Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải trí trực tuyến mùa dịch: Không thiếu nội dung nhưng lo chất lượng

Phóng viên - 19/09/2021 | 9:52 (GTM + 7)

Cùng với việc thích nghi để sản xuất chương trình ca nhạc, kịch nói, gameshow trực tuyến, nhiều loại hình mới ra đời thu hút sự quan tâm của công chúng. Giữa rừng nội dung, bên cạnh những nội dung lành mạnh, hợp pháp vẫn không ít những nội dung vi phạm bả

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

“Rác” văn hóa tràn ngập trên không gian mạng là do chúng ta có nhu cầu tìm kiếm sự độc đáo, lạ lùng, bất thường

Thời điểm năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều khán giả và đơn vị sản xuất còn bỡ ngỡ khi trải nghiệm hình thức giải trí trực tuyến tại nhà.

Thì nay, sự phát triển của loại hình này dần được chuyên môn hóa với các sản phẩm như: liveshow ca nhạc, phim ngắn, phim hài, sitcom... được sản xuất và chỉ phát hành trực tuyến. Sôi động bậc nhất là mảng âm nhạc, hài kịch và phim ảnh.

Dù tới nay đã hơn 2 tháng giãn cách, chị Nguyễn Quỳnh Mai ở Hà Nội cũng không thấy buồn chán khi phải ở nhà: 

"Đợt dịch này mình hay ở nhà xem phim online, chơi game online. Có nhiều thời gian rảnh hơn nên xem phim nhiều hơn. Xem phim online có nhiều lựa chọn, phim từ nhiều nước khác nhau thậm chí còn đa dạng hơn ra rạp".

Theo thống kê của YouTube Việt Nam tính đến tháng 5/2021, số lượng người xem các nội dung nấu ăn tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay cả đối tượng trẻ em như Nguyễn Anh Thư, học lớp 6 cũng khó rời mắt khỏi màn hình:

"Từ khi nghỉ dịch ở nhà con xem điện thoại, tivi. Con hay xem nhóm nhạc Hàn Quốc yêu thích, xem tiktok. Tập làm video ngắn đăng lên tiktok. Nhiều khi con cũng cuốn vào quên hết thời gian".

Thời gian ở nhà càng kéo dài, trẻ càng say mê thiết bị công nghệ vốn đã là mối bận tâm của các phụ huynh. Hơn nữa, theo chị Nguyễn Thị Thủy ở Minh Khai, Hà Nội, lo nhất vẫn là nội dung giải trí độc hại trên các nền tảng trực tuyến ngày càng mọc lên như nấm như: xúi trẻ con nghịch dại, hoạt hình chế, quảng cáo lừa đảo...

"Trong thời gian này, các bé nhà mình học online ở nhà. Ngoài giờ học bé muốn xem giải trí mà bấm phải link phim hoạt hình chế bắt giết, máu me rất phản cảm. Hay vào tiktok cũng có clip vui tươi nhưng cũng có làm lố, mạo hiểm".

Thống kê của Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, riêng lĩnh vực phim ảnh có hơn 400 trang web xem phim vi phạm bản quyền. Trong đó 72% chứa các quảng cáo như cờ bạc bất hợp pháp và các phần mềm gian lận, độc hại tác động xấu tới người dùng.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, “rác” văn hóa tràn ngập trên không gian mạng là do chúng ta có nhu cầu tìm kiếm sự độc đáo, lạ lùng, bất thường. Chính xu hướng này khiến người sáng tạo nội dung chạy đua sản xuất, bất chấp hậu quả miễn là lôi kéo sự chú ý của người xem:

"Những người sản xuất nội dung đã nghiên cứu đặc điểm tâm lý của đối tượng làm thế nào kéo sự chú ý. Những gì khiến ta chú ý phải sốc, lạ, chưa từng nghĩ sẽ xuất hiện thì lại được đưa lên được nhiều sự chú ý. Nếu tiếp cận thông tin tiêu cực nhiều quá cũng hình dung về thế giới theo hướng như vậy".

Mới đây, cơ quan chức năng có động thái xử lý mạnh tay, khởi tố trang phim lậu tại Việt Nam vi phạm bản quyền quy mô quốc tế. Ngay trong phiên họp thứ 3 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về quy định phổ biến phim trên không gian mạng trong dự án luật Điện ảnh sửa đổi.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, để kiểm soát nội dung trên không gian mạng hướng tới phương án kết hợp tiền kiểm và hậu kiểm:

"Một trong những thay đổi là cách quản lý phim trên môi trường mạng như thế nào. Những phim trên môi trường mạng sẽ hậu kiểm đưa ra điều cấm cụ thể để nhà sản xuất, phát hành nắm bắt được. Khi phát hành trên môi trường mạng nếu ngành văn hóa, truyền thông phát hiện ra vấn đề sẽ xử phạt. Tinh thần là đã hậu kiểm thì xử phạt nặng".

Cùng sự vào cuộc của cơ quan quản lý, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành nhận định, với đối tượng yếu thế nên trang bị cho lớp trẻ kiến thức và nhận thức đúng về nội dung trên mạng xã hội thay vì để mặc trẻ “bơi” giữa vô số kênh giải trí trực tuyến và loay hoay tự lọc “rác”:

"Con cái chúng ta sẽ lớn lên trong thế giới internet. Có chương trình sẽ rất tốt có những chương trình rất không tốt chúng ta có thể trò chuyện với con về việc đấy để con biết cách lựa chọn. Con cái còn nhỏ học được nhiều thứ bằng cách quan sát cuộc sống. Bài học cuộc sống đem lại cho con nhiều điều hữu ích, miễn là chúng ta có sự khích lệ".

Các loại hình giải trí trực tuyến tiếp tục nở rộ là một xu thế tất yếu. Để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ giải trí trực tuyến, các chuyên gia cho rằng không những phải dựng “tường lửa” lọc thông tin xấu, độc, mà cần trang bị cho công chúng một “hệ miễn dịch” phù hợp để có thể tự bảo vệ mình.

Người sử dụng dịch vụ giải trí không nên bỏ quên “quyền trừng phạt” của mình khi gặp những nội dung phản cảm, dung tục

Với sự nở rộ của loại hình giải trí trực tuyến trên các nền tảng, chỉ có nội dung mới lạ, hấp dẫn mới có thể thu hút người xem. Việc dựng rào cản kỹ thuật, có bộ lọc để loại bỏ nội dung giải trí tác động xấu chỉ là một trong những giải pháp “siết” các kênh trực tuyến “rác”.

Từ góc nhìn của VOVGT, các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, trong đó có việc công chúng thực thi “quyền trừng phạt” của mình:

Quyền trừng phạt của công chúng

Gõ cụm từ “giải trí trực tuyến” trên công cụ tìm kiếm chỉ trong vòng 0,61 giây đã cho ra hơn 300 triệu kết quả khác nhau với vô vàn lựa chọn cho người dùng. Các loại hình giải trí trực tuyến càng lên ngôi trong mùa COVID-19, đáp ứng nhu cầu của hàng triệu thị dân đang cách ly xã hội.

Báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me cũng chỉ ra rằng, có đến 97% người dùng xem video tại nhà ở các chủ đề: phim ảnh, âm nhạc và chương trình thực tế.

Các nhà hát, đơn vị sản xuất chương trình tư nhân cũng nhanh chóng thích nghi cho ra đời sản phẩm trực tuyến trên nhiều nền tảng. Thay vì ghi hình trực tiếp, nhiều chương trình được sản xuất online, nghệ sĩ tự ghi hình tại nhà với nỗ lực mang đến những nội dung hay, ý nghĩa, truyền cảm hứng, gắn kết cộng đồng trong mùa dịch.

Trong cuộc chạy đua giành vị thế, các nền tảng giải trí không ngừng “vung” tiền đầu tư nội dung, lôi kéo nhà sản xuất, nhà làm phim, các ngôi sao để mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn với giá cả dịch vụ ưu đãi.

Nhưng cũng chính bởi mục tiêu phục vụ nhu cầu thưởng thức điều mới lạ là động lực để những người làm nội dung sử dụng đủ các chiêu trò thiếu sự kiểm soát thu hút lượt xem, dẫn tới hệ quả “vàng thau lẫn lộn” trong phát hành sản phẩm giải trí trực tuyến.

Thói quen “xài chùa” hay dễ dàng tiếp nhận sản phẩm sai lệch thẩm mỹ của phần đông công chúng cũng là môi trường lý tưởng để web lậu hay các kênh giải trí phản cảm mọc lên như nấm.

Bộ Thông tin, truyền thông đã có nhiều động thái mạnh tay xử lý, đóng cửa hàng loạt kênh nội dung nhảm nhí, phản cảm và trái pháp luật. Nhưng cách làm này không thể giải quyết tận gốc vấn đề khi xử lý được một thì mọc lên mười kênh tương tự. Nhiều đề xuất về kỹ thuật đã được đưa ra để chọn lọc nội dung hợp pháp và đáp ứng chuẩn mực văn hóa vẫn chưa thu được kết quả.

Lúc này, các kênh giải trí lành mạnh cũng cần làm mới, thay đổi theo hướng thu hút người xem để giành lại lợi thế cạnh tranh. Thực tế, nhiều kênh giải trí làm về từ thiện hoặc nghệ thuật trên nền tảng mới ghi nhận lượt xem đông đảo vì biết cách khai thác đúng nhu cầu, sở thích của công chúng.

Quan trọng nhất, người sử dụng dịch vụ giải trí không nên bỏ quên “quyền trừng phạt” của mình khi gặp những nội dung phản cảm, dung tục. Cùng thao tác gửi báo cáo vi phạm để nền tảng ngưng phát sóng thì việc từ chối xem, nghe, theo dõi là cách chủ động nhất loại bỏ nội dung không phù hợp. Khi nhà cung cấp dịch vụ nhận được nhiều báo cáo về cùng một nội dung xấu, chủ kênh có thể bị giảm mức độ tương tác hoặc thậm chí bị loại bỏ ra khỏi hệ thống.

Và để có thể tỉnh táo thực hiện “quyền trừng phạt” của mình, công chúng cần “hệ miễn dịch” tốt với nhận thức đúng về pháp luật và thói quen giải trí lành mạnh vừa tự bảo vệ mình, vừa làm gương cho lớp trẻ.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

// //