Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông nông thôn về đích sớm với hơn 366 nghìn tỷ đồng

Phóng viên - 16/10/2019 | 16:34 (GTM + 7)

'Cán đích' mục tiêu trước 1,5 năm, 'diện mạo' mới của giao thông nông thôn là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của sự chung tay giữa Nhà nước và nhân dân.

Ảnh minh họa
Cầu dân sinh thuộc Dự án LRAMP phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Chuyển mình với những con số biết nói

Tính đến năm 2019, có 65,5% dân số sinh sống ở nông thôn với dân số là 63,149 triệu người. Hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm từ đường huyện trở xuống những năm trước 2010 chưa được quan tâm. Một số loại đường như đường ngõ xóm, đường trục nội đồng chưa được xem xét, đánh giá; chiều dài cũng như tỷ lệ cứng hóa còn rất thấp, chiều dài đường GTNT năm 2010 mới đạt tỉ lệ cứng hóa là 37,6%. Có 143 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 331 xã đã có đường ô tô đi đến trung tâm xã nhưng chưa được kiên cố hóa, chưa đi lại được 4 mùa (còn bị gián đoạn khi có thiên tai như mưa, lũ, lụt,…)

Đánh giá về thực trạng GTNT hiện nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, công tác phát triển GTNT trên cả nước đạt kết quả khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển mạnh so với thời kỳ trước, rất nhiều công trình giao thông nông thôn được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và được thực hiện bảo trì thường xuyên.

Đặc biệt là giảm sâu số xã chưa có đường đến trung tâm xã, tăng tỷ lệ cứng hóa các loại đường GTNT; nhiều công trình đường thủy được nạo vét, duy tu luồng lạch, bến bãi tàu xe dành cho hành khách, tập kết hàng hóa được xây dựng, cải tạo; phương tiện vận tải tăng nhanh và đa dạng hình thức phục vụ; tổng vốn huy động cho xây dựng KCHTGT tăng mạnh, phát huy tốt các hình thức xã hội hóa và sự đóng góp của nhân dân trong xây dựng và bảo trì công trình GTNT. Trong 10 năm qua, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 3,5 lần từ 9,1 triệu đồng/năm (năm 2008) lên 32 triệu đồng/năm (năm 2017).

Bà Trần Thanh Thúy - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, tổng các nguồn vốn dành cho GTNT thời kỳ 2010 -2019 là 366.246 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Bộ GTVT huy động để triển khai các chương trình đề án, dự án về GTNT là 12.707 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA, đối ứng của Chính phủ và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân bằng hình thức xã hội hóa; nguồn vốn do các địa phương huy động là 353.539 tỷ đồng.

Trong số 353.539 tỷ đồng do địa phương huy động có 324.006 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng từ các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp các địa phương, vốn ngân sách địa phương, vốn ODA của các địa phương, vốn xã hội hóa qua sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, huy động từ nhân dân và 29.533 tỷ đồng vốn bảo trì, từ nguồn của các địa phương cân đối bố trí, Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương,vốn bảo trì hệ thống đường thủy nội địa.

Giai đoạn 2010 - 2019 cả nước đã xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và bảo trì sửa chữa 345.897km đường, 31.364 cầu, 125.639 cống; Giảm sâu số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã từ 140 xã năm 2010 xuống còn 13 xã năm 2019; Tăng tỷ lệ cứng hóa các loại đường giao thông nông thôn từ 37,9% năm 2010 lên 68,69% năm 2019.

Ảnh minh họa
Xây dựng đường giao thông nông thôn bằng bê tông tại xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Sức mạnh từ nhân dân

Là một trong những địa phương tiêu biểu nhất về xây dựng GTNT, tỉnh Đồng Tháp có 2 cá nhân đã vận động nhân dân đóng góp tiền xây dựng cầu GTNT tổng trị giá 20 tỷ đồng; 02 cá nhân trực tiếp ủng hộ 5,5 tỷ đồng. Ở Tuyên Quang, nhiều cá nhân đã hiến đất, vận động các gia đình trong thôn để xây dựng đường GTNT và rất nhiều tấm gương về sự ủng hộ cho phong trào xây dựng đường GTNT.

Theo UBND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, để có vấn đầu tư xây dựng đường GTNT, huyện đã chỉ đạo các địa phương phát huy “nội lực”, đồng thời có phương án huy động tổng hợp mọi nguồn vốn cho GTNT. Nhờ đó, đến hết tháng 8/2019, toàn huyện đã làm được 829km đường GTNT các loại với tổng kinh phí đầu tư gần 1,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 500 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là hơn 203 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 122 tỷ đồng, ngân sách xã là trên 134 tỷ đồng, và đặc biệt là nhân dân đóng góp trên 605 tỷ đồng, hiến 32,5ha đất để làm đường giao thông.

“Những thành quả đạt được mang ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân”, đại diện UBND huyện Thanh Hà chia sẻ.

Cũng là một địa phương tiêu biểu về xây dựng GTNT, đại diện Sở GTVT Nam Định bày tỏ: “Thật phấn khởi khi công cuộc xây dựng GTNT nhận được sự chung tay góp sức tích cực của nhân dân, với trên 50% nguồn vốn được nhân dân ủng hộ. Điều này là nguồn động lực vô cùng lớn nhằm xóa bỏ những tồn tại hạn chế của địa phương”.

Ảnh minh họa
Người dân vùng xâu, vùng xa vẫn phải lội qua suối khi chưa có cầu dân sinh. Ảnh chụp tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Còn nhiều “rào cản”

Theo đại diện Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, số lượng cầu khỉ, cầu tạm, cầu xuống cấp trên địa bàn hiện còn rất lớn chưa thể thống kế hết (sơ bộ còn trên 500 cầu cần thay thế). Chính vì vậy, sự đi lại của của người dân vẫn còn rất khó khăn, nhất là đối tượng học sinh ở vùng sâu, vùng xa. 

Theo quan điểm của Sở GTVT Đồng Tháp, Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) là một giải pháp phát huy hiệu quả rất lớn và  mong muốn dự án này được tiếp tục triển khai. Cũng theo quan điểm của Sở GTVT Đồng Tháp, Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường có mặt ở đâu thì GTNT ở nơi đó phát triển, bởi đây chính là “cầu nối” giữa người dân, nhà tài trợ với chính quyền và cũng là nơi tổ chức thực hiện thi công công trình. Điển hình như Bến Tre, Đồng Tháp,… đã thực hiện rất hiệu quả. Do đó, cần nhân rộng mô hình này ở tất cả các địa phương.

Dù đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong suốt gần 1 thập kỷ nỗ lực với sự chung sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, quá trình hiện đại hóa GTNT hiện nay vẫn còn là một chặng đường dài với nhiều thách thức. Hệ thống GTNT ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn; cả nước còn 13 xã chưa có đường ô tô đi đến trụ sở UBND xã; 101 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã nhưng không đi lại được 4 mùa; rất nhiều xã đường chưa được cứng hóa lớp mặt, nên việc đi lại còn khó khăn, nhất là trong mùa mưa, lũ.

Theo Bộ GTVT, hiện nay cần những định hướng, mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới nhằm xây dựng bộ mặt GTNT Việt Nam từng bước hiện đại, “sáng, xanh, sạch đẹp”. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể bày tỏ sự ghi nhận và đánh giá cao trách nhiệm của người dân đã chung tay góp sức với Nhà nước xây dựng GTNT trong suốt thời gian qua.

Theo người đứng đầu ngành GTVT, chặng đường sắp tới có những trọng trách và mục tiêu hết sức nặng nề: “Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta phấn đấu đến năm 2020, cả nước có 55% các xã đạt chuẩn về giao thông, năm 2025 tỷ lệ này nâng lên 75%, đến năm 2030 tỷ lệ nâng lên 95%. Để đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nức, Bộ GTVT cùng với chính quyền địa phương các cấp cần phải nỗ lực hơn nữa”.

Trước những mục tiêu mới, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hơp với các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cùng các nhà tài trợ quốc tế hình thành Chương trình Phát tiển GTNT để qua đó đóng góp tích cực vào mục tiêu Thiên niên kỷ là xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu cụ thể hóa các tiêu chí giao thông trong các tiêu chí nông thôn mới
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //