Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng lãng phí phụ phẩm nông nghiệp!

Phóng viên - 17/10/2021 | 8:52 (GTM + 7)

Bên cạnh những sản phẩm được tạo ra, mang về kinh tế cho nhà nông thì không ít phụ phẩm nông nghiệp rơi vào cảnh “chất đống” hoặc được xử lý chưa đúng cách, thậm chí là gây ô nhiễm môi trường.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Nhiều phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi - Ảnh minh họa

'Rơm thì máy cắt sẵn, rải ra thì mình đốt chứ em không có bán rơm. Đốt toàn bộ luôn để có chất phân, xới sạ lại cho tốt' - Đó là chia sẻ của một hộ trồng lúa tại miền Tây với diện tích 5 công đất. Theo thói quen canh tác truyền thống, không ít hộ trồng lúa cũng chọn giải pháp tương tự để xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc đốt rơm rạ theo thời gian sẽ dễ dẫn đến tình trạng chai cứng đất, làm thất thoát dinh dưỡng trong đất, diệt luôn cả các loài thiên địch. Cách làm này cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sinh khói bụi, cản trở tầm nhìn của các phương tiện di chuyển trên các tuyến đường gần ruộng lúa. Đó là chưa kể, việc đốt rơm rạ phần nào lãng phí nguồn phụ phẩm từ trồng lúa, trong khi đáng lý ra rơm rạ có thể được tận dụng với nhiều vai trò khác nhau.

Ngụ tại khóm 2, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, gia đình bà Nguyễn Thị Dệt đã có kinh nghiệm gần 40 năm trồng lúa, với khoảng 2-3 công đất. Bà Dệt kể, ngày trước thì rơm rạ chủ yếu đốt bỏ, còn những năm gần đây thì bán cho thương lái, mặc dù không nhiều nhưng cũng có thêm đồng ra đồng vào: 'Chắc cỡ 10 năm trở lại đây, người ta mua 100.000 đồng/công. Người ta cuốn rồi đem về, người ta nuôi bò hay ủ nấm thì mình không biết nữa. Mùa nào người ta cũng lấy hết'.

Theo đó, rơm sau khi thu hoạch có thể dùng để ủ phân hữu cơ rồi bón cho cây trồng, làm thức ăn gia súc hoặc lên liếp trồng nấm rơm,… Đơn cử như với nghề trống nấm rơm, nhờ nguồn phụ phẩm từ việc trồng lúa mà nấm phát triển tốt, người nông dân có thêm hình thức canh tác hiệu quả, cải thiện kinh tế gia đình.

Ông Trần Ước - Chuyên viên Phòng Kỹ thuật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: 'Hiện nay, theo mình đi thực tế ngoài đồng ruộng thì trước đây 100% người nông dân sẽ đốt. Còn bây giờ, tỉ lệ người dân xử lý không gây ảnh hưởng tới môi trường chiếm tới 50% - 60%. Số còn lại thì bà con bán, cày vùi theo mùa vụ'.

Bên cạnh cây lúa, thì cây mía cũng là loại cây trồng đã bám rễ trên đất miền Tây từ nhiều năm qua. Khi được hỏi về cách tận dụng nguồn phụ phẩm là lá mía sau mỗi vụ thu hoạch, ông Trần Văn Tuấn – Trường Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giới thiệu về một cách làm hay được bà con áp dụng tại địa phương trong thời gian qua:

'Ở đây có mô hình trồng dưa hấu trên bè cỏ. Người ta gom lá mía, xong rồi thấy lục bình thì thảy lên hoặc là đưa cỏ lên trên đó. Sau đó, người ta tỉa dưa hấu trên đó. Nước lên tới đâu thì dưa hấu nổi lên tới đó, dưa hấu vẫn sống bình thường. Người ta canh khoảng chừng nửa tháng sau hoặc một tháng sau nước rút thì dưa hấu bắt đất, sống tiếp'.

Cũng theo ông Tuấn, vụ mía này, trên địa bàn huyện Phụng Hiệp có khoảng 4.700ha đang chờ thu hoạch. Mô hình ủ phân từ lá mía hay kết hợp trồng dưa hấu được áp dụng nhưng vẫn còn khá ít. Nhiều năm trước, bà con sử dụng giống mía cũ, ngắn ngày nên thu hoạch vào mùa khô, đa phần bà con chọn cách đốt bỏ phần lá thừa. Còn hiện nay, bà con trồng giống mía dài ngày, khi thu hoạch gặp thời điểm mùa mưa lũ nên có khả năng lá mía ngâm trong nước gây ô nhiễm môi trường. 

Câu chuyện về rơm rạ và lá mía sau mỗi vụ mùa là hai ví dụ cho việc cần quan tâm đến cách xử lý nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Vỏ rau củ, phân gia súc gia cầm,… rõ ràng có nhiều cách để tận dụng những nguồn phụ phẩm này.

Tuy nhiên, có thể bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng có thể chưa có nhiều mô hình hiệu quả được xây dựng, nên rất cần sự chung tay từ các nhà khoa học, sự đồng hành sát sao của ngành nông nghiệp địa phương và sự nhiệt tình học hỏi của bà con nông dân để phụ phẩm nông nghiệp không rơi vào tình trạng bị lãng phí. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //