Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giá lúa Hè Thu giảm, lại nỗi lo giải cứu

Phóng viên - 05/07/2019 | 10:42 (GTM + 7)

Sau 2 năm thành công liên tiếp thì từ đầu năm 2019, ngành lúa gạo lại quay trở lại với điệp khúc “chờ giải cứu”. Tưởng chừng sẽ khả quan hơn, nhưng tình hình lại không được như mong muốn...

Nguyên nhân khiến năng suất thu hoạch năm nay kém là do mưa kéo dài ngay lúc lúa trổ bông gây lép hạt

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với những rủi ro mà ngành lúa gạo ĐBSCL phải đương đầu trong thời gian gần đây, chịu thiệt nhiều nhất vẫn là người nông dân. Bên cạnh đó, đồng hành cùng với bà con, ngành nông nghiệp địa phương cũng có những bước hỗ trợ tạm thời để cùng người nông dân đi qua 1 vụ mùa không như ý. 

Tại thành phố Cần Thơ, năng suất lúa năm nay chỉ đạt khoảng 500- 600 kg/công, giảm từ 100- 200 kg/công so vụ trước. Điều đáng lo ngại là giá lúa đầu vụ lúc này không cao. Lúa tươi loại thường được thương lái thu mua chỉ 3.500 - 4.100 đồng/kg, giảm khoảng 700 đồng/kg trở lên so cùng kỳ… 

Còn tại Hậu Giang, theo thống kê của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, trong 44 ngàn hecta lúa Hè Thu đang trổ chín và thu hoạch đã có đến 676 hecta bị đổ ngã, tỷ lệ thiệt hại lên đến 3-5%. Trong khi đó, những cánh đồng dù ít đổ ngả nhưng năng suất cũng chỉ đạt 500 - 600 kg/công, giảm gần 200kg/công so với vụ năm ngoái. Nguyên nhân là do mưa kéo dài ngay lúc lúa trổ bông gây lép hạt. 

Bên cạnh những ảnh hưởng đến năng suất, việc tiêu thụ lúa Hè Thu cũng đang gặp không ít khó khăn. Theo lý giải của ngành chức năng thì do tình hình xuất khẩu tiểu ngạch bị ngưng trệ, công thêm những hợp đồng xuất khẩu cũng chưa xuất hiện nhiều. Điều này dẫn đến lượng lúa của các doanh nghiệp còn tồn kho nên chậm thu mua cho nông dân. 

Người nông dân đang gặp khó về nhiều mặt: năng suất bị ảnh hưởng, gặp mưa bão thu hoạch thất thoát, giá giảm sâu và chi phí sản xuất vụ này tăng gần 50% số vốn sản xuất như thường niên. Thời gian qua, tại một số khu vực, thậm chí đã ghi nhận tình trạng lúa rớt giá, thương lái bỏ cọc và nông dân không biết bán lúa cho ai. Như vậy, Hè Thu lại là một vụ mùa với nỗi lo “chờ giải cứu”.

Giá lúa Hè Thu giảm khiến hầu hết bà con thu hoạch đều không có lời hoặc lời rất ít

Ảnh hưởng giá lúa, người dân thu hoạch không có lời

Tại Đồng Tháp - một trong những tỉnh được cho là thủ phủ của cây lúa, người nông dân đang lo lắng khi nhiều ruộng lúa đang chín vàng mà tiến độ thu hoạch khá ì ạch, bởi giá lúa đang giảm. 84.000 héc ta trong tổng số 196.000 héc ta đang chờ thương lái. Hơn 1 tháng trước, khi lúa gần chín đã có thương lái hỏi mua lúa nhưng ít ai chịu bán, bởi kì vọng giá lúa sẽ cao hơn. 

Vậy mà gần đến thu hoạch thì lúa tươi giống OM 4900 có giá 4.900 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 4.900 - 5.000 đồng/kg; OM 5451 giá 4.550 đồng/kg; IR 50404 chỉ còn 3.900 - 4.000 đồng/kg. Mức giá này giảm khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Không những vậy, thương lái cũng chẳng thèm đến thu mua lúa. Nông dân Ngô Văn Luận, ngụ tại huyện Tân Hồng, tình Đồng Tháp cho biết: 

“Họ đưa cọc 4.300 nhưng hôm qua họ nói nếu sụt cho còn 4.000 thì họ cắt. Bây giờ lúa cả trăm ngày rồi, lên mọng cây xanh rồi mà vẫn nằm nín thinh hoài luôn”.

Còn tại Hậu Giang, mặc dù đã thu hoạch được hơn 20.000 hecta, ước tính năng suất đạt 6,19 tấn một hecta nhưng do ảnh hưởng của mưa lớn, tuần qua có hơn 2.000 hecta bị đỗ ngã với tỷ lệ từ 5-8%, tỷ lệ thiệt hại 5-30% trên các trà lúa đã vào chín đến sắp thu hoạch. Thiếu nhân công cắt tay và cơ sở phơi sấy nên nhiều nông dân chấp nhận bán lúa tươi tại ruộng với giá giảm từ 300 - 700 đồng/kg so với đầu vụ. 

Nhiều máy bơm vẫn hoạt động liên tục để tháo nước, đây là một trong những cách mà bà con chủ động với thời tiết trong vụ Hè Thu này, nhưng sự chống chọi ngày càng yếu ớt so với thời tiết. Thực tế, sản xuất vụ Hè Thu hiện nay vẫn còn nhiều bấp bênh, sự đánh cược không thua gì vụ Thu Đông. 

Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn phải tiếp tục, bởi trên những cánh đồng hàng ngàn hecta này, bà con vẫn chưa tìm được phương pháp canh tác nào thay thế vụ lúa bấp bênh. Ông Nguyễn Thành Công, ngụ xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết:

“Đỗ ngã quá trời, cắt lúa ướt quá thì cò không mua, mà cắt đúng tuổi chín thì gặp thiên tai gió bão. Khó khăn đủ thứ hết”.

Nhiều nông dân cũng nhìn nhận giá thành sản xuất lúa vụ này cao bởi tăng số lần thuê bơm nước vào ruộng do nắng nóng, tăng thêm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, năng suất lúa loại thường cao nhất chỉ đạt 500- 600 kg/công, giá bán cao nhất là 4.300 đồng/kg. Trước ảnh hưởng của giá cả và năng suất như hiện nay, hầu hết bà con đã thu hoạch đều không có lời hoặc lời rất ít. Ông Đoàn Văn Ngoan, ngụ tại Xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chia sẻ nỗi thất vọng của mình: 

“Đầu tư vô đây là 1,4 triệu rồi,  nếu cắt ra có 3 - 4 bao thì không đủ tiền máy cắt. Mặt đất không có khô được, đất lung cầm thủy hoài. Kéo dài từ ngày sập tới nay là mưa không, cứ hai ngày nắng là 3 ngày mưa, trạm bơm rút không kịp nước. Lúa hư gần như 99% đâu cắt gì được nữa”.

Ngành nông nghiệp nói chung cần có những giải pháp căn cơ hơn, để bà con nông dân không còn phải trông chờ vào việc “giải cứu lúa”. ​​​​​

Nguy cơ chờ giải cứu: Viễn cảnh ám ảnh trong vụ Hè Thu

Quyết không để bà con nông dân một mình chống chịu, ngành nông nghiệp nhiều địa phương đã có những kế hoạch ứng phó với diễn biến thị trường. Trong đó, Hậu Giang cũng đã có quan điểm rất rõ về việc này… PV Vân Tịnh – PV thường trú của Mekong FM tại ĐBSCL đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Đời – Giám Đốc Sở NN& PT Nông Thôn Hậu Giang. 

PV: Hiện tại, không riêng gì Hậu Giang mà tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang gặp khó trong việc thu hoạch lúa Hè Thu do tình hình thời tiết bất lợi và giá cả sụt giảm. Vậy ông nhận định vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Văn Đời: Đến thời điểm hiện tại, giá lúa hiện nay so với đầu vụ đã giảm đi từ 300 - 700 đồng trên một kí. Trước tình hình này, một số công ty doanh nghiệp đến bao tiêu, nhưng các địa phương chưa có động tĩnh gì.

Thậm chí, bà con phản ảnh mấy năm trước, lúc này đã nhận được cọc rồi. Nhưng năm nay, chưa thấy doanh nghiệp đưa tiền cọc hoặc đưa ra phương án nào.

Trao đổi với các doanh nghiệp, nếu số tiền bỏ cọc là 500 ngàn/1000 m2 (tương đương 5 triệu/ 1 héc-ta) thì thương lái, doanh nghiệp sẵn sàng bó đi phần mình đã ký kết với người nông dân.

Đây là trách nhiệm, đề nghị các doanh nghiệp nên hết sức bình tĩnh trước tình hình này và cố gắng cùng với bà con nông dân thực hiện tốt hợp đồng mà doanh nghiệp và công ty đã ký với các địa phương.

Vì trước khi vào vụ, chúng tôi đã làm việc với các doanh nghiệp này và họ cũng đưa ra 2 phương án: 1 là giá sàn, 2 là giá theo thị trường. Nhưng năm nay, đến thời điểm này các thương lái, doanh nghiệp lại phớt lời vấn đề này. Làm như vậy rất là khổ cho người nông dân.

PV: Vậy trước khó khăn này Hậu Giang sẽ có kế hoạch gì để tháo gỡ thưa ông?

Ông Lê Văn Đời: Trước đây, chúng tôi cũng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, để hợp đồng kí kết giữa họ với bà con nông dân dân diễn ra tốt đẹp. Năm nay, trước tình hình này, chúng tôi sẽ kí kết sớm để tháo gỡ khó khăn giúp cho doanh nghiệp cũng như bà con.

Ví dụ, anh thiếu tiền vốn thì chúng tôi bàn bạc tiếp với các ngân hàng để có chính sách tín dụng ưu đãi, giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết trong hợp đồng. Và không phải ký hợp đồng 1 lần là xong mà nó còn mang ý nghĩa lâu dài, bền vững hơn nữa.

Nếu ngoài tầm vấn đề tài chính thì chúng tôi sẽ tổng hợp lại những đề xuất của các doanh nghiệp địa phương, dựa trên cơ sở đó rồi trình báo cho Chính phủ biết năm nay tình hình ra sao. Nên tổ chức hình thức như trạm trữ hay phải làm thế nào so với trước để giúp bà con nông dân sau mùa vụ.

PV: Cảm ơn ông đã dành thời gian trò chuyện cùng chương trình.

Thực tế thì trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam không khả quan. Sản lượng đạt 2,76 triệu tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ và giảm tới hơn 20% về giá trị. Không chỉ giảm sản lượng, giá gạo trung bình chỉ còn 427,5 USD/tấn, giảm tới gần 77 USD so với cùng kỳ. 

Bộ Công thương cho biết nguyên nhân là do không có hợp đồng tập trung với khối lượng lớn để dẫn dắt thị trường, trong khi thị trường lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc thì đang gặp khó khăn do thay đổi chính sách, siết chặt đường tiểu ngạch, đòi hỏi truy xuất nguồn gốc, chất lượng. 

Đây chính là áp lực đối với việc tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu. Nhìn từ hội nghị bàn giải pháp "cứu lúa" Đông xuân hồi đầu năm nay và nhiều lần giải cứu nông sản trước đó đã cho thấy một phần sự thiếu chủ động trong việc dự báo thị trường và xử lý tình hình. 

Bà con nông dân tiếp tục "ngồi trên đống lửa" khi vụ Hè Thu sắp sửa thu hoạch rộ, dù rằng những tín hiệu bất ổn của thị trường xuất khẩu đã được cảnh báo từ đầu vụ Đông Xuân. Thế nên, điều mong mỏi ngay lúc này là ngành nông nghiệp nói chung sẽ có những giải pháp căn cơ hơn, để bà con nông dân không còn phải trông chờ vào việc “giải cứu lúa”. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //