Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giảm khí thải nhà kính trong xử lý rác: Cần giải pháp bền vững

Phóng viên - 13/08/2020 | 6:27 (GTM + 7)

Hiện nay ở Việt Nam, rác thải rắn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc thiêu hủy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những phương pháp này đang là nguồn phát sinh các loại khí nhà kính rất lớn, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân số

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một bãi chôn lấp rác thải tại TPHCM.
Một bãi chôn lấp rác thải tại TPHCM. Ảnh: SGGP

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Viện Khoa học Công nghệ Môi trường (Trường đại học Bách khoa Hà Nội).

PV: Thưa GS, đâu là nguồn phát sinh khí nhà kính chủ yếu trong lĩnh vực xử lý rác thải tại Việt Nam hiện nay?

GS.TS Đặng Thị Kim Chi: Hiện nay công nghệ xử lý rác với Việt Nam phổ biến nhất vẫn là công nghệ chôn lấp rác. Trong quá trình chôn lấp thì các chất thải sẽ được phân hủy,  phát sinh ra một loạt các loại khí, trong đó có các loại khí nhà kính như CO2.

Thứ hai là trong quá trình xử lý rác đốt rác chính quá trình đốt rác mà trong điều kiện có đầy đủ ô xy cũng sinh ra khí nhà kính.

PV: Để giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong hoạt động xử lý rác hiện nay thì chúng ta cần sớm triển khai những giải pháp nào, thưa GS?

GS.TS Đặng Thị Kim Chi: Xu hướng chung của thế giới hiện nay, người ta có đưa ra chứng chỉ phát thải carbon, để làm sao giảm thiểu việc đóng góp khí nhà kính, nhằm ứng phó biến đổi khí hậu. Chính phủ ta đã cam kết đến năm 2030 thì Việt Nam sẽ giảm 9 % tổng lượng phát thải khí nhà kính, tương đương là 83,9 triệu tấn CO2.  

Để giảm khí thải này thì chúng ta sẽ phải quan tâm, áp dụng công nghệ ít phát thải nhà kính nhất trong xử lý rác. Lưu ý, nếu là công nghệ chôn lấp thì sẽ phải giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn đem chôn lấp.

Nếu vẫn còn phải chôn lấp thì chúng ta cũng phải có biện pháp, đó là những bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có hệ thống thu gom khí phát thải sinh ra trong quá trình phân hủy rác tại bãi rác.

Thứ hai là có thể tiến tới áp dụng công nghệ đốt không phát sinh ra khí nhà kính. Thứ ba nữa là chúng ta cũng phải tăng cường, tận dụng các loại hình năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng phục vụ cho đời sống.

PV: Vâng, xin cảm ơn GS!

---

Mời các bạn lắng nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 12/8 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

// //