Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Game online: Phát triển phải đi đôi với kiểm soát chặt chẽ

Phóng viên - 26/06/2020 | 13:23 (GTM + 7)

Trò chơi trực tuyến, còn gọi là game online ngày càng nở rộ theo xu hướng phát triển của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trò chơi trực tuyến ví như “con dao hai lưỡi”, ngoài mang tính giải trí, vấn nạn “nghiện game online” trong giới trẻ diễn ra ngày càng

Chuyện thiếu niên, học sinh nghiện game, chơi game liên tục dẫn đến bỏ bê học tập, làm việc; suy khỏe suy kiệt, tử vong do kiệt sức; thậm chí rối loạn tâm thần, gây xung đột, thương tích... diễn ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng
Chuyện thiếu niên, học sinh nghiện game, chơi game liên tục dẫn đến bỏ bê học tập, làm việc; suy khỏe suy kiệt, tử vong do kiệt sức; thậm chí rối loạn tâm thần, gây xung đột, thương tích... diễn ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chỉ trong thời gian ngắn đã xảy ra liên tiếp 2 vụ án đau lòng liên quan đến câu chuyện “nghiện game oline”. Điều này giống lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nghiện trò chơi điện tử của giới trẻ.

"Có những trẻ cấp 3 rồi mà vẫn chơi điện thoại mà thôi. Rồi những trẻ em vào đại học là loạn tâm thần, do nghiện game từ nhỏ, quá trình xuyên suốt từ nhỏ đến lớn và uống thuốc cũng không hết được mà rất là nghiêm trọng".

"Đầu tiên chỉ là chơi nửa tiếng, dần dần kéo dài lên 1 tiếng, nhiều khi kéo dài lên 3 tiếng. Tức là bắt đầu vào con đường nghiện game. Trong cuộc sống các em phải học để được trình độ, kỹ năng, kiến thức nào đó phải bỏ công sức. Trong game không cần bỏ công sức được phần thưởng ngay. Phần thưởng trong đó chính là miếng mồi dẫn chúng ta tiếp tục sự nghiệp chơi game online".  

"Có nhiều người nghiện game, phụ thuộc game đến mức là giữa đời sống trên game và đời sống thực thậm chí không phân biệt được. Sẽ có những hành động rất là vô lý không thể ngờ được và hoàn toàn bắt chước một mẫu nào đó ở trên game".

Chuyện thiếu niên, học sinh nghiện game, chơi game liên tục dẫn đến bỏ bê học tập, làm việc; suy khỏe suy kiệt, tử vong do kiệt sức; thậm chí rối loạn tâm thần, gây xung đột, thương tích... diễn ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo Báo cáo điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ hai năm 2015, có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game.

Nếu năm 2008, Việt Nam chỉ có khoảng 1,5 triệu người chơi game online, đến năm 2011, con số này là 11 triệu người. Nguyên nhân của thực trạng, Tiến sĩ Lê Minh Thuận, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, Trưởng khoa Tâm lý học lâm sàng, Bệnh viện Quận 2 cho biết:

"Thực tế, khi một đứa bé thích xem hoạt hình, thích chơi game là xu thế của trẻ em. Đó là cái kích thích thần kinh của trẻ. Tuy nhiên các em chơi nhiều quá thì dẫn đến nghiện, dẫn đến bạo lực và khi nó hóa mình thành những nhân vật trong đó như biến thành 1 siêu nhân nhảy xuống lầu hoặc là biến thành một hoàng tử...

Chính cái đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà người ta khó lường được. Thực tế ở Việt Nam hiện nay rất là nhiều, càng ngày càng nhiều, nhất là ở các đô thị, những gia đình cha mẹ có làm công việc nhiều, có sử dụng các thiết bị điện thoại di động chẳng hạn, đây là một điều rất đáng báo động".

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Huỳnh An, giảng viên bộ môn tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng game hiện nay chứa nhiều hình ảnh không tốt cho trẻ vị thành niên, dễ làm biến dạng nhân cách của trẻ nếu tiếp xúc lâu ngày.

"Những tình huống trên game tác động trực tiếp vào não của mình. Nội dung game bạo lực, thậm chí sex rất nhiều. Khi chơi, mình nhập tâm thì những thông tin đấy nhập vào trí não của mình. Và sống trong thế đó trong một thời gian quá dài thì đem những thứ mình nhiễm đó vào trong đời sống thật của mình".

Theo nhiều chuyên gia, nghiện game khó cai và khó điều trị hơn nghiện ma túy. Để một trẻ nghiện game trở về cuộc sống bình thường không dễ dàng, đặc biệt trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nên rất khó hồi phục. Tiến sĩ Lê Minh Thuận đánh giá:

"Về nghiện game có 3 mức độ, đầu tiên là bình thường, thứ hai là lệ thuộc, thứ 3 là nghiện. Nghiện nặng này biểu hiện, khi trẻ chơi game rồi có hiện tượng là bấn loạn, gây hấn, có thể đánh lại, khủng hoảng và chơi liên tục từ 2-3 giờ/ngày. Học tập giảm sút, lệ thuộc vào luôn. Thời gian đầu khi chơi game nhiều sẽ mất ngủ, khi mất ngủ thì dẫn đến rối loạn tâm thần, những biểu hiện về ngủ gà, ngủ gật, rồi nó không tiếp xúc với những người khác, không muốn giao tiếp với ai, thậm chí tăng cân, béo phì".

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Minh Thuận, công nghệ cũng có nhiều ứng dụng tốt cho cuộc sống. Tuy nhiên, truyền thông phải có những hướng dẫn, định hướng tích cực đến giới trẻ. Nhất là gia đình phải nhắc nhở, chỉ ra cho trẻ em những cái gì là xấu để tranh, vận dụng những công nghệ này vào học tập cho tốt, đừng để nó làm cho mình nghiện và lệ thuộc.

Đối với trường hợp trẻ đã nghiện game, tuyệt đối không nóng giận, la mắng trẻ mà chúng ta phải có biện pháp cụ thể, đưa đến các khoa tâm tâm lý lâm sàng, các nhà có chuyên môn về game đồng hành trị liệu cho trẻ. Ngay cả, nhà trường nếu phát hiện cũng báo ngay cho gia đình; giúp trẻ đến gặp nhà tư vấn tâm lý nhà trường nếu có.

"Về phía cha mẹ mình phải có những giờ giấc để mình sử dụng, mình phải làm gương trước cho con cái. Thứ hai, mình phải cùng chơi với trẻ, mình cũng phải cho trẻ học, học và chơi đúng giờ, chơi những gì? Mình phải cho trẻ biết điều đó. Còn đối với trẻ lớn hơn, trung học... trẻ có ý thức rồi thì mình cũng cho chơi theo giờ và mình quản lý điện thoại đó, cho chơi ở những nơi mình có thể quan sát được.

Thứ 3, luôn nêu cao ý nghĩa chơi game đúng kiểu thông minh và chỉ cho trẻ những cái gì là có hại. Chúng ta nên khuyến khích trẻ chơi những game lành mạnh. Ngoài ra chúng ta phải giúp trẻ vận động ngoài trời, ví dụ bóng đá, học võ thuật, múa, kỹ năng sống... như vậy thời gian trẻ tiếp xúc với điện thoại ít đi".

phụ huynh hãy là những tấm gương tốt, là điểm tựa giúp trẻ tránh được “ma trận khó lường từ game”
Phụ huynh hãy là những tấm gương tốt, là điểm tựa giúp trẻ tránh được “ma trận khó lường từ game”

“Nghiện game online” đang trở thành vấn nạn báo động trong giới trẻ. Cần có sự vào cuộc chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường, cộng đồng và nhất là gia đình, trong việc kiểm soát, định hướng, ngăn chặn những hệ lụy xấu từ game online.

Mời quý vị cùng đến với góc nhìn của VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận: “Trò chơi trực tuyến: Phát triển phải đi đôi với kiểm soát chặt chẽ”

Không thể phủ nhận công nghệ thông tin, internet du nhập vào nước ta hàng chục năm nay đã mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, góp phần phát triển của nền kinh tế - xã hội. Chỉ cần điện thoại thông minh trên tay có thể kết nối thông tin trên cả thế giới.

Cùng với đó, nhiều ứng dụng trò chơi điện tử giúp giải trí, gắn kết bạn bè, tăng kỹ năng nhận thức, trí não; thậm chí còn được đánh giá là môn thi đấu thể thao bổ ích. Thực tế, những hành động trên game rất dễ nhớ, dễ học theo do sự sống động, lôi cuốn, chân thực từ hình ảnh. 

Song, chính điều này lại là “con dao hai lưỡi” nếu việc chơi game bị lạm dụng. Nhất là lứa tuổi học đường – thế hệ tương lại của đất nước, không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý mà cả về hành vi đạo đức, nhân cách. Ban đầu chỉ tiếp xúc giải trí. Lâu dần, những “cuộc chiến” thách thức, hiếu chiến, thích thể hiện mình trên game khiến tâm lý người chơi bất ổn, trầm cảm, bồn chồn, khó chịu, cau có, có hành xử hỗn hào với người lớn.

Một khi đã nghiện game, nguy hiểm hơn cả nghiện ma túy, cờ bạc, dẫn đến trộm cắp, nặng thì bạo lực, gây thương tích. Minh chứng là cái chết của bé trai 5 tuổi tại Nghệ An do nam sinh khi bắt chước làm anh hùng theo trò chơi điện tử. Khi dư luận cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng thì một bé gái khác cũng bị sát do kẻ nghiện game gây ra. 

Để tránh những điều này, trách nhiệm rất lớn từ phía phụ huynh. Do áp lực cuộc sống, nhiều phụ huynh sẵn sàng dành thời gian cho công việc, gặp gỡ bạn bè hơn là dành thời gian quan tâm đến việc học hành, kết bạn, vui chơi, tâm sự cùng trẻ.

Nhiều phụ huynh chỉ biết ngăn cấm, trách phạt trẻ cầm điện thoại, chơi game nhưng bản thân tranh thủ ôm điện thoại lướt web nhiều giờ. Khiến tâm lý trẻ càng bốc đồng, trốn tránh cha mẹ, lao vào những lời khen ngợi, giải thưởng, hào quang “ảo” trên game. Do đó, phụ huynh hãy là những tấm gương tốt, là điểm tựa giúp trẻ tránh được “ma trận khó lường từ game”.

Tốt nhất, không thể ngăn cấm trẻ chơi game, tiếp xúc công nghệ, mạng xã hội nên chủ động phân bố thời gian học tập, vui chơi, giải trí hợp lý; tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, văn nghệ; phát triển các sở thích, năng khiếu thể thao của trẻ.

Hướng dẫn, giáo dục những giá trị tốt đẹp về đạo đức, nhân cách, lối sống. Nhất là phải có sự quan tâm gần gũi, chia sẻ cảm xúc cùng con; để trẻ cảm nhận được đầy đủ tình yêu thương qua đó hạn chế việc tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính. Hoặc kịp thời phát hiện những tâm lý bất ổn; hết sức kiên nhẫn, đồng hành cùng trẻ do điều trị khỏi chứng nghiện game không phải một sớm một chiều.

Ngoài ra, cần sự giám sát, giáo dục của nhà trường. Cùng cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền định hướng rõ mặt lợi, mặt hại của game; kiểm tra hoạt động các phòng internet, rà soát đối tượng tiếp xúc với game. Có chế tài, buộc nhà phát hành game phải tuân thủ quy định về hoạt động quản lý, cung cấp và đối tượng sử dụng dịch vụ game online.

Bởi thực tế, nhiều nội dung game quy định không dành cho trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ nhưng vẫn truy cập được, do khâu quản lý lỏng lẻo. Các địa phương cũng nên ưu tiên, quan tâm tổ chức các sân chơi để thu hút thanh thiếu niên tham gia, phát triển thể chất tinh thần lành mạnh./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //