Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

F0 tham gia chống dịch: Giảm áp lực cho lực lượng tuyến đầu

Phóng viên - 08/09/2021 | 6:35 (GTM + 7)

Hiện TP.HCM đang vận động tuyển dụng và sẽ trả lương cho lực lượng F0 tham gia chăm sóc người mắc COVID-19 đang điều trị, nhằm góp phần giảm tải cho lực lượng tuyến đầu, hướng tới mục tiêu khống chế dịch bệnh...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Anh Nguyễn Hồng Kỳ, từng là F0 nay tình nguyện tham gia Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 4, TPHCM. Ảnh: sggp.org.vn

Tham gia ngay từ ngày đầu dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại TP.HCM, anh Trần Thanh Tú (công tác tại Ban chỉ huy quân sự quận 10) đã không may bị nhiễm bệnh. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện dã chiến, được các y bác sỹ tận tình chăm sóc và điều trị, anh Tú thấu hiểu được sự quá tải của các y bác sỹ vì bệnh nhân chuyển về liên tục.

Vì thế ngay sau khi nhận giấy ra viện, anh Tú đã xin ở lại để thay mặt lực lượng nhân viên y tế mang thức ăn và chăm sóc cho các bệnh nhân F0. Tú mong muốn góp 1 phần công sức của mình để thành phố sớm đẩy lùi được dịch bệnh.

“Do là chiến sỹ nên tôi muốn lấy hết sức lực cùng với tinh thần của người chiến sỹ để phục vụ bệnh nhân mau chóng hết bệnh và cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.”.

Giống như anh Tú, anh Hồng (là nhân viên lái xe của công ty Phương Trang) cũng vô tình trở thành F0 khi làm nhiệm vụ vận chuyển y bác sỹ và bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, anh Hồng tiếp tục ở lại để sát cánh cùng lực lượng y bác sỹ ở bệnh viện dã chiến để chăm sóc và vận chuyển các bệnh nhân F0.

“Qua thời gian điều trị xong thì mấy anh em cảm thấy là mình còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước. Cho nên mấy anh em tình nguyện xin ở lại để phục vụ tiếp.”.

Là F0 cách đây 1 tháng, anh Nguyễn Đức Trọng (ngụ quận 7) đã được điều trị khỏi bệnh và nay tiếp tục cách ly tại nhà.Trong thời gian điều trị tại bệnh viện dã chiến, anh không khỏi xúc động khi chứng kiến sự khó khăn vất vả của lực lượng y bác sỹ.

Bên cạnh đó, anh cảm nhận được tâm trạng lo lắng của nhiều bệnh nhân F0 khi biết mình nhiễm bệnh và cần được chăm sóc, hỗ trợ động viên về tinh thần. Khi được hỏi về việc nếu ngành y tế cần lực lượng F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch, anh Trọng khẳng định, luôn sẵn sàng.

“Nếu được ngành y tế mời thì tôi luôn sẵn sàng thôi. Vì những người F0 khỏi bệnh thì có kháng thể rất tốt, khi tham gia vào công tác chống dịch thì sẽ hiệu quả hơn, tránh được tình trạng lây chéo, sẽ giúp được nhiều trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.”.

Nhân viên y tế, tình nguyện viên (áo bảo hộ trắng) hỗ trợ tại bệnh viện dã chiến số 4. Ảnh: CDC Bình Dương

Tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (thuộc TP. Thủ Đức) nơi đang có gần 60 người F0 khỏi bệnh đã tình nguyện ở lại, góp sức trong các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung và điều trị COVID-19 do Bệnh viện phụ trách. Hiện bệnh viện đang tuyển thêm 100 tình nguyện viên từng là F0 ở các vị trí điều dưỡng, bác sĩ, tài xế, hậu cần, phục vụ và chăm sóc F0.

Theo Bác sĩ Trần Văn Khanh (Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh) những F0 đã được điều trị khỏi bệnh sẽ ít nhiều có kinh nghiệm vượt qua bệnh tật, họ hiểu tâm lý, nhu cầu của người bệnh nên sẽ chăm sóc và tư vấn người bệnh tốt hơn tình nguyện viên bình thường. Bên cạnh đó, bản thân những F0 đã khỏi bệnh là một liều thuốc tinh thần cho các F0 đang điều trị.

Bác sỹ Khanh cho biết thêm, các F0 khi tham gia công tác chống dịch đều được thăm khám sức khỏe. Nếu kháng thể tốt, bệnh viện sẽ tập huấn và bố trí công việc phù hợp.

“Trong công việc thì họ sẽ được tập huấn, tùy theo vị trí, ví dụ như chăm sóc bệnh nhân thì phải được tập huấn lại. Trước khi đó thì phải được kiểm tra lại sức khỏe tổng thể 1 lần nữa, xét nghiệm lại rồi kiểm tra sức khỏe tổng quát, rồi được tập huấn về cách mang đồ bảo hộ.”.

Mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã hướng tới việc tuyển dụng và có trả lương đối với F0 khỏi bệnh để tham gia vào các công tác chăm sóc người mắc COVID-19 đang điều trị. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM), lực lượng F0 khỏi bệnh có kháng thể có thể tham gia cùng thành phố trong công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ điều dưỡng, thực hiện công tác hướng dẫn, vệ sinh khử khuẩn… Từ đó để nhân viên y tế dành thêm thời gian thực hiện công tác chuyên môn. Về chính sách, bác sỹ Châu cho biết, Sở Y tế đã có tờ trình và lên kế hoạch.

“Về chính sách thì Sở Y tế đã làm tờ trình và lên kế hoạch để trình cho UBND Thành phố xem xét và phê duyệt. Vấn đề chính sách như thế nào thì cần phải chờ thêm ý kiến của các Sở Lao động, Sở Nội vụ… thì sẽ ra 1 phương án chi tiết.”.

Ngành y tế trân trọng mời người dân đã chiến thắng COVID-19, cảm thấy đủ điều kiện sức khỏe, đủ niềm tin và mong muốn chung tay góp sức, có thể đăng ký tham gia chống dịch COVID-19 tại phòng tổ chức cán bộ của Sở Y tế TP.HCM qua số điện thoại: 028.39309967 hoặc 0907.574.269.

Một tình nguyện viên là sinh viên y khoa đang chăm sóc F0 tại Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh - Ảnh: Thu Hiền

Giảm áp lực cho lực lượng tuyến đầu

Kể từ đợt dịch covid lần thứ tư đến nay, TP.HCM đã có hơn 130 ngàn bệnh nhân covid được chữa khỏi, xuất viện. Đó là chưa kể mỗi ngày cũng có hàng trăm bệnh nhân ở thể trạng nhẹ, ở nhà, tự chữa và đã vượt qua covid. Đây là các con số rất ấn tượng trong bối cảnh dịch covid đang tấn công dữ dội lên hệ thống y tế của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Trong điều kiện các cơ sở y tế, bệnh viện đều quá tải; hàng chục ngàn y bác sĩ của thành phố và cả nước chi viện đã ròng rã căng mình chiến đấu với covid suốt 3 tháng qua nhiều lúc kiệt sức, mệt mỏi.

Các F0 được bàn tay của đội ngũ y bác sĩ ngày đêm tận tay chăm sóc giờ xuất viện đều rưng rưng cảm động và nhiều người trong số họ đã tình nguyện ở lại để tham gia chống dịch. Đây là một lực lượng rất đáng trân trọng vì các lao động này đã sinh kháng thể và tạm thời không  bị nhiễm trở lại.

Thật xúc động khi có các tình nguyện viên là đã từng là F0 giờ với sự trải nghiệm của mình đã hăng hái làm các công việc của điều dưỡng y tá để chăm lo lại cho các bệnh nhân khác. Từ lau mát, giặt giũ quần áo đến chăm từng thìa cháo,chén cơm, viên thuốc cho các F0 khác. Hay tình nguyện đến tận nhà hỗ trợ các F0 vượt qua bệnh tật bằng các liệu pháp tinh thần, lạc quan. Có F0 thì tích cực chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng covid của mình thông qua các kênh truyền thông khác nhau để mọi người cùng nắm bắt, áp dụng. 

Hiện nay, Bộ Y tế cũng đã ra lời kêu gọi các là F0 khỏi bệnh để tham gia cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch. TP.HCM, Bình Dương cũng đã ban hành các chính sách cụ thể, hỗ trợ lương và các trang thiết bị cần thiết cho các F0 khỏi bệnh khi tình nguyện tham gia. Đã có hàng ngàn F0 đăng ký, thực hiện các bước kiểm tra về sức khỏe, dịch tễ để đủ điều kiện gia nhập.

Họ đã tỏa đi khắp các bệnh viện,khu điều trị tập trung; các địa bàn để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, nhất là y bác sĩ trong cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân covid.

Hiện nay, dịch covid còn diễn biến rất phức tạp, biến chủng Delta đang hoành hành khắp thế giới, ở Việt Nam vùng tâm dịch là TP.HCM và các tỉnh phía Nam cũng đang oằn mình chống dịch. Số ca dương tính vẫn còn tăng, số người tử vong vì covid vẫn chưa giảm.

Điều này cho thấy, cuộc chiến chống covid phía trước còn rất gian nan và vô cùng khốc liệt. Việc huy động các F0 khỏi bệnh đủ điều kiện tham gia chống dịch là một cách làm hay, đúng đắn nhằm chia lửa với đội ngũ nhân viên y tế đang ngày đêm vật lộn giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân.

Vấn đề lúc này là cùng với chính sách đãi ngộ và lương bổng cần trang bị cho các F0 khỏi bệnh các kỹ năng cần thiết về chăm sóc điều trị cho bệnh nhân V một cách bài bản và căn cơ hơn. Để các tình nguyện viên này vận dụng với sự trải nghiệm của mình hỗ trợ tốt hơn nữa cho việc chống dịch hiệu quả.

Với các F0 đã chữa bệnh thành công thực sự là một kỳ tích khi đã vượt qua được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Với sự hỗ trợ tích cực của các y bác sĩ mọi người đã chiến thắng covid trong sự lo lắng và hồi hộp của cả bản thân, gia đình và cả cộng động.

Giờ đây khi với tinh thần tri ân, dấn thân trở lại phục vụ cộng đồng, họ thật rất đáng trân trọng; góp phần lan tỏa những năng lượng tích cực và việc làm thiết thực để cùng chung tay đẩy lùi covid.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //