Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giá đất 'nhảy múa', người nghèo mòn mỏi đợi an cư

Phóng viên - 08/01/2022 | 8:26 (GTM + 7)

Từ nửa cuối năm ngoái đến nay, dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 nhưng giá đất không những không giảm mà còn liên tục tăng, đặc biệt là các khu vực ven đô, nơi được quy hoạch thành quận đều liên tục nhảy múa leo thang khiến nhiều người muốn mua

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Sau hơn 10 năm làm việc và tích cóp, vợ chồng anh Đỗ Văn Minh (ở Lục Nam, Bắc Giang) mới dám tính tới chuyện mua nhà. Với số tiền tiết kiệm và vay mươn thêm được khoảng 1,6 tỷ, vợ chồng anh Minh hy vọng mua căn chung cư tại Hà Nội đủ cho gia đình 4 người.

Tuy nhiên, hơn hai tháng tìm hiểu tại nhiều dự án, anh Minh không khỏi ngỡ ngàng khi mức giá căn hộ đều tăng, những khu vực phù hợp và có thể ở ngay đều có mức giá trên 2,5 tỷ đồng. Quy sang tìm đất ngoại thành, anh sửng sốt khi đất trong ngõ ở Hoài Đức cũng bị hét giá 30 -40 triệu đồng/m2, khu vực Quốc Oai, cách trung tâm tâm Hà Nội hơn 30km cũng hơn 10 triệu/m2:

"Trước em hỏi thì khu đó khoảng 2-3 triệu, chỗ đắt cũng 3-4 triệu thôi, nhưng giờ những mảnh đẹp được phân lô đều bán chục triệu rồi, hơn chục triệu rồi. Lô thì chia khoảng 100m, từ đó ra Đại lộ Thăng Long khoảng 4km, ra đến BigC khoảng 30-35km".

Cùng cảnh ngộ, vợ chồng anh Đỗ Hoàng Thắng (Văn Lâm, Hưng Yên) lập nghiệp tại Hà Nội nhưng cũng chưa tìm được chỗ để an cư. Dù xác định chỉ đủ tiền mua đất ở ngoại thành, song qua tìm hiểu tại các huyện Đông Anh, Hoài Đức giá đất đều tăng hàng ngày.

Có nơi, cò đất còn thông báo, giá đất dịch vụ đang được bán với giá khoảng 50 triệu/m2, vị trí đẹp có thể đến 70 triệu/m2, trong khi cách đây hơn 1 năm, giá đất khu vực đó chỉ hơn 20 triệu/m2:

"1-2 năm nay thì có thể thông tin Hoài Đức chuẩn bị lên quận thì người dân có thể đổ xô về đây mua nhà và đầu tư ở đây, về đây để ở nhiều. Một căn liền kề khoảng 75m lên đến khoảng 4-5 tỷ".

Giống như Hoài Đức, đất nền huyện Đông Anh, Gia Lâm cũng tăng nhanh chóng. Một nhân viên môi giới nhà đất ở đây quảng cáo, có những mảnh đẹp, ô tô đỗ cửa, cách đường lớn khoảng 200m, giá bán đã tăng gần gấp đôi chỉ trong 3 tuần gần đây.

Theo TS Nguyễn Hữu Cường, Chủ nhiệm CLB Bất động sản Hà Nội, cơn sốt đất thời gian qua là xu hướng tất yếu sau rất nhiều chuỗi hoạt động thu lợi từ các kênh đầu tư vàng, chứng khoán, hay ngoại tệ…

Khi các nhà đầu tư thu nhặt được trong quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn thì nhiều người đã quay sang đầu tư đất đai, tạo nên sốt đất. Điều này diễn ra mạnh mẽ hơn ở những nơi có thông tin quy hoạch thành quận.

"Những thành phần mà nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu mua bán nhà ở, sử dụng thật, nhưng tiền không nhiều và phụ thuộc vào lương cố định, ví dụ như các đối tượng cán bộ, công nhân, viên chức, hay những người có thu nhập thấp, hoặc những đối tượng là cán bộ, y bác sĩ, giáo viên hay nhiều đối tượng đã về hưu thì bị ảnh hưởng bởi cơn sốt giá đất và bất động sản",  TS Nguyễn Hữu Cường cho biết.

Thạc sĩ Hồ Bá Tình, Trường đại học Fulbright Việt Nam cho hay, có khu vực giá đất tăng do sự phát triển của hạ tầng, của quy hoạch. Tuy vậy, dù có khu vực được quy hoạch thành quận, song đến nay vẫn chưa có quy hoạch chi tiết, mà giá đất chủ yếu do “cò” tự “thổi” lên.

"Sốt đất một số nơi thì nó dẫn đến làn sóng đầu cơ, sốt đất lên quá cao thì có thể nhiều người lao vào ôm khi sốt ảo thì dòng vốn đó có thể phải đi vay ngân hàng. Còn một số nơi thì dẫn đến mặt bằng chung của đất có thể cao đến mức rất nhiều người không tiếp cận được nguồn lực đất đai nữa".

Rất nhiều bài học bị sập bẫy sốt đất “ảo” đã diễn ra. Do vậy các chuyên gia cho rằng, người có nhu cầu mua đất ở hoặc ngôi nhà thứ hai, tốt nhất là ký hợp đồng với các tổ chức hoặc sàn bất động sản chuyên nghiệp để được hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro về giấy tờ, về quy hoạch, trước khi quyết định mua bất động sản tại những khu vực có dấu hiệu “sốt” đất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //