Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giá vận tải đường biển tăng hơn 500% và nguy cơ lạm phát toàn cầu

Phóng viên - 25/07/2021 | 7:57 (GTM + 7)

Theo các chuyên gia, với 80% lượng hàng hóa của thế giới được vận chuyển bằng đường biển, việc tăng cước phí container có thể khiến giá cả hàng hóa tăng vọt, cùng với đó là nỗi lo lạm phát trên thị trường toàn cầu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển đang cao kỷ lục. ( Ảnh ABC News)
Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển đang cao kỷ lục. ( Ảnh ABC News)

Hơn một năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty Plasdene Glass-Pak, đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm hộp thủy tinh và nhựa có trụ sở tại Tây Sydney, Australia đang từng bước khởi sắc trở lại.

Tuy nhiên, bà Jayne Pearson, Tổng giám đốc Plasdene Glass-Pak cho biết, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng phi mã trong năm qua, là vấn đề khiến công ty cảm thấy lo lắng và gặp rất nhiều khó khăn: “Giá cước vận chuyển container tăng khoảng 20-50% trong năm qua tùy từng khu vực, điều đó khiến chúng tôi phải gánh thêm hàng trăm nghìn USD chi phí. Chúng tôi chưa biết liệu có thể duy trì tình trạng này trong bao lâu. Vì vậy, nhiều khả năng công ty sẽ phải tăng giá bán sản phẩm trong năm nay. Mặc dù đó là mức tăng mà chúng tôi vẫn phải bù lỗ”.

Bà Pearson cho biết thêm, nhiều khách hàng cũng đang phải trả cước phí vận chuyển rất cao trên một số tuyến đường biển, đặc biệt từ Trung Quốc tới Vương quốc Anh: “Các chủ hàng đang phải chứng kiến mức tăng hơn 840% khi vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới Anh. Con số này tăng từ 1.500 USD lên gần 15.000 USD”

Số liệu của Shipping Australia và Mizzen Group cho thấy, tính đến hết tháng 5/2021, chi phí vận chuyển một container 20 feet từ Australia đến Trung Quốc tăng 40%, lên gần 1.500 USD.

Còn theo dữ liệu của Drewry Supply Chain Advisors, tuyến đường thương mại đắt đỏ nhất thế giới hiện nay là từ Thượng Hải tới Rotterdam (Hà Lan), với giá vận chuyển một container 40 feet đạt kỷ lục gần 10.500 USD tăng hơn 500% so với mức trung bình 5 năm qua. 

Ông Paul Zalai thuộc Liên minh thương mại và Vận tải Australia cho biết, sự chậm trễ và chi phí vận chuyển tăng cao khiến các doanh nghiệp Australia thiệt hại hàng tỷ USD: “Một nhà xuất khẩu lớn của chúng tôi rất vui mừng vì có một vụ mùa bội thu với gần 20.000 tấn hạt đậu gà. Tuy nhiên, họ không thể tìm được bất kỳ con tàu vận chuyển nào để có thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Theo tôi cuộc khủng hoảng container là một thách thức lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu”

Do 80% lượng hàng hóa của thế giới, từ cà phê, đường… tới đồ nội thất, linh kiện ô tô được vận chuyển bằng đường biển, nên việc tăng cước phí container sẽ khiến giá hàng hóa tăng cao. Điều này làm dấy lên nỗi lo lạm phát trên thị trường toàn cầu.

Theo các chuyên gia, giá cước vận chuyển cao ngất ngưởng khiến nhiều chủ hàng phải đối mặt với hai lựa chọn, hoặc chấp nhận trả giá cước cao sau đó chuyển chi phí này cho khách hàng, hoặc rút khỏi các thị trường nước ngoài.

Một bến cảng container tại California, Mỹ (Ảnh REUTERS)
Một bến cảng container tại California, Mỹ (Ảnh REUTERS)

Ở chiều ngược lại, các công ty vận tải biển cho biết, họ đang cố gắng hết sức để giảm thiểu tác động của tình trạng tắc nghẽn tại cảng, như thay đổi lộ trình hay bỏ qua một số cảng trung chuyển. Tuy nhiên, theo ông Melwyn Noronha, Giám đốc điều hành hãng vận tải biển Shipping Australia, nhu cầu vận chuyển hàng hóa khổng lồ cùng hàng loạt phụ phí gia tăng khiến chi phí vận hành một tàu chở hàng lên tới 92.000 USD mỗi ngày, chưa bao gồm phí nhiên liệu: “Ùn ứ container rỗng trên khắp thế giới bởi tắc nghẽn tại các bến cảng, do vậy tôi cho rằng giải quyết vấn đề tắc nghẽn cảng cần được xem xét hết sức cẩn trọng. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần đường bộ cũng là vấn đề chúng ta cần phải nghiên cứu để phối hợp cùng nhau tốt hơn”.

Đồng quan điểm trên, ông Alan Murphy, người đứng đầu công ty tư vấn vận tải biển Sea Intelligence cho biết, về cơ bản doanh nghiệp này sắp hết tàu và các container rỗng. Đang có sự thiếu hụt lớn container rỗng vì chúng ở sai vị trí hoặc mắc kẹt tại các cảng và không thể bốc hàng ở châu Á.

Còn theo ông Didier Rabattu, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý tài chính Lombard Odier, đại dịch COVID-19 khiến vận tải đường biển thế giới tê liệt trong giai đoạn đầu, dẫn đến ‘sự sụt giảm nhu cầu chưa từng có’. Việc gián đoạn hoạt động xếp dỡ hàng hóa do lao động tại cảng nhiễm bệnh hay bị hạn chế đi lại trong mùa dịch càng làm tình hình thiếu hụt container thêm trầm trọng.

Chia sẻ với AFP, ông Jean-Marc Lacave, Giám đốc điều hành Cơ quan phụ trách dịch vụ hàng hải Pháp nhận định, tình hình khó có thể trở lại bình thường trước quý I năm 2022, do nhu cầu vận chuyển vượt xa công suất các hãng tàu. Tuy nhiên, ông Lacave cũng trấn an các chủ hàng rằng, mức giá vận tải đường biển hiện tại ‘đã ở đỉnh của đường cong’ và sẽ không tăng tiếp trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, cước phí vận tải biển tăng đột biến tới cả chục lần trong gần 2 năm qua, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao khi hàng ùn ứ, chi phí sản xuất đội lên cao và đặc biệt khó khăn trong việc đặt thuê tàu và tìm container rỗng để đóng hàng.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng tỉnh Tiền Giang, đơn vị xuất khẩu thủy sản tới 90 quốc gia và vùng lãnh thể trên thế giới, cho biết: “Một container 40 feet đi Châu Âu, đi Mỹ lúc trước gần 2.000 USD bây giờ là 10.000-12.000 USD/container. Hiện nay khó trăm bề, hàng hóa xuất không được, xuất thì lỗ, nhưng có những cái lỗ cũng phải xuất bởi vì phải giữ khách hàng, giữ thị trường".

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trước tình trạng giá cước vận tải biển leo thang, Cục đã thành lập tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra việc niêm yết giá và các loại phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //