Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giá dịch vụ y tế dựa trên chất lượng bệnh viện, làm sao tránh tiêu cực?

Phóng viên - 15/11/2020 | 7:51 (GTM + 7)

Trong Dự thảo Luật khám chữa bệnh sửa đổi quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo cách hoàn toàn mới. Theo đó, chuyển cách tính giá dịch vụ y tế trên cơ sở hạng bệnh viện sang tính giá dịch vụ y tế thông qua việc đánh giá chất lượng cơ sở khám chữa bệnh.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

- Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị. Giá dịch vụ phụ thuộc vào cái này là đúng. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thì bắt buộc phải nâng cấp các cơ sở bệnh viện, cái này không phải thành tích. 

- Dự thảo phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với những tiêu chí, ví dụ như: Bệnh viện có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, bao nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ - cấp cơ sở; làm được những thủ thuật gì, điều trị được những cái gì...căn cứ vào những cái đó để các bệnh viện phấn đấu. 

- Khám một bác sĩ mới ra trường khác hẳn với khám một giáo sư. Không có bệnh viện nào đổ đồng từ đầu đến cuối được. Có 2 cái dứt khoát phải đưa ra rõ ràng là bình đẳng và công bằng, trả bao nhiêu tiền thì dịch vụ như thế nào cho đúng. 

Vừa rồi là chia sẻ của một số bác sĩ, người quản lý bệnh viện về cách tính giá dịch vụ y tế dựa trên chất lượng bệnh viện được quy định trong Dự thảo Luật khám chữa bệnh sửa đổi do Bộ Y tế soạn thảo.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy việc áp dụng cách tính này đối với bệnh viện chuyên khoa thì phù hợp, nhưng đối với những bệnh viên đa khoa, việc đánh giá chất lượng để đưa ra một mức giá chung cho bệnh viện là khó khả thi. Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy cho rằng, nên thiết lập giá dịch vụ y tế theo khung, với biên độ nhất định chứ không nên áp dụng một giá.

Bệnh viện đa khoa có rất nhiều chuyên ngành, có những chuyên ngành tốt có chuyên ngành xấu, những cái tốt của người ta thì nhập nhằng với cái xấu của bệnh viện đâu có được. Cái đó phải có đánh giá sâu sát cụ thể, khó lắm nếu mà tính điểm theo kiểu đó, có bao nhiêu chuyên khoa phải đánh giá từng chuyên khoa, dựa vào cơ sở nào để đánh giá?

Ở một góc nhìn khác, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi bày tỏ lo ngại về những tiêu tiêu cực xảy ra trong hệ thống y tế khi các bệnh viện “chạy đua” để được công nhận là bệnh viện tốt. 

Về giá dịch vụ khám chữa bệnh, đây là một nội dung hết sức quan trọng, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện có nhiều vấn đề liên quan và nếu sửa đổi không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tạo ra những lỗ hổng có khả năng gây ra trục lợi và lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.  

Lý giải vấn đề này, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định, quy định này sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay về giá dịch vụ y tế. Theo cách tính này, với mức chất lượng nhất định sẽ tương đương với một mức giá cố định, điều này khuyến khích các cơ sở y tế tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng và quyền lợi của người bệnh. Giải pháp này cũng góp phần hạn chế việc lạm dụng các kĩ thuật cận lâm sàng không cần thiết, giảm chi phí cho người bệnh.  

Bây giờ tính theo từng giá dịch vụ người ta sẽ lạm dụng chỉ định cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ phải làm thêm cái nọ cái kia... Thế nhưng khi đã tính theo định suất và tính theo ca bệnh thì cái định suất tính theo giá khám bệnh chữa bệnh, ca bệnh là theo giá nội trú. Từ những cái đấy các bác sĩ sẽ chẩn đoán rất chính xác bệnh... Bây giờ để đảm bảo an toàn, đỡ kiện cáo bác sĩ sẽ chỉ định đi chụp MRI hay CT scanner, từ cái đấy làm cho giá dịch vụ nâng hơn. 

Các chuyên gia cho rằng nên thiết lập giá dịch vụ y tế theo khung, với biên độ nhất định chứ không nên áp dụng một giá

Cũng theo ông Quang, Bộ Y tế sẽ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, trên cơ sở đó giao cho các đơn vị đủ điều kiện do Bộ Y tế cấp phép thực hiện việc đánh giá và chấm điểm các cơ sở KCB, nếu có sai sót Bộ Y tế thu hồi giấy phép. 

Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phân tích thêm, đây là hình thức khoán gọn theo gói dịch vụ, giúp người dân xác định được một ca bệnh cụ thể có tổng giá dịch vụ bao nhiêu; không như trước đây, người dân đi khám chữa bệnh khá tù mù, vì không biết bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm hay thủ thuật gì, với mức giá bao nhiêu. 

Bây giờ đang nghiên cứ đánh giá theo bệnh, gần như là khoán gọn, ở đâu điều trị được cái đó thì trả trả một gói dịch vụ. Gói dịch vụ nào thì do năng lực của bệnh viện đó có cung ứng được gói dịch vụ đó hay không. Ví dụ bây giờ mổ tim phải là bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa hạng cao, có trình độ  chuyên môn làm được hồi sức tích cực, làm được tất cả các xét nghiệm... mổ tim cho 1 trường hợp hết bao nhiêu tiền thì chuyển theo gói đó. Bản chất của nó là giá theo chất lượng. 

Ủng hộ quan điểm của cơ quan soạn thảo, GS. TS Trương Việt Bình, Nguyên Hiệu trưởng Trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Nguyên Giám đốc Học viện Y Dược Học Cổ truyền VN cho rằng, quy định như vậy là cần thiết và phù hợp thực tế, mở ra cơ hội cho các bệnh viện đầu tư nâng cao chất lượng.

Đồng thời khắc phục được sự thiếu công bằng trong cách tính giá dịch vụ căn cứ vào hạng bệnh viện hiện nay. Tuy nhiên, ông Bình cũng lưu ý cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng, không thể đưa ra một khái niệm chung chung. 

Chất lượng dịch vụ có cái tích cực, nhưng phải cụ thể hơn. Chất lượng dịch vụ là người thực hiện dịch vụ đó. Còn đối với những bệnh viện tuy là hạng 1 nhưng giáo sư đầu ngành đó không tham gia KCB chỉ đứng danh thôi thì chất lượng dịch ấy chưa chắc đã tốt.  Chất lượng dịch vụ tốt với điều kiện phải làm rõ ràng minh bạch. Bởi chất lượng phụ thuộc vào người ra đơn thuốc đó, thực hiện cái phẫu thuật đó tùy thuộc vào trình độ, khả năng và thâm niên công tác, ít rủi ro.  

Đừng cân điêu trong y tế

Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh, với hơn 80.000 bác sỹ đang làm việc. Trong những năm qua Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cũng như tạo hành lang pháp lý để nền y học VN tiếp cận được với các phương pháp mới, kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới, hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại sự hài lòng cho người bệnh. 

Đặc biệt, thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ “thu một phần viện phí” sang cơ chế “giá dịch vụ”. Qua đó, giá dịch vụ y tế từng bước được tính đúng, tính đủ, chuyển dần theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế trên cơ sở hệ thống các danh mục dịch vụ, vật tư, thiết bị y tế và hệ thống đơn giá.

Đây là bước đổi mới cơ bản về tài chính y tế, khắc phục tình trạng “bao cấp qua giá”, giúp các cơ sở y tế thực hiện tự chủ tài chính và tăng sự lựa chọn cho người bệnh. 

Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới, chất lượng dịch vụ nhiều nơi chưa tương xứng với giá dịch vụ khám chữa bệnh; quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương vẫn diễn ra và đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế cần có những quy chuẩn cụ thể về mặt pháp lý, cơ quan soạn thảo cũng cần xem xét cẩn trọng những yếu tố dễ phát sinh “tiêu cực”. Ảnh minh họa: Báo Công thương

Bởi vậy, trong lần sửa Luật Khám chữa bệnh lần này, Bộ Y tế đang tập trung điều chỉnh cách tính giá dịch vụ y tế, thay vì tính giá dựa trên hạng bệnh viện như trước đây, dự thảo quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh dựa trên chất lượng của từng cơ sở KCB, giá tính theo từng gói dịch vụ, không tính đơn lẻ. Đây là hướng đi mang tính đột phá, tạo động lực, cơ hội để các cơ sở KCB không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng và phục vụ người bệnh tốt hơn.

Không phủ nhận tín hiệu tích cực từ cơ chế này, thế nhưng việc chấm điểm, đánh giá các cơ sở khám chữa bệnh làm sao phải đảm bảo tính khách quan; giá thành phải đi đôi với chất lượng dịch vụ. 

Vì lẽ đó, ở lần sửa luật này ngoài việc cần có những quy chuẩn cụ thể về mặt pháp lý, cơ quan soạn thảo cũng cần xem xét cẩn trọng những yếu tố dễ phát sinh “tiêu cực” tác động đến “chất lượng” dịch vụ, ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc và đảm bảo “tiền nào của ấy” - người bệnh trả tiền đúng với chất lượng dịch vụ đã cam kết. 

Để cách làm này phát huy hiệu quả, giảm thiểu tiêu cực, cần làm tốt, làm nghiêm công tác giám sát khâu đánh giá chấm điểm, công nhận hạng chất lượng. Ngay cả khi đã công nhận, cũng cần phải theo dõi, đánh giá lại, xem có làm đúng như chất lượng đã được công nhận trước đó không. Rất cần phát huy vai trò của chính người bệnh, người nhà bệnh nhân trong quá trình giám sát thực thi này. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //