Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đường sắt kiến nghị 1.700 tỷ đồng dùng để làm gì?

Phóng viên - 14/02/2022 | 14:08 (GTM + 7)

Mới đây, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ưu tiên bố trí kinh phí để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn 2022 – 2023 đối với các cầu yếu và tách giao thông đường bộ, đường sắt ở cầu chung.

Ảnh minh họa

Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hiện trên mạng đường sắt quốc gia vẫn còn 3 cầu chung đường bộ - đường sắt: Lục Nam, Long Đại, Phố Lu nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Trong đó:

Cầu Lục Nam, tại Km 24+134 tuyến đường sắt Kép – Hạ Long hay còn gọi là cầu Cẩm Lý, bắc qua sông Lục Nam, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là cầu duy nhất trên mạng lưới đường sắt Việt Nam vẫn đi chung đường bộ - đường sắt trên cùng lòng cầu.

Còn cầu Long Đại, tuyến đường sắt Bắc – Nam, địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và cầu Phố Lu – còn gọi là cầu Chung Lu, tại Km 3+167 trên tuyến đường sắt Phố Lu – Pom Hán, Lào Cai mặc dù đã có cầu đường bộ bên cạnh nhưng người dân vẫn có thói quen qua cầu chung do giao thông đến cầu đường bộ chưa thuận lợi, nên nguy cơ mất an toàn vẫn còn.

Ngoài ra, còn có 428 cầu yếu, hết niên hạn sử dụng hoặc không phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn. Chưa kể, tuyến đường sắt Bắc – Nam còn có 87 cầu có dấu hiệu nguy hiểm, cần phải thay thế hoặc gia cố, bao gồm: 55 cầu khu đoạn Đà Nẵng – Quy Nhơn và 32 cầu đoạn Quy Nhơn – Sài Gòn. Và nhiều cầu xây dựng từ những năm 1936, cá biệt còn có cầu xây dựng từ 1910; nhiều cầu xây dựng trước năm 1975; tải  trọng các cầu nhỏ, chỉ từ 10 – 13 tấn.

Chính vì vậy, đường sắt kiến nghị bố trí khoảng 1.700 tỷ đồng để cải tạo, thay thế 87 cầu nguy hiểm và làm các công trình để tách giao thông đường bộ, đường sắt đối với 3 cầu chung đường bộ - đường sắt trên.

Đồng thời, kiến nghị bố trí vốn giai đoạn 2022 – 2023 để làm cầu vượt qua các giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt tại 9 xử lý; xử lý nguy cơ đá lăn, đá rơi đảm bảo an toàn tại 14 vị trí; cải tạo, sửa chữa 13 hầm tuyến Hà Nội – TP.HCM.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //