Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng để con trẻ 'tự bơi' trong kỳ nghỉ bất đắc dĩ

Phóng viên - 07/04/2020 | 6:38 (GTM + 7)

Sẽ xuất hiện nhiều nguy cơ, từ tai nạn thương tích đến các tổn thương tâm lý do thụ động và không được hướng dẫn đầy đủ để có các hoạt động bổ ích. Nhiều phụ huynh mới chỉ lo “trông nom” chứ chưa thực sự chú ý đến các yếu tố này, hoặc thiếu kỹ năng...

Hiện nay, việc giám sát con trẻ tại nhà mới chỉ đúng nghĩa là “trông nom”, còn các nguy cơ về tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ chưa thực sự được chú ý (Ảnh:  Shutter Stock)
Hiện nay, việc giám sát con trẻ tại nhà mới chỉ đúng nghĩa là “trông nom”, còn các nguy cơ về tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ chưa thực sự được chú ý (Ảnh:  Shutter Stock)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều ngày nay, chị Nguyễn Thị Hoa và chồng phải luân phiên nhau nghỉở nhà trông con. Dù nghỉ dài ngày, nhưng để phòng tránh dịch Covid-19, chị cũng chỉ để các con chơi loanh quanh trong nhà. Thậm chí có lúc vợ chồng chị phải để 2 anh em tự trông nhau:

"Bạn lớn 10 tuổi trông bạn bé 5 tuổi, 2 anh em tự ở nhà trông nhau. Cũng cảm thấy không yên tâm, nhưng vì hoàn cảnh ông bà ở xa, bố mẹ vẫn phải đi làm cho nên các con phải tự ở nhà chăm nhau".

Tình trạng thiếu người chăm sóc con cũng là tình trạng chung của nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay:

"Con tôi cũng còn nhỏ, nhưng làm việc ở nhà không có nghĩa là mình được ngồi chơi với con mà vẫn phải giải quyết các công việc như là lúc mình đến cơ quan làm việc. Chính vì vừa làm việc vừa trông con cũng rất kho khăn, có thể không để ý được có những cái nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn thương tích".

"Tôi cũng đã nghĩ đến phương án gửi con về quê với ông bà, nhưng trường hợp đó cũng gây ra rất nhiều khó khăn vì ông bà ở quê cũng có nhiều cái không được như ở Thành phố, vì thế nó cũng không khả thi".

Như nhiều ý kiến các phụ huynh, hiện nay, việc giám sát con trẻ tại nhà mới chỉ đúng nghĩa là “trông nom”, còn các nguy cơ về tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ chưa thực sự được chú ý. Phân tích về điều này, TS Nguyễn Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Dân số và Gia đình cho rằng, trẻ được nghỉ dài ngày, nên trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn trong quy mô gia đình.

Điều này cũng khiến trẻ dễ đối diện các nguy cơ bị tai nạn thương tích từ các hoạt động như: nô đùa, xô đẩy, trượt ngã do trẻ trèo cao hoặc chạy chơi ở những nơi ẩm ướt, trơn trượt…

"Nếu gia đình mà không nhắc nhở, trông nom chuyện đó thì có khả năng tai nạn với trẻ em bỏng là một, xây xát chân tay, ngã và những tai nạn khác như điện giật. Đó là những cái dễ xảy ra mà ngã là nhiều nhất".

Dẫn số liệu thực tế tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em trong 3 tháng đầu năm, TS Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, trong thời gian này, đơn vị tiếp nhận 57 ca tai nạn thương tích với trẻ em, trong đó nhiều ca chấn thương rất nặng.

Cụ thể, riêng trong tháng 3/2020, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 2 trẻ bị tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng do sự bất cẩn của người lớn, trong đó có 1 trường hợp cháu trai 4 tuổi bị máy ép vải cán dập nát 1 bàn tay phải.

Ở lớp, trẻ em đã quen với những sinh hoạt được lên lịch, không cần phải nghĩ mình chơi gì, học gì. Và bởi có tương tác bạn bè, nên các trò chơi dù lặp lại cũng không nhàm chán (Ảnh: thanhnien)
Ở lớp, trẻ em đã quen với những sinh hoạt được lên lịch, không cần phải nghĩ mình chơi gì, học gì. Và bởi có tương tác bạn bè, nên các trò chơi dù lặp lại cũng không nhàm chán (Ảnh: thanhnien)

Gần đây nhất là tai nạn với 1 cháu trai 11 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội khi bị mảnh vỡ bệ sứ bồn rửa mặt cứa vào cổ, gây tổn thương rất nặng. Đánh giá về tình trạng tai nạn thương tích với trẻ em trong giai đoạnnghỉ thụ độngnày, TS Lê Ngọc Duy cho biết:

"Con số này chỉ phản ánh một phần thực trạng tai nạn thương tích với trẻ em, bởi trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương thường rất nặng, mặt khác trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện khác nữa nên những trường hợp nhẹ như bỏng, bong gân thì người ta đến các phòng khám tư hoặc các cơ sở y tế gần nhà".

Anh Nguyễn Văn Công, giám đốc sáng lập tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing cũngcho biết, khi trẻ ở nhà trong một thời gian dài trong mùa dịch sẽ không thực sự an toàn bằng ở trường. Ngoài các tai nạn thương tích thường gặp khi trẻ vận động, các em còn đối diện các nguy cơ khác từ việc lạm dụng các thiết bị điện tử:

"Khi trẻ con ở nhà trong một thời gian dài, thì chúng tôi còn thấy trẻ em gặp một cái mất an toàn nữa, đó là không gian trên mạng. Khi các em ở nhà nhiều thì các em sẽ sử dụng các thiết bị điện tử để truy cập internet thì các mối nguy trên mạng sẽ rình rập các em nhiều hơn".

Đặc biệt, ngoài các nguy cơ về tai nạn thương tích, trẻ còn có nguy cơ tổn thương về tâm lý khi bị giữ quá lâu trong nhà. TS Nguyễn Trọng An, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng, trẻ con phải được vận động, vui chơi song song với học hành.

Nhưng trong một thời gian dài nghỉ tránh dịch Covid-19, hoạt động của trẻ chỉ phụ thuộc vào gia đình. Do vậy, nếu bố mẹ, người trông trẻ ít quan tâm đến con, thiếu các hướng dẫn cho con có các hoạt động giải tỏa thì trẻ em rất dễ gặp vấn đề về tâm lý:

"Nó cứ giam trong nhà, cứ đi loanh quanh trong nhà, ra đến ngoài đường bị cha mẹ mắng, ví dụ thế thì nó sẽ có vấn đề về tâm lý. Đầu tiên có thể biểu hiện nhẹ thôi, bức bối, rồi bực bội, rồi có thể đánh cãi lẫn nhau, rồi cũng có những đứa trẻ thần kinh yếu, dễ nhạy cảm thì có thể bị đau bụng hoặc những biểu hiện về tâm lý".

Để khắc phục vấn đề này, các chuyên gia cũng lưu ý các bậc cha mẹ cần tạo cơ hội hoặc nghĩ ra các trò cho trẻ vận động, từ nặn đất, vẽ tranh, viết chữ, trồng cây… để tăng cường hoạt động thể chất, hạn chế nguy cơ tai nạn thương tích cũng như giúp trẻ giải tỏa tâm lý.

Làm việc tại nhà mà vẫn chăm sóc quan tâm được con cái theo đúng nghĩa, đó chưa bao giờ là điều đơn giản. Và chơi cùng trẻ đòi hỏi cả nghệ thuật, chứ không chỉ là kỹ năng (Ảnh: thanhnien)
Làm việc tại nhà mà vẫn chăm sóc quan tâm được con cái theo đúng nghĩa, đó chưa bao giờ là điều đơn giản. Và chơi cùng trẻ đòi hỏi cả nghệ thuật, chứ không chỉ là kỹ năng (Ảnh: thanhnien)

Kỳ nghỉ dài, bố trí được người trông nom để trẻ không bị tai nạn thương tích, không xem các nội dung xấu độc trên mạng, với nhiều phụ huynh, như vậy được coi là an toàn, mà quên mất những tổn thương vô hình có thể đang xảy ra với con.

Dưới góc nhìn của VOVGT, những giãn cách vô hình sẽ ngày càng rộng ra, nếu cha mẹ để trẻ tự xoay sở với những tổn thương vô hình đó. 

Giãn cách vô hình

Cho đến thời điểm này, trẻ em có lẽ đã không còn kêu ở nhà chán quá, bởi chúng đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc ở nhà trong giai đoạn này. Và cũng không còn thấy nhiều phụ huynh kêu lúng túng, khó khăn như trong vài tuần đầu nghỉ học vì dịch bệnh.

Trên trang cá nhân, một số ông bố, bà mẹ đã chia sẻ những khoảnh khắc đáng yêu của con trẻ khi vui chơi ở nhà, với các trò ngộ nghĩnh chúng tự nghĩ ra. Còn trẻ lớn thì đã nhịp nhàng ngồi vào bàn đúng giờ, theo các chương trình học từ xa trên truyền hình, internet.

Đó ít nhiều là một tín hiệu cho thấy sự thích nghi của trẻ em với kỳ nghỉ dài thụ động, hơn hai tháng từ đầu mùa dịch đến nay.

Song, mạng xã hội có thể là một gương mặt rất khác của đời sống thực. Ở đó, người ta thường chỉ sẵn sàng chia sẻ những điều đẹp đẽ, những hình ảnh dễ thương. Thế giới của trẻ em phía sau cánh cửa đóng kín mùa dịch, có thể rất khác so với những điều người lớn tiện phô ra trước đám đông.

“Bây giờ con làm gì hả mẹ?” Tôi không rõ, mỗi ngày nhận được bao nhiêu lần câu hỏi này từ cậu con trai tuổi mẫu giáo. Ở lớp, chúng đã quen với những sinh hoạt được lên lịch, không cần phải nghĩ mình chơi gì, học gì. Và bởi có tương tác bạn bè, nên các trò chơi dù lặp lại cũng không nhàm chán.

Nhưng ở nhà không thế. Nặn, vẽ, xếp hình, truyện tranh… quanh đi quẩn lại, cũng chỉ bấy nhiêu, còn các trò vận động  thì rất khó tổ chức trong không gian chật hẹp.

Trong khi người lớn dù ở nhà, vẫn phải làm việc từ xa. Nếu không có anh chị em, gần như chúng lủi thủi một mình với đồng đồ chơi không còn hứng thú. Chưa kể, chúng còn có thể bị “bạo hành tinh thần” một cách không cố ý, nếu làm ảnh hưởng đến công việc của người lớn.

Không riêng trẻ nhỏ, mà ngay cả nhóm trẻ lớn hơn cũng có những tổn thương vô hình bởi sự thụ động trong kỳ nghỉ dài. Những thú vui tạm thời bị gác lại. Những tương tác với bạn bè bị đứt quãng. Sự bí bách trong tâm sinh lý khi nhu cầu vận động, nhu cầu chia sẻ không được giải tỏa. Trong khi ở độ tuổi sắp lớn và mới lớn, bản thân trẻ thường đã có xu hướng dựng “hàng rào” với cha mẹ.

Đó là một thực tế đang diễn ra tại nhiều gia đình, nhưng ít được nhắc tới, thậm chí ít được để ý. Bởi không ít phụ huynh vẫn cho rằng, trẻ ở nhà có người để mắt, không tai nạn thương tích, không tự ý xem các nội dung xấu độc trên mạng, thế là an toàn.

Chính quan niệm giản đơn của người lớn về sự an toàn, đã khiến nhiều đứa trẻ đang vô tình bị “bỏ rơi” với những tổn thương không thể nhìn thấy. Nó không chỉ triệt tiêu hứng thú với hoạt động vui chơi, mà còn dẫn đến những trạng thái cảm xúc tiêu cực, thái độ tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Nhu cầu của chúng về sự quan tâm chia sẻ từ bố mẹ nếu không được đáp ứng, cũng sẽ dần mất đi. Đó là lúc, đứa trẻ ngày càng rời xa vòng tay chúng ta, ngay cả khi đang chơi bên cạnh.

Cũng có những người nhận ra sự lúng túng bí bách này của con, nhưng không biết làm sao, rồi đành chặc lưỡi bỏ qua, vì còn phải lo công việc.

Làm việc tại nhà mà vẫn chăm sóc quan tâm được con cái theo đúng nghĩa, đó chưa bao giờ là điều đơn giản. Và chơi cùng trẻ đòi hỏi cả nghệ thuật, chứ không chỉ là kỹ năng. Nhưng trên cả nghệ thuật, trẻ cần hơn hết một tấm lòng, một sự lắng nghe và chia sẻ thực sự của cha mẹ với từng cảm xúc, từng suy nghĩ của chúng.

Để những than thở của chúng không bị phớt lờ, những reo vui của chúng không bị chưng hửng, những câu hỏi của chúng không bị rơi vào hư vô, để những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc cũng được gợi ý mà  biến thành trò chơi thú vị.

Và, để thu hẹp lại khoảng cách giữa chúng ta với con trẻ, chứ không phải là giãn cách thêm, sau kỳ nghỉ bất đắc dĩ này./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

// //