Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dung dịch rửa tay ảnh hưởng thế nào đến nội thất ô tô?

Phóng viên - 06/08/2020 | 15:33 (GTM + 7)

Các hóa chất như Ethanol trong dung dịch sát khuẩn có thể phản ứng với các bề mặt trong xe, khiến chúng mau chóng xuống cấp nếu không có các lớp bảo vệ đặc biệt…

Theo FordNews, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, con người đã quen dần với việc sử dụng dung dịch sát khuẩn để rửa tay. Không thể phủ nhận thói quen sử dụng dung dịch sát khuẩn sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, nhất là các lái xe khi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người. Song ngược lại nó chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nội thất của xe.

Trong một số nghiên cứu mới đây của Ford, các hóa chất như Ethanol trong dung dịch sát khuẩn có thể phản ứng với các bề mặt trong xe, khiến chúng mau chóng xuống cấp nếu không có các lớp bảo vệ đặc biệt. Kết quả đã được chứng minh sau hàng loạt thử nghiệm từ các vật liệu trong xe với dung dịch sát khuẩn được thực hiện bởi các kỹ sư Ford.Ông Mark Montgomery – Kỹ

sư vật liệu cấp cao tại Trung tâm kỹ thuật vật liệu thuộc Trung tâm kỹ thuật Dunton, Vương Quốc Anh của Ford nhận định: “Mọi người cần lưu ý, có những sản phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế lại gây ra ảnh hưởng xấu khi tiếp xúc với các bề mặt nội thất của xe, nhất là dung dịch rửa tay sát khuẩn, kem chống nắng hay thuốc xịt côn trùng”.

Có thể nói, việc sử dụng dung dịch rửa sát khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên tay là rất tốt, nhưng đừng quên còn rất nhiều chỗ khác trong xe dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là khi dùng chung xe với người khác. 

Do đó, hãy thường xuyên vệ sinh xe; và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất tẩy, oxy già hay amoniac.. Bởi những hóa chất này có thể làm hỏng lớp phủ chống chói và chống vân tay của xe. Để tránh gây hại cho nội thất xe cũng có thể sử dụng dung dịch vệ sinh và khử trùng nhà cửa, đây có lẽ là một lựa chọn phù hợp khi vệ sinh xe.

Trong quá trình vệ sinh xe, Tiến sĩ Jenny Dodman – Giám đốc Y tế của Ford tại Vương quốc Anh cũng đưa ra lưu ý: “Vô lăng, tay cầm, cần số, các nút bấm hoặc màn hình cảm ứng, điều khiển cần gạt nước, xi nhan, tay vịn và bộ điều chỉnh ghế ngồi là những nơi mà lái xe thường xuyên tiếp xúc nên hãy chú ý vệ sinh đặc biệt. Bên cạnh đó, dây an toàn cũng cần phải để tâm, bởi nó thường được vắt chéo qua thân hành khách nên rất dễ bám khuẩn khi họ ho hoặc hắt hơi”.  

Không chỉ với các dung dịch sát khuẩn, đội ngũ Ford trên toàn thế giới còn đang thử nghiệm với nhiều trường hợp khác như thử các vật liệu ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau, kể cả trong trường hợp nhiệt độ bên trong xe lên tới 74 độ C nếu đỗ trên bãi biển vào một ngày nắng nóng. Hay các vật liệu chịu sực tác động liên tục từ tia cực tím (mô phỏng sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) trong thời gian lên đến 48 ngày.

Với những thử nghiệm này, Ford hy vọng sẽ tạo ra được hợp chất có thể kéo dài và duy trì tình trạng tốt cho nội thất xe trong mọi điều kiện.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //