TP.HCM: "Hố tử thần” xuất hiện giữa ngã 4
Hố tử thần sâu 3 mét và rộng gần 5 mét nằm ngay giữa ngã tư ở TP.HCM gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Với khoảng 25% trong tổng số hơn 8 triệu dân Hà Nội sinh sống tại gần 300 nghìn căn chung cư, tòa nhà cao tầng và tỉ lệ này không ngừng gia tăng, nếu cách ly F1 tại chung cư phải có sự đồng ý của hàng xóm, thì cách làm này liệu có ổn không?
Phóng viên VOVGT đối thoại với GS Lê Vũ Anh, Chủ tịch Hội Y tế công cộng về nội dung này:
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
PV: Hà Nội vừa đưa ra quy định ngoài các đối tượng thuộc 4 nhóm được cách ly nhà thì gia đình thuộc đối tượng F1 sống tại chung cư muốn được cách ly tại nhà cần có sự đồng ý của gia đình hàng xóm. Ông có đánh giá như thế nào về điều này?
GS Lê Vũ Anh: Những người ở cạnh, xung quanh trường hợp F1 không biết gì về chuyên môn cả, thế mà lại bảo người ta phải đồng ý thì mới cho F1 ở nhà, còn không thì sẽ đưa họ đi cách ly tập trung.
Tôi giả dụ, Hà Nội xảy ra dịch lớn, nhiều trường hợp F1, thì hàng xóm sợ chết khiếp, thế bảo “thôi, mời các ông đưa đi cách ly tập trung thôi, chúng tôi ở đây là nguy hiểm lắm, dễ bị bệnh lắm” thì mình có đủ khả năng về mặt chuyên môn để làm chuyện đó không.
Tôi hiểu rằng câu chuyện F1 ở nhà là rút kinh nghiệm của TP. HCM, người ta bị nhiều như thế, không kịp để xử lý nữa thì mới sáng kiến ra: nên chăng là để người ta ở nhà và thử nghiệm trên thực địa thấy rằng: đúng, để người ta ở nhà và điều trị ở nhà như thế đỡ lây nhiễm hơn rất nhiều.
Bây giờ Hà Nội lại bảo rằng dựa vào ý kiến của những người ở cùng chung cư, nếu đồng ý thì người ta ở nhà thì tôi dám chắc là số không đồng ý sẽ rất cao.
Lúc ấy khả năng chuyên môn không đủ đáp ứng và quan trọng hơn, chủ trương rất đúng của ngành y tế và sau đấy được ngành hành chính ủng hộ là để F1 cách ly tại nhà mà tất cả các nước xung quanh, các nước đang có dịch lớn đang áp dụng kiểu đó lại bị phá vỡ chỉ vì một ý kiến của ông CDC Hà Nội.
Không bao giờ làm chuyện đó cả. Không nên có những ý kiến như thế.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông.
Hố tử thần sâu 3 mét và rộng gần 5 mét nằm ngay giữa ngã tư ở TP.HCM gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Sau vụ tai nạn xảy ra trên Đại lộ Thăng Long, Hà Nội khiến một phụ nữ tử vong khi đi xe máy ngược chiều trên làn đường dành cho ô tô, “câu chuyện xe to phải đền xe bé” lại được khơi dậy và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TPHCM cho biết, từ ngày 21/5 sẽ có sự thay đổi trong việc phân cấp đăng ký ô tô, mô tô đối với các đơn vị trực thuộc.
Từ ngày 21/5, người dân tại TP.HCM có thể đến Công an cấp Quận, Huyện, Phường, Xã để đóng phạt vi phạm trật tự ATGT đối với hình thức phạt nguội.
Thông tin từ Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Hội đồng thẩm định Nhà nước đang trình Thủ tướng phê duyệt Đề án quy hoạch mạng cảng hàng không - sân bay cấp quốc gia. Quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội được đề cập trong đề án chung sân bay cả nước.
Trong 4 tháng đầu năm, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị đạt 1,9 triệu lượt. Lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình trên 20.000 lượt/ngày. Trong khi đó, cảnh ùn tắc ở trục đường có tàu điện chạy qua vẫn diễn ra hằng ngày.
Hành vi mở cửa ô tô thiếu quan sát là nguyên nhân của không ít các vụ tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển xe máy, xe đạp và người đi bộ. Hành vi này phản ánh kỹ năng lái xe an toàn và văn hóa lái xe của một bộ phận lái xe còn yếu...