Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Tinh gọn bộ máy lực lượng tự quản

Phóng viên - 20/10/2020 | 12:51 (GTM + 7)

Nếu Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở được ban hành sẽ hợp nhất 3 lực lượng gồm: công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng thành một lực lượng thống nhất sẽ cắt giảm được khoảng 500 nghìn người hoạt động trong lực l

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Công an, bảo vệ dân phố phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) nắm bắt thông tin địa bàn từ người dân. Ảnh: Tiến Thành
Công an, bảo vệ dân phố phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) nắm bắt thông tin địa bàn từ người dân. Ảnh: Hà Nội mới

Về mặt kết cấu, dự Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở gồm 5 chương, 34 điều với các nội dung quy định về: Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo đó, tiêu chuẩn tuyển chọn, bố trí, sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở được quy định tại Điều 5, trong đó, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không tiền án, tiền sự; có trình độ văn hóa và nơi cư trú ổn định, đủ sức khỏe để công tác đều được xem xét, tuyển chọn.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở có 7 nhiệm vụ, được quy định từ Điều 8 đến Điều 14, với các nhiệm vụ chính như: hỗ trợ, thu thập, tổng hợp tình hình an ninh, trật tự; Phối hợp, tổ chức thực hiện quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn; Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, tham gia phối hợp truy bắt người đang bị truy nã, người trốn thi hành án phạt tù…

Để tránh hành vi lạm quyền, Điều 7 dự thảo Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở để gây phiền hà, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được quy định tại Điều 25. Theo đó, lực lượng này được hưởng mức hỗ trợ hàng tháng, được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế.

Theo Ban soạn thảo, nếu dự luật được ban hành sẽ hợp nhất 3 lực lượng gồm: công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng thành một lực lượng thống nhất sẽ cắt giảm được khoảng 500 nghìn người hoạt động trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, đang được Bộ Công an hoàn thiện để lấy ý kiến Quốc hội vào kỳ họp tới.

Lực lượng bảo vệ dân phố phối hợp cùng công an phường kiểm tra vi phạm lòng lề đường ở Hà Nội (Ảnh minh họa: An ninh Thủ đô).
Lực lượng bảo vệ dân phố phối hợp cùng công an phường kiểm tra vi phạm lòng lề đường ở Hà Nội (Ảnh minh họa: An ninh Thủ đô).

Tinh gọn bộ máy lực lượng tự quản

Liên quan đến những điểm nổi bật của dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở và những lợi ích của việc hợp nhất 3 lực lượng công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng thành một lực lượng thống nhất, Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi cùng thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách tư pháp, Bộ Công an -  đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng dự luật này

PV: Được biết, Bộ Công an đang xây dựng Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, xin bà cho biết một vài điểm đáng chú ý tại dự thảo luật này?

Khi xây dựng Luật Công an năm 2018, Quốc hội đã đồng ý cho lực lượng công an được xây dựng và bố trí công an chính quy trên 4 cấp, tức là đến cấp xã. Trên cơ sở đó, hiện nay Bộ Công an đã bố trí đảm bảo mỗi xã được 5 công an chính quy và tình hình an ninh trật tự được đảm bảo một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt được các nhiệm vụ của mình thì lực lượng công an phải dựa vào dân, dựa vào dân thì không thể dựa trực tiếp vào người dân được, mà phải thông qua một tổ chức quần chúng tự nguyện để truyền tải, truyền đạt và tuyên truyền những chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đến từng người dân.

PV: Nếu dự thảo luật được thông qua thì lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở trong toàn quốc thì sẽ được sắp xếp như thế nào?

Toàn quốc sẽ thực hiện việc bố trí, sắp xếp tổ chức thống nhất lại 3 lực lượng quần chúng, gồm lực lượng công an xã bán chuyên trách trước đây và bảo vệ dân phố, dân phòng, sẽ gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh ở cơ sở, được bố trí ở thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc và cụm dân cư tương đương.

Thậm chí đang dự kiến là đối với mỗi cụm ở thành phố lớn thì có những cụm tòa nhà chung cư thì sẽ bố trí tổ an ninh trật tự và lực lượng này do chính quyền xã tuyển chọn, quản lý và công an sẽ thực hiện việc hướng dẫn nghiệp vụ. Lực lượng này sẽ được quy định 7 nhóm nhiệm vụ trên cơ sở bám sát nhiệm vụ của Công an cấp xã chính quy, nhưng đồng thời cũng có một số nhiệm vụ của lực lượng hoặc hệ lực lượng công an chính quy khác, ví dụ như là lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn và cảnh sát khu vực.

PV: Theo bà, nếu dự luật được thông qua thì nó sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Việc nhập 3 lực lượng thành một lực lượng thống nhất thì sẽ bảo đảm được việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được đồng bộ thống nhất, tránh chồng chéo mâu thuẫn và thậm chí là tránh việc chồng chéo mâu thuẫn với lực lượng công an chính quy khi chúng ta khẳng định rằng họ chỉ là quần chúng tham gia phối hợp, hỗ trợ lực lượng công an chính quy thực hiện nhiệm vụ chứ không phải là nhiệm vụ chính của họ.

Thứ hai là sẽ kiện toàn tinh gọn bộ máy theo chủ trương chung hiện nay cũng như kiện toàn lực lượng để có điều kiện tập trung nguồn lực cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện cho hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được tốt hơn.

Thứ ba là xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, khắc phục hạn chế bất cập hiện nay khi rất khó phân biệt tên gọi này quyền hạn trang bị trang phục địa bàn, phạm vi hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở và chắc chắn rằng là tác động tiếp theo đấy là giảm số người hoạt động trong lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở và giảm chi ngân sách.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Kiện toàn bộ máy lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Các quy định mới nếu được thông qua sẽ tác động như thế nào đến tình hình trật tự, an toàn xã hội và từng người dân? Mức độ khả thi đến đâu? Phóng viên VOVGT phỏng vấn ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về vấn đề này:

PV: Hiện nay, Bộ Công an đang soạn thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở. Ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo luật này?

Việc có cần thiết ban hành luật này hay không thì chúng ta phải nghiên cứu trên hai phương diện. Thứ nhất, theo hồ sơ dự án luật, quân số tham gia lực lượng này khoảng 1,5 triệu người, giảm 500.000 người. Tôi cho rằng lý giải này là không thuyết phục. Nó không thuyết phục vì theo Pháp lệnh Công an xã bán chuyên trách, số công an xã bán chuyên trách hiện nay là 126.000 người hưởng phụ cấp hằng tháng. Thứ hai là khoảng 70.000 bảo vệ dân phố và khoảng 500.000 dân phòng. Như vậy là tổng số lượng này khoảng 560.000 người. Do vậy nếu lấy số liệu là 1,5 triệu người, trừ đi số này thì tăng 810.000 người chứ không phải là giảm. Trong lúc đó năm nay phấn đấu cật lực để giảm số biên chế là 310.000 người. Bây giờ ông loạt một phát là ông tăng lên 810.000, như vậy có phải ông tăng tăng gấp đôi số chúng ta cần phải giảm không?

Câu chuyện thứ hai kéo theo là chi ngân sách Nhà nước. Một câu chuyện nữa là theo Luật phòng cháy, chữa cháy chỉ có lực lượng dân phòng, chúng tôi đi giám sát Luật phòng cháy chữa cháy thì mới có 23% số cơ sở là thành lập lực lượng dân phòng đấy thôi, còn 77 % số cơ sở không thành lập. Nguyên nhân ngân sách không chịu được. Nguyên nhân nữa là có cần thiết hay không, bởi vì khi xảy ra cháy không chỉ có dân phòng mà toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy.

PV: Lâu nay có tình trạng trong một số trường hợp, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở thực hiện những công việc không đúng với chức năng, nhiệm vụ của họ. Vậy để hạn chế tình trạng này, theo ông dự thảo luật cần quy định như thế nào?

Chúng ta phải biết, Luật Công an nhân dân đã quy định chức năng, nhiệm vụ công an nhân dân, Luật dân quân tự vệ đã quy định chức năng, nhiệm vụ dân quân, tự vệ. Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương từ cấp xã trở lên. Bây giờ chúng ta phải duy trì để cho họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của họ đã được pháp luật quy định.  họ không biết đầy đủ thì chúng ta phải tập huấn, bồi dưỡng. Tôi cho rằng cái đó rất cần thiết phải làm như vậy.

PV: Theo ông, nếu dự thảo luật này được thông qua thì nó sẽ có những tác động xã hội như thế nào?

Nó sẽ tác động tới xã hội ở câu chuyện là biên chế tổ chức tăng, ngân sách nhà nước phải chi cho cái đó nhiều hơn. Còn có ý kiến bảo để thực hiện nhiệm vụ của Công an xã bán chính quy trước đây, thì bây giờ công an chính quy người ta thay thế vào đấy rồi, người ta làm rồi, chứ không phải là không có người thực hiện. Nên tôi cho rằng bây giờ chúng ta phải thực hiện đúng quy định của luật đi, chứ không tốn kém, lãng phí.

PV: Xin cảm ơn ông.

Hiện nay, 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách đều do UBND cấp xã, phường thành lập, quản lý, duy trì hoạt động cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng này được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên được cho là không đồng bộ, chồng lấn, khó thực hiện.

Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở do Bộ Công an soạn thảo, chuẩn bị trình Quốc hội, được cho là sẽ giúp khắc phục các bất cập đó.

Bạn có góp ý gì cho Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở? Mời bạn chia sẻ qua hotline 02437.91919 hoặc qua fanpage VOV giao thông hoặc qua trang thông tin điện tử của Văn phòng Quốc hội, tại địa chỉ: duthaoonline.quochoi.vn

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //