Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đưa nông sản Việt vào kênh phân phối hiện đại

Phóng viên - 16/09/2020 | 5:41 (GTM + 7)

Việc đưa các mặt hàng nông sản sạch của Việt Nam vào kênh phân phối hiện đại không chỉ tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá thương hiệu cho đặc sản trong nước.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Anh Vàng A Sa, Tổ trưởng tổ hợp tác bản Bó Nhàng 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Chính thức ra mắt từ cuối năm 2017, dự án “Sinh kế cộng đồng” có mục tiêu hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho nhóm hộ nông dân, ngư dân nghèo sống ở các xã vùng sâu, vùng xa, duyên hải khó khăn và ưu tiên cho nông dân đồng bào dân tộc thiểu số.

Tham gia chương trình, người dân được định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, tiếp cận nguồn tài chính ứng trước, bên cạnh đó được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Kể từ khi có dự án, cuộc sống nhiều hộ gia đình đã từng bước thay đổi.

Anh Vàng A Sa, Tổ trưởng tổ hợp tác bản Bó Nhàng 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La chia sẻ: “Hiệu quả của dự án cải thiện gia đình mình rất nhiều cả về mặt kinh tế lẫn kiến thức. Trước kia mình sản xuất bán cho thị trường thương lái ở tại địa phương thì thu nhập cả gia đình mỗi tháng chỉ được 3-4 triệu. Sau khi có dự án cộng với cán bộ trung tâm dịch vụ của huyện kết hợp tập huấn thì mình đã bán được sản phẩm ở những thị trường xa hơn như Hà Nội, nhờ đó mỗi người trong gia đình có thể thu nhập từ 7-8 triệu/tháng”.

Sinh kế cộng đồng góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt trong hệ thống phân phối hiện đại
Sinh kế cộng đồng góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt trong hệ thống phân phối hiện đại

Sau hơn 3 năm triển khai, dự án Sinh kế cộng đồng không chỉ giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, yên tâm sản xuất mà còn mở ra cơ hội thị trường cho các mặt hàng nông sản sạch trong nước. Từ đó, góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt trong hệ thống phân phối hiện đại.

Bà Lê Việt Nga, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định: “Nếu như có cách tổ chức sâu chuỗi lại hệ thống giá trị của những hàng hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mang được ra với thị trường thông qua những hệ thống bán lẻ lớn, có định hướng tốt về thị trường như tập đoàn Central Retail đã làm với 7 tỉnh, thành phố thành công cho tới nay trong vòng hơn 3 năm qua thì chúng tôi đánh giá rất cao và cần phải nhân rộng mô hình. Thời gian vừa qua, Bộ Công thương cũng triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ cho hàng hóa Việt Nam vào với hệ thống trong nước cũng như xuất khẩu như Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt hàng Việt, hay Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đưa hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số vào các hệ thống phân phối như mô hình sinh kế cộng đồng này”.

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc Central Retail cho biết, "Sinh kế cộng đồng" là dự án hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các sản phẩm thuộc Chương trình Sinh kế cộng đồng được bày bán tại Big C
Các sản phẩm thuộc Chương trình Sinh kế cộng đồng được bày bán tại Big C

Đây cũng là chương trình phù hợp với tầm nhìn chiến lược của Tập đoàn, đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam. Trong thời gian tới, Central Retail mong muốn tiếp tục đồng hành cùng các địa phương để đem chương trình này đến với nhiều bà con nông dân: “Hiện nay chúng tôi đã phát triển được 7 dự án về sinh kế cộng đồng rải từ miền Bắc đến miền Trung, chủ yếu tập trung cho các huyện miền núi đặc biệt khó khăn. Tùy từng huyện, chúng tôi sẽ lựa chọn sản phẩm để phát triển cho phù hợp. Thứ nhất là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân có phù hợp hay không. Thứ hai là sản phẩm đó liệu có thể phát triển để đưa vào kênh phân phối hiện đại hay không. Tất cả đều được đánh giá, nhận định ngay từ ban đầu”.

Đánh giá cao hiệu quả chương trình, giúp người dân có đầu ra sản phẩm ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống để phát triển nông nghiệp bền vững, ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La bày tỏ: “Chương trình này rất hiệu quả vì Sơn La chúng tôi chủ trương tập trung vào phát triển các loại rau cũng như cây ăn quả có ưu thế của địa phương và đặc biệt đối với Vân Hồ, Mộc Châu thì các loại rau ra hoa trái vụ sản xuất rất tốt. Đây chính là dự án đem lại hiệu quả cho người dân. Tôi nghĩ đây là chuỗi giá trị rất tốt và bền vững”.

Theo ông Vũ Đức Thuận, “Sinh kế cộng đồng” là chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hết sức ý nghĩa. Việc đưa các mặt hàng nông sản sạch phân phối tại hệ thống siêu thị Big C, GO! tại Hà Nội không chỉ tạo đầu ra ổn định cho người dân mà còn góp phần quảng bá thương hiệu cho các mặt hàng nông đặc sản trong nước.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //