyệt công ước Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật, ban hành luật người khuyết tật Việt Nam và bộ quy chuẩn xây dựng quốc gia đảm bảo người khuyết tật tiếp cận năm 2014, tuy nhiên, người khuyết tật vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đến các địa điểm công cộng.

Theo khảo sát của DRD, trong 1.800 công trình công cộng tại Q.1, Q.3, Q.10 của Tp.HCM thì chỉ có 78 công trình có một số hạng mục mà người khuyết tật có thể sử dụng được.

Các công trình xây dựng cần thiết kế lối đi dành cho người khuyết tật

Trực tiếp tham gia khảo sát và chính bản thân cũng gặp không ít trở ngại nhất định khi sử dụng các phương tiện công cộng, anh Nguyễn Thanh Tùng - điều phối viên dự án hỗ trợ người khuyết tật tại Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) cho biết mặc dù được hưởng chế độ miễn phí nhưng việc di chuyển, sử dụng các phương tiện công cộng vẫn còn gặp nhiều trở ngại vì không ít xe buýt có cửa xe hẹp, gầm xe cao, không có tay vịn; các điểm dừng nhà chờ trên các tuyến chưa được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn; chưa có đủ các biển báo, thiết bị hỗ trợ hướng dẫn bằng âm thanh cho người khiếm thị và khiếm thính.

Thái độ phục vụ của nhân viên phục vụ trên xe buýt đối với người khuyết tật cũng chưa hợp lý.

Anh Nguyễn Thanh Tùng bày tỏ mong muốn:

"Xe buýt hoàn toàn tiếp cận cho người khuyết tật cũng có. Nếu mình nhớ không lầm thì cũng chỉ có 2 chuyến thì phải. Tụi mình cũng mong muốn thứ nhất về phía nhà nước cũng có các chính sách, chế tài cho các nhà thầu. Cái thứ 2, không chỉ công trình công cộng mà các công trình khác cũng phải tính đến nhu cầu của người khuyết tật. Chỉ cần một số thay đổi nhỏ như vậy sẽ giúp cho người khuyết tật rất là nhiều".

Vẫn còn lắm rào cản

Mẫu xe buýt có chỗ dành cho người khuyết tật được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.

Tại các đô thị văn minh trên thế giới, việc chú trọng kiến tạo một hệ thống giao thông minh, hiện đại và mang yếu tố tiếp cận cao với người khuyết tật, các đối tượng yếu thế đã là một xu hướng tất yếu.

Việt Nam đã ký công ước của Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật, đồng nghĩa, toàn xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo quyền cho người khuyết tật.

Theo Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X về chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại của vận tải hành khách công cộng đô thị năm 2018 là 9,6%, năm 2019 là 11,2% và năm 2020 là 15%.

Hiện nay ngành giao thông đang triển khai nhiều giải pháp nghiên cứu, tổ chức khai thác các loại hình xe buýt mới nhằm phục vụ nhu cầu đi lại đa dạng của người dân, cũng như thường xuyên thực hiện mở rộng mạng lưới, rà soát sắp xếp lộ trình, biểu đồ giờ của các tuyến xe buýt hiện hữu cho phù hợp tình hình thực tế.

Trong quá trình ấy, đừng “ngó lơ” những người khuyết tật vốn chỉ mới được đáp ứng một phần nào đó nhu cầu đi lại. Cụ thể, cơ quan chuyên trách cần rà soát, nâng cao các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan về việc thẩm định các phương tiện giao thông công cộng mới đưa vào khai thác, xây dựng các đầu mối giao thông theo hướng nâng cao khả năng tiếp cậnvà đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng.

Song song đó, việc hướng dẫn kỹ năng phục vụ, hỗ trợ người khuyết tật cho các tài xế, tiếp viên phải được chú trọng; tăng thêm các buổi tập huấncho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng về giải pháp thiết kế các công trình tiếp cận với người khuyết tật. Ngoài ra, việc cải tạo nâng cấp một số công trình công cộng nhằm đảm bảo điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật cũng cần được thúc đẩy hơn nữa.

Thời gian tới, hy vọng rằng hệ thống giao thông tiếp cận, một trong những yếu tố tiên quyết giúp người khuyết tật tự tin hoà nhập cộng đồng, sẽ có sự phát triển đột phá hơn, đóng góp vào việc xây dựng một thành xã hội văn minh, bình đẳng và bền vững để: “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Xin nhấn mạnh rằng, nỗ lực để tạo thêm điều kiện cho người khuyết tật mau chóng hoà nhập cộng đồng phải được xây dựng từ chính sách của nhà nước cho đến hành động cụ thể của cộng đồng dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Ngay lúc này, xã hội cần quan tâm hơn đến các nhóm đối tượng thiếu may mắn trong cuộc sống khởi đầu bằng việc nhỏ nhất. Bởi hỗ trợ cộng đồng không phải và không nên nằm ở tầm vĩ mô.

“Thế giới không có người khuyết tật, chỉ có người có năng lực khác nhau”, đó là chia sẻ của cô Dương Phương Hạnh - người khiếm thính hiện đang là Tổng thư ký Liên đoàn nghe kém Quốc tế và là người sáng lập Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED). Đã đến lúc, cộng đồng cần dừng ánh mắt nghi ngại, hay sự thương cảm dành cho cộng đồng người khuyết tật.

Thay vào đó, chúng ta hãy cùng nhau hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa để người khuyết tật có cơ hội phát triển và cống hiến bình đẳng, tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật có thêm hy vọng và động lực để tin rằng mình có năng lực riêng, hoàn toàn có thểcống hiến cho cộng đồng, gia đình và xã hội.

Có như vậy, không chỉ VĐV cử tạ Lê Văn Công – VĐV từng vô địch, phá kỷ lục cử tạ thế giới Người khuyết tật, hay “kình ngư vàng” trên đường đua xanh của thể thao người khuyết tật Việt NamVõ Thanh Tùng; cô thủ thư khuyết tật Huỳnh Thị Xậm được xứng tên trong danh sách 100 phụ nữ 2017 của BBC từ việc truyền cảm hứng truyền cảm hứng từ việc dạy chữ cho người khiếm thị…những con người khuyết tật tài năng được cống hiến cho xã hội, làm rạng danh Việt Nam làm chúng ta tự hào, mà mỗi ngày, mỗi cá nhân trong cộng đồng người khuyết tậtđều có cơ hội được cống hiến cho đất nước, làm chủ cuộc đời mình, bước ra ánh sáng để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //