Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng để thầy trò lận đận vì sách giáo khoa mới

Phóng viên - 09/11/2020 | 5:56 (GTM + 7)

Giáo dục là “đòn bẩy” quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, việc đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới chương trình, phương thức giảng dạy mà phải hướng tới các giá trị văn hóa, nhân văn, nền tảng tri thức bền vững.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Năm học mới 2020 - 2021 bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới từ lớp 1
Năm học mới 2020 - 2021 bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới từ lớp 1. Ảnh: Thanh niên

Sách giáo khoa mới lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã áp dụng được 2 tháng.

Nói về lý do đổi mới chương trình, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, hiện nhiều học sinh trong nước có thể giải được những câu hỏi rất khó để giành giải cao tại các cuộc thi quốc tế nhưng năng lực sáng tạo thì có phần hạn chế.

Nên việc đổi mới lần này sẽ giúp tư duy, phương thức giảng dạy của giáo viên phù hợp với xu thế; góp phần xây dựng nên đội ngũ tri thức tương lai sáng tạo có thể cạnh tranh trên trường quốc tế.

"Từ việc dạy học của tất cả các trường học Việt Nam chủ yếu là cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện một số nội dung rất cố định. Ví dụ những bài tập chuyên đề rất khó nhưng học sinh chúng ta vẫn làm được. Nhưng để sáng tạo, làm mới hơn thì học sinh rất khó khăn. Chính vì vậy, việc đổi mới căn bản toàn diện, hướng đến năng lực phẩm chất tự học, tôi cho rằng đây là một điều rất mới và cách tư duy của nhà lãnh đạo nữa".

Thực tế cho thấy đổi mới chương trình giao dục phổ thông là cần thiết. Đồng thời, việc cho phép lựa chọn đầu sách giáo khoa bước đầu thể hiện sự dân chủ trong trong quá trình lựa chọn.

Tuy nhiên, điều khiến giáo viên, phụ huynh, học sinh bức xúc là chương trình có khối lượng kiến thức quá lớn, nhất là nhiều “lỗi sạn” trong biên soạn sách.

"Mình thấy lớp 1 như vậy là hơi nhanh. Ngày xưa, mình học thấy đơn giản, bây giờ trừu tượng, đánh đố nhiều quá nên thành ra là bị áp lực nhiều".

"Tôi thấy chương trình hiện nay rất khó, vội vã quá và gấp gáp quá. Con chưa nhận diện được mặt chữ thì đã phải đọc trơn tru, không cần phải ghép vần".

"Đầu năm mà chúng ta cho các em học 2 vần là hơi nặng. Rồi có bộ sách, mới sang học kỳ 2 là cho các em viết hoa rồi, trong khi ở độ tuổi này các em viết chữ thường đã rất khó khăn".

"Chương trình này rất hay, phát triển năng lực học sinh rất tốt, rèn kỹ năng giao tiếp. Nói chung đối với học sinh tiếp thu nhanh thì rất tốt. Còn đối với các em chậm thì sẽ khó khăn hơn so với sách cũ".

Theo ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, đây là năm đầu tiên thực hiện việc đổi mới chắc chắn sẽ có điều khó khăn. Nhất là dư luận xã hội chưa nắm được một cách đầy đủ, bản chất việc đổi mới chương trình. Mặt khác, SGK mới tuy đáp ứng được các tiêu chí đặt ra của chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng vẫn cần có thời gian dạy thực nghiệm. Việc thực nghiệm SGK cần phải triển khai trước, trong quá trình biên soạn và cả sau khi được thẩm định. Nhưng thực tế, quá trình triển khai cho thấy bất ổn về quy trình thực nghiệm.

"Tôi nghĩ qua trường hợp cụ thể này, ngay cả việc hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa như thế nào cũng có thể hướng dẫn kỹ lưỡng hơn, yêu cầu cụ thể hơn.

Trách nhiệm của hội đồng cũng là phần thẩm định kỹ lưỡng hơn. Và có yêu cầu cương quyết hơn với các tác giả, để những nội dung nào không yên tâm thì yêu cầu các tác giả hoàn thiện trước khi ban hành.

Mặt khác bộ Giáo dục tăng cường lấy ý kiến của dư luận thông qua các kênh khác nhau. Tăng cường mời các chuyên gia độc lập phản biện bộ sách trước khi hội đồng thẩm định chính thức thông qua, rồi Bộ chính thức ban hành".

Sách Toán và Tiếng Việt tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục. Ảnh: Xuân Hoa
Giáo viên hướng dẫn các em tập viết.. Ảnh: SGGP

Ngoài những bất cập trên, sau thời gian thực hiện chương trình mới, ngành giáo dục TPHCM cũng nhìn nhận một số khó khăn khách quan và chủ quan.

Cụ thể, khó đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày như yêu cầu, do tăng dân số cơ học tại một số quận, huyện trên địa bàn.

Một số giáo viên còn lúng túng khi triển khai chương trình, SGK mới nên cần tăng cường thêm các buổi tập huấn. Ngoài ra, SGK mới được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, không còn trợ giá của ngân sách nên giá sách cao hơn trước đây.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Trưởng Phòng giáo dục tiểu học TPHCM cho biết:

"Năm 2020, khai giảng năm học mới vào ngày 7/9. Theo đó, học sinh chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để làm quen với trường. Việc chuẩn bị tâm lý và trang bị những kỹ năng cần thiết cho học sinh trước khi chính thức học chương trình lớp 1 có nhiều hạn chế, đặc biệt ở những trường có số học sinh đông. Theo phản ánh của giáo viên, cha mẹ học sinh, chương trình SGK môn tiếng Việt còn gặp khó khăn trong dạy và học".

Với những khó khăn trước mắt, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề xuất Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ sở giáo dục thực hiện việc xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Nhất là quy định về thời lượng giáo dục tiểu học thực hiện mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, để các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp.

Bên cạnh đó, xác định môn tự chọn ở cấp tiểu học là khoản thu thỏa thuận khi thực hiện xã hội hóa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, xác định bán trú là khâu dịch vụ trong trường học để thực hiện xã hội hóa. Sở cũng đề nghị điều chỉnh Thông tư 36 của Bộ Tài chính về kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Đề cập đến chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc biên soạn sách giáo khoa mới có khối lượng công việc rất lớn, dù ngành giáo dục đã nỗ lực, cố gắng nhưng không tránh khỏi một số sai sót.

Trên tinh thần tiếp thu hết sức cầu thị, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát, để hoàn thiện các bộ sách giáo khoa, cũng như chương trình giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu Nghị quyết 88 của Quốc hội./.

Phụ huynh đưa con chọn sách giáo khoa và sách tham khảo lớp 1 tại một nhà sách ở Hà Nội. Ảnh:
Phụ huynh đưa con chọn sách giáo khoa và sách tham khảo lớp 1 tại một nhà sách ở Hà Nội. Ảnh: Lao động

Giáo dục là “đòn bẩy” quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, việc đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới chương trình, phương thức giảng dạy mà phải hướng tới các giá trị văn hóa, nhân văn, nền tảng tri thức bền vững.

Đây sẽ là nội dung của bài bình luận với nhan đề “Đừng để thầy trò lận đận vì sách giáo khoa mới” của Nhà báo Bùi Trọng Điển – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông.

Những ngày qua, khi trên diễn đàn Quốc hội và dư luận "nóng” lên vấn đề về sử dụng sách giáo khoa mới, cho thấy, vấn đề giáo dục luôn được cả xã hội và mỗi người dân đặc biệt quan tâm.

Vì chuyện học hành, thi cử của con em luôn là nỗi lo lắng thường trực của mỗi gia đình, các bậc làm cha mẹ.

Do vậy, những “hạt sạn” của cuốn Tiếng Việt lớp 1của nhóm Cánh Diều được thẩm định, đưa vào giảng dạy không thể nói một vài câu rút kinh nghiệm, chấn chỉnh là xong mà rất cần một cách nhìn nhận nghiêm túc để xử lý dứt điểm. Trong đó có cơ chế chịu trách nhiệm ở từng khâu, từng bộ phận, không thể chung chung, đổ thừa qua lại.

Có ý kiến cho rằng, mục tiêu cuối cùng là hết lớp 1 con em sẽ biết đọc, biết viết là ổn, không nên quá khắt khe với các lỗi của sách giáo khoa như vừa qua.

Nói điều này là chưa thể hiện hết trách nhiệm, vì bất cứ ở lớp học nào, bậc học nào con em cũng cần được chăm sóc, dạy dỗ theo các chuẩn mực ngay từ ban đầu, nhất là đối với sách giáo khoa cho các em mới đầu tiên học chữ, học nghĩa.

Việc dư luận” dậy sóng” trước các lỗi của sách giáo khoa vừa qua và phần thừa nhận trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy nếu cơ quan quản lý không kịp thời lắng nghe và phản hồi sẽ tạo dư luận không hay, khiến ngành công tác quản lý luôn loay hoay trong các vấn đề  sự vụ mà không thể bứt phá với các chiến lược dài hạn, vững chắc.

Không thể phủ nhận, trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 cho phép các trường và giáo viên được quyền chọn và sử dụng hiện nay có bộ sách được áp dụng khá hiệu quả ở nhiều trường, địa phương; tạo sự hứng khởi cho Thầy và trò.

Đây là thành công bước đầu của quá trình xã hội hóa sách giáo khoa. Tuy vậy, việc thực hiện cũng bộc lộ các tồn tại cần giải quyết. Đó là nội dung của nhiều bộ sách vẫn còn “nặng”, thầy và trò không đủ thời gian để” tiêu thụ” hết trên lớp.

Đối với các thành phố lớn, nhiều lớp sĩ số học sinh quá đông từ 40-50 em học sinh/lớp  cũng khiến cho thầy cô không đủ thời gian kèm cặp cho từng em.

Bên cạnh đó, việc tập huấn, trao đổi kỹ năng thực hiện các sách giáo khoa mới cho giáo viên không nhiều cũng gây lúng túng cho giáo viên.

Ngay khi một số sách giáo khoa có nhầm lẫn, sai sót về ngữ liệu như hiện nay nhưng giáo viên cũng chần chừ và không thể chủ động để thay thế ngữ liệu cho phù hợp vì chưa được phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng, cụ thể.

Như vậy việc thực hiện cùng lúc đổi mới quá trình giáo dục, trong đó có đổi mới sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa nhằm thay đổi, thích ứng với giai đoạn hội nhập là một hướng đi đúng của ngành giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, từ những “lùm xùm” của một số bộ sách giáo khoa khiến dư luận bất bình như vừa qua cho thấy, thời gian tới, ngành giáo dục cần siết chặt quản lý hơn nữa đối với các bộ sách giáo khoa được đưa vào áp dụng. Xử lý trách nhiệm rõ ràng, cụ thể các tập thể và cá nhân ở tất cả các khâu thuộc thẩm quyền.

Trong đó Hội đồng thẩm định kiên quyết loại bỏ các bộ sách giáo khoa không đảm bảo chất lượng ngay từ đầu, tránh để “lọt lưới” ban hành các sách giáo khoa gây hoang mang dư luận như thời gian vừa qua.

Ngành cũng tập trung kiến nghị, hỗ trợ các trường tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cụ thể khi cho triển khai áp dụng các sách giáo khoa mới.

Nhà nước, các bậc phụ huynh và toàn xã hội cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho con em được học tập trong môi trường tốt, cơ sở vật chất trường lớp khang trang.

Từ đó cùng với ngành giáo dục tập trung cho đổi mới toàn diện nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; tránh để thầy và trò nhiều trường phải lận đận khi áp dụng sách giáo khoa mới như thời gian vừa qua./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

// //