Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Gần 90% trẻ em không có cơ hội bày tỏ ý kiến

Phóng viên - 02/06/2020 | 18:28 (GTM + 7)

Xâm hại trẻ em, Bắt nạt qua mạng, Trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em là 3 vấn đề ưu tiên Trẻ em muốn Việt Nam hành động nhiều hơn để giải quyết và cải thiện. Đây là một trong những nội dung của Báo cáo “Tiếng nói Trẻ em Việt Nam” vừa được Việ

Xâm hại trẻ em, Bắt nạt qua mạng, Trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em là 3 vấn đề ưu tiên Trẻ em muốn Việt Nam hành động nhiều hơn để giải quyết và cải thiện. Đây là một trong những nội dung của Báo cáo “Tiếng nói Trẻ em Việt Nam” vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) công bố
Xâm hại trẻ em, Bắt nạt qua mạng, Trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em là 3 vấn đề ưu tiên Trẻ em muốn Việt Nam hành động nhiều hơn để giải quyết và cải thiện. Đây là một trong những nội dung của Báo cáo “Tiếng nói Trẻ em Việt Nam” vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) công bố

Quyền được lắng nghe của trẻ em là một nội dung quan trọng được đề cập trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (Điều 12). Khảo sát Tiếng nói Trẻ em do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phát triển và thực hiện lần đầu tiên tại Thụy Điển vào năm 2014, và tiếp tục được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khảo sát tạo cơ hội cho trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới có thể lên tiếng, phản ánh những vấn đề liên quan tới trẻ em. 

Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam được MSD điều phối triển khai từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020. Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 1.692 trẻ em Việt Nam từ 11 đến 16 tuổi ở 7 tỉnh/ thành phố thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Đây là những trẻ em ở nông thôn và thành thị, trẻ em ở trong nhà trường và trẻ em ngoài nhà trường, trẻ em người dân tộc Kinh, người dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật.

Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ em, từ đó, xem xét thực trạng thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ. Những kết quả của khảo sát này cung cấp thông tin cho các cơ quan thực thi Quyền Trẻ em ở Việt Nam cũng như cung cấp thông tin cho báo cáo bổ sung gửi cho Ủy ban về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc.

Một trong các phát hiện đáng chú ý của khảo sát cho thấy, có tới 88,3% trẻ em tham gia khảo sát cho rằng mình còn có ít cơ hội hoặc không có cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình với người có thẩm quyền ra quyết định. Một trẻ 16 tuổi chia sẻ: “Ở địa phương thì người lớn không nghe theo ý kiến của trẻ em và nói trẻ con không biết gì… Em ngại bày tỏ nhất ở khu dân cư vì họ bảo mình nói linh tinh, họ bảo trẻ con” Điều này chứng tỏ việc thực hiện quyền tham gia, tôn trọng ý kiến của trẻ em còn chưa được hiệu quả, thực chất. 

Ba vấn đề nổi bật mà trẻ em cho rằng, Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện và giải quyết là Vấn đề Xâm hại trẻ em, Bắt nạt qua mạng và Trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em.

Nhóm trẻ em tại Tiền Giang chia sẻ: “Khi người lớn trừng phạt trẻ em có thể khiến cho các em có những suy nghĩ tiêu cực, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng về mặt tâm lý, sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng đến tình cảm, cảm xúc của mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em.”

Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD phát biểu: “Người lớn cũng đã từng là trẻ em, nhưng chúng ta thường quên mất trẻ em cũng có những suy nghĩ độc lập, chín chắn, hiểu biết, và có các giải pháp và quyết định rất hiệu quả.

Chính vì thế chúng ta dù đang mải mê bảo vệ chăm sóc trẻ em, nhân danh vì lợi ích của trẻ nhưng đôi khi quên mất lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng vô cùng chính đáng của trẻ em, và quên mất trẻ em có thể khởi xướng và đưa ra các sáng kiến, giải pháp vô cùng hiệu quả. Đây là lúc chúng ta cần phải thay đổi.

Tôi hy vọng rằng Báo cáo Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam ngày hôm nay sẽ cho quý vị thấy tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn,. Chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng một môi trường, một hệ sinh thái để trẻ em có thể phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình.”

Đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Bà Dragana Strinic phát biểu: “Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội cần hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương nhất bao gồm trẻ em khuyết tật, trẻ em ngoài nhà trường, trẻ em sống ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có giới tính khác…để đảm bảo trẻ em có hiểu biết tốt hơn về quyền của mình và có khả năng tiếp cận các dịch vụ thân thiện với trẻ em”.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ LĐ,TB và XH
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ LĐ,TB và XH

Sau khi lắng nghe những kết quả và phát hiện của Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam, các khách mời của chương trình đã có buổi trò chuyện và tương tác trực tuyến với khán giả theo dõi chương trình về việc đánh giá, thực thi và đảm bảo sự tham gia của trẻ em. Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ:

“Sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em – Bộ LĐ, TB&XH. Cụ thể, hiện nay Cục Trẻ em đang hoàn thiện việc xây dựng Đề án thúc đẩy quyền tham gia của Trẻ em giai đoạn 2021-2025.

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng đề án, chúng tôi cũng lập kế hoạch để lấy ý kiến của trẻ em thông qua các hoạt động khác nhau như tham vấn trực tiếp, khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến,v.v…. để đảm bảo lắng nghe và tham vấn trẻ em nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của trẻ em.

Lấy trẻ em làm trung tâm, lắng nghe trẻ em và hành động vì lợi ích tốt nhất của trẻ cần là kim chỉ nam xuyên suốt trong hoạt động của của tất cả các bên liên quan trong chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em.”

Về phía Thành Đoàn Hà Nội, ông Lý Duy Xuân – Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội nhấn mạnh:

“Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em là cách duy nhất để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Thành Đoàn, Hội đồng Đội TP.Hà Nội đã, đang, và sẽ có những hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của các em trong mọi hoạt động ở trường, ở nhà, và tại cộng đồng, trao quyền để các em có thể cất lên tiếng nói của mình, đặc biệt lưu ý đến việc tăng cường sự tham gia của nhóm trẻ em yếu thế như trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, và trẻ em không được đến trường.”

Từ góc độ của nhà trường và giáo viên - những người đảm nhận công việc giáo dục và gần gũi với trẻ em hàng ngày, bà Hoàng Thị Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm - Hà Nội chia sẻ:

“Trên thực tế hàng ngày giao tiếp với các em, chúng tôi cũng nhận được nhiều chia sẻ của các em xoay quanh vấn đề Quyền Trẻ em. Chương trình giáo dục trong nhà trường đã thực hiện giảng dạy nội dung của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Tuy nhiên việc các em có được thực hiện quyền của mình hay không lại phụ thuộc vào chính người lớn.

Để Quyền Trẻ em được thực hiện hiệu quả, không phải chỉ trẻ em được học mà cả người lớn cũng phải được trang bị kiến thức về Quyền Trẻ em, phải có sự vào cuộc của cả xã hội.”

Kết quả của Báo cáo Khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam sẽ tiếp tục được chia sẻ tới các bên liên quan tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, đảm bảo tiếng nói của trẻ em được lắng nghe.  

Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)

Là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, MSD nỗ lực hành động vì một môi trường phát triển thuận lợi cho sự phát triển của khối các tổ chức xã hội và thúc đẩy việc thực hiện quyền của các nhóm cộng đồng bị lề hoá và dễ bị tổn thương, đặc biệt là nhóm trẻ em, thanh niên, phụ nữ và người khuyết tật.

Chương trình Gia đình Việt của MSD tập trung vào các nỗ lực hỗ trợ quyền của trẻ em và gia đình về Giáo dục Quyền trẻ em, Quản trị quyền trẻ em, Giáo dục công dân toàn cầu, Công dân số, đại sứ bảo vệ môi trường Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại, Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và thanh niên, v.v

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em 

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu thế giới hoạt động vì trẻ em. Chúng tôi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1990 với dự án dinh dưỡng tại tỉnh Thanh Hóa.

Kể từ đó, chúng tôi đã mở rộng các chương trình, gồm sáu lĩnh vực chính: Giáo dục, Sức khỏe và Dinh dưỡng, Bảo vệ Trẻ em, Quản trị Quyền Trẻ em, Giảm nghèo cho Trẻ em, Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ứng phó Khẩn cấp.

Chúng tôi hiện có mặt ở 22 tỉnh trên cả nước với các văn phòng tại Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình thực hiện các chương trình, chúng tôi hợp tác với các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân cũng như các viện nghiên cứu.


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //