Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải phóng mặt bằng: Trách nhiệm mà chung chung thì còn ì ạch

Phóng viên - 08/07/2020 | 14:27 (GTM + 7)

Đã đến lúc không thể nói chung chung mà cần có những hành động cụ thể, gắn liền với trách nhiệm trực tiếp của những cá nhân, tập thể liên quan.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung được Chính phủ xác định là trung tâm về phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Trên thực tế thì khu vực này dù được đánh giá là có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư, song tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là giao thông còn chậm.

Nguyên nhân chính được chỉ ra là những bất cập trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ nút thắt này, song vẫn cần nhiều hơn nữa sự quyết tâm từ các bên liên quan.

công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án trên địa bàn Thành phố còn chậm, kéo dài.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án trên địa bàn Thành phố còn chậm, kéo dài. Ảnh: Báo Đầu thầu

Theo thống kê của ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM, trong 75 dự án Ban đang quản lý thì có 28 dự án đang đợi mặt bằng, 29 dự án đang thi công nhưng vẫn còn vướng mặt bằng, chiếm đến 75% tổng số dự án.

Không chỉ với các dự án do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM phụ trách mà hầu hết các dự án khác trên địa bàn TPHCM cũng lâm vào cảnh tương tự.

Ông Lương Minh Phúc - Trưởng Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM cho rằng đây là những tồn tại có từ trước và không dễ để tìm ra cách giải quyết:

"Có nghịch lý là công tác đền bù chờ đến 1, 2 năm nhưng thời gian có mặt bằng thi công thì rất ngắn. Ví dụ đường Hoàng Hoa Thám chờ mặt bằng 2 năm nhưng thi công 6 tháng thôi. Kiến nghị là phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và xem đây là nhiệm vụ chính trị trong công tác sắp tới để đẩy nhanh tiến độ các công trình".

Theo đánh giá của Sở GTVT TP.HCM, do nhiều lý do khác nhau mà quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện hữu chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển, các dự án giao thông trọng điểm còn dang dở, hệ thống vành đai chưa hoàn chỉnh, hệ thống đường kết nối vào các cảng cũng còn nhiều hạn chế, các tuyến hướng tâm chưa thể thành hình.

Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chậm trễ này theo ông Phan Công Bằng - Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM chính là công tác giải phóng mặt bằng, mà cụ thể là những bất cập trong các quy định pháp luật liên quan đến công tác này.

Một bất cập khác trong công tác giải phóng mặt bằng tại TP.HCM chính là tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Trong khi Thành phố hết sức sốt ruột thì ở đâu đó, các sở, ngành; quận, huyện, địa phương lại có phần “thiếu quyết liệt” dẫn đến việc không ít dự án trọng điểm phải kéo dài thời gian thi công do địa phương chưa bàn giao được mặt bằng sạch.

Ông Nguyễn Tấn Tuyến - Phó ban Đô thị - Hội đồng Nhân dân TP.HCM cho biết thêm:

"Vướng lớn nhất của các công trình là về bồi thường giải phóng mặt bằng, phần lớn các công trình đều giao về quận huyện chịu trách nhiệm. Công trình kéo dài nhiều năm quá thì phải áp dụng nhiều chính sách về giá trong nhiều thời kỳ nên trở ngại lớn, có khi kéo dài đến 20 năm".

Công trinh thi công nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên (metro số 2). Đây cũng là nhà ga kết nối metro Bến Thành - Tham Lương
Công trinh thi công nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên (metro số 2). Đây cũng là nhà ga kết nối metro Bến Thành - Tham Lương. Ảnh: Thanh niên

Một trong những dự án bị chậm tiến độ do liên quan đến giải phóng mặt bằng là dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Toàn dự án có 602 hộ dân ở bị ảnh hưởng, trong đó có 121 hộ bị ảnh hưởng toàn phần…tổng diện tích thu hồi là 251 ngàn m2 và đến nay mới chỉ có 108 trường hợp đã nhận tiền, 53 trường hợp đã bàn giao.

Một lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho rằng, trên thực tế, công tác giải phóng mặt bằng dự án này vẫn còn nhiều khó khăn như: chênh lệch về giá giữa các quận, chênh lệch giữa người đã bàn giao và sắp tới bàn giao…

Trước những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM đã yêu cầu các đơn vị liên quan cần vào cuộc tích cực hơn để sớm hoàn thành dự án cũng như giữ lại niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

"Nếu tháng 10 năm nay chúng ta không giải ngân được đồng nào từ gói tài trợ rất nhiều triệu USD của nhà đầu tư nước ngoài thì họ sẽ huỷ hợp đồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng tuyến đường sắt số 2 mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và khả năng tiếp nhận các dự án ODA khác của TP.HCM. Nên nói đây là dự án hết sức đặc biệt và phải ứng xử hết sức đặc biệt để vượt qua khó khăn này".

Để có thể tháo gỡ những vướng mắc này, cuối năm 2019 vừa qua, UBND TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép thành phố thực hiện cơ chế, quy trình “đặc thù” để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn. Đến tháng 3/2020,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27 cho phép UBND TP.HCM áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù này.

Đây được xem là sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với TP.HCM nhằm hỗ trợ địa phương này vượt khó, sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, qua đó thể hiện vị trí trung tâm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này một lần nữa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vào đầu tháng 7 vừa qua:

"Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu một gói hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để đầu tư sớm 1 số công trình hạ tầng giao thông kết nói quan trọng cấp bách. Tôi xin nói lại “giao thông, giao thông và giao thông, đất đai, đất đai và đất đai" là những vấn đề mà phải được thúc đẩy đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Mời quý vị cùng đến với góc nhìn của Kênh VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận: "Tầm nhìn qua một ngã tư"
Đã đến lúc không thể nói chung chung mà phải cần có những hành động cụ thể gắn liền với trách nhiệm trực tiếp của những cá nhân, tập thể liên quan trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Cần phải khẳng định rằng, bồi thường giải phóng mặt bằng đã đang và sẽ là nút thắt quan trọng nhất trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Dù đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ; các giải pháp tháo gỡ từ các Bộ ngành hay những đề xuất đột phá từ các địa phương… song trên thực tế vẫn chưa có nhiều biến chuyển khả quan. Đã đến lúc không thể nói chung chung mà phải cần có những hành động cụ thể gắn liền với trách nhiệm trực tiếp của những cá nhân, tập thể liên quan trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Mời quý vị cùng đến với góc nhìn của Kênh VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận: "Giải phóng mặt bằng: Trách nhiệm mà chung chung thì còn ì ạch".

Sau đại dịch Covid-19, lúc này việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó có giao thông được coi là thời điểm “ vàng”. Lý do là hiện nay hầu hết các ngành nghề liên quan đến xuất khẩu của cả nước đều bị đình trệ, đại bộ phận người lao động mất việc, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông được khởi động lúc này không chỉ giúp giải nhanh nguồn vốn đầu tư công chiếm gần 11% tổng giá trị GDP của cả nước mà còn tạo ra vô số công ăn việc làm; kéo theo hàng loạt các ngành nghề như vật liệu xây dựng, thi công, vận tải phát triển.

Đó là chưa kể nguồn vốn vay đối ứng từ nước ngoài, từ tư nhân cho các công trình cũng được giải tỏa để phục vụ.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phải nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương phải thấy “ sốt ruột” và nếu ai không tích cực thúc đẩy vốn đầu tư công thì nên” chuyển sang đơn vị khác”.

Tuy nhiên, điểm nghẽn hiện nay ở TP.HCM, Hà Nội và các địa phương trong cả nước xung quanh việc giải ngân vốn đầu tư công được nhận diện chính là khâu giải phóng mặt bằng. Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến nhiều công trình giao thông “ trầm ê”, kéo dài cả chục năm; vốn đội lên gấp nhiều lần so với ban đầu. Tiền có mà không sao triển khai được công trình.

TP.HCM mặc dù đã được Chính phủ cho phép thí điểm rút gọn quy trình giải phóng mặt bằng, song mục tiêu hoàn thành 32 công trình giao thông trọng điểm của thành phố trong năm nay xem ra khó đạt. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là không có mặt bằng để thi công. Giải phóng mặt bằng còn quá nhiều thủ tục, quy trình không dễ gì vượt qua.

Nếu các sở, ngành cho rằng, trách nhiệm giải phóng mặt bằng là do chính quyền quận, huyện cơ sở; thì chính quyền các địa phương cũng khẳng định, lý do không phải do mình mà buộc phải làm đúng theo quy trình mà chính quyền thành phố và sở, ngành yêu cầu; địa phương không có quyền tự quyết. Trong đó nổi cộm nhất là giá đền bù, vấn đề tái định cư.

Đây là những vướng mắc vượt quá tầm tay của chính quyền cơ sở.

Hiện nay, ở nhiều nơi khi giải phóng mặt bằng, do mức chênh lệch giữa giá đền bù và giá thị trường có khoảng cách khá xa nên người dân chưa đồng thuận di dời, giao trả mặt bằng cho nhà nước thi công. Chính quyền quận, huyện muốn làm mạnh tay có khi lại mất dân chủ, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, dự án càng ách tắc.

Trong khi sở, ngành tham mưu lại chậm hướng dẫn để phù hợp.

Như vậy, cốt lõi câu chuyện ách tắc trong việc giải phóng mặt bằng hiện nay một phần do nguồn vốn đầu tư còn là thủ tục hành chính rườm rà; là hành động thiếu sự phối hợp, tích cực giữa sở, ngành và chính quyền địa phương cơ sở. Nếu các bên không nhiệt tình hợp sức, khó đâu gỡ đó mà ngồi chờ theo quy trình thủ tục thì sẽ khó thúc đẩy.

Đó là chưa kể dù là cơ quan nhà nước quan hệ công tác nhưng tình trạng hồ sơ giải phóng mặt bằng bị ngâm, bị trôi từ tháng này qua tháng khác; chuyển qua chuyển lại tốn thời gian vẫn diễn ra khá phổ biến.

Do vậy đã đến lúc lãnh đạo TP.HCM nói riêng và các địa phương khác nói chung cần yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện phải quyết liệt và thể hiện thực chất hơn nữa trong khâu giải phóng mặt bằng, không nói chung chung.

Điểm mặt, chỉ tên từng đơn vị, tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm ở từng khâu, từng đoạn của quá trình này; nếu để chậm sẽ bị xử lý theo kỷ cương kỷ luật hành chính; không có chỗ cho sự chần chừ, đổ thừa. Chấm dứt tình trạng do trách nhiệm cứ nói chung chung nên giải phóng mặt bằng mãi ì ạch như bấy lâu nay./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //