Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Nạn nhân bị buôn bán người được hỗ trợ liên hoàn

Phóng viên - 06/01/2021 | 14:43 (GTM + 7)

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), từ khi nạn nhân được tiếp nhận, giải cứu đến khi hòa nhập cộng đồng đều được hỗ trợ, bảo vệ. Điều này sẽ góp phần giải tỏa lo lắng bị trả thù sau

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mỗi năm Việt Nam phát hiện hàng trăm vụ mua bán người.
Mỗi năm Việt Nam phát hiện hàng trăm vụ mua bán người (Ảnh minh họa)

Đa dạng hóa nguồn lực giúp đỡ các nạn nhân bị buôn bán người

Về mặt kết cấu, dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm 5 Chương và 17 Điều (giảm 1 Chương và 12 điều so với Nghị định 09/2013), về các quy định chung; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân; chế độ hỗ trợ và trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ nạn nhân; trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ nạn nhân…

Về điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Điều 6, dự thảo Nghị định đã mở rộng cấp phép thành lập Cơ sở hỗ trợ nạn nhân cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo tờ trình dự thảo, điều này sẽ đa dạng hóa nguồn lực có thể huy động để giúp đỡ các nạn nhân bị buôn bán người. 

Để tạo sự liên thông giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người, Điều 9 dự thảo nghị định đã quy định chi tiết về quy trình hỗ trợ nạn nhân. Theo đó, việc hỗ trợ nạn nhân bao gồm toàn bộ các bước, các dịch vụ hỗ trợ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, giúp nạn nhân ổn định về tâm lý, thể chất, các điều kiện cần thiết để hòa nhập cộng đồng, từ hỗ trợ ban đầu; hỗ trợ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập.

Về trình tự, thủ tục hỗ trợ nạn nhân được quy định tại khoản 4, Điều 9, dự thảo Nghị định. Theo đó, từ khi nạn nhân được tiếp nhận, giải cứu đến khi hòa nhập cộng đồng đều được hỗ trợ, bảo vệ. Điều này sẽ góp phần giải tỏa lo lắng bị trả thù sau khi cung cấp lời khai về các đối tượng buôn người cho công an, biên phòng.

Điều 10 dự thảo Nghị định cũng tăng thời gian hỗ trợ phục hồi cho nạn nhân trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội. Theo đó, dự thảo Nghị định điều chỉnh tăng thời gian hỗ trợ tối đa từ 60 ngày trước đây lên 90 ngày.

Sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố và ý kiến nhân dân, Dự thảo Nghị định về thi hành Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hiện dự thảo đã được trình Chính phủ để xem xét ban hành.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là giải pháp hiệu quả để giúp các nạn nhân của tội phạm buôn bán người  tái hòa nhập cộng đồng. (Ảnh M.H)
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là giải pháp hiệu quả để giúp các nạn nhân của tội phạm buôn bán người
tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh: Baodantoc.vn

Nạn nhân bị buôn bán người được hỗ trợ liên hoàn

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) nếu được ban hành sẽ có tác động xã hội như thế nào? Các nạn nhân bị buôn bán người được bảo vệ và tạo điều kiện ổn định tâm lý, đào tạo nghề, tạo việc làm để họ sớm hòa nhập cộng đồng ra sao?

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định về những nội dung này.

PV: Xin bà cho biết một vài điểm đáng chú ý nhất của dự thảo nghị định này?

Bà Nguyễn Thùy Dương: Thứ nhất sẽ có thay đổi quy định về việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, trong đó sẽ sửa đổi vấn đề cơ bản nhất đó là thẩm quyền quyết định về việc cấp giấy phép thành lập các cơ sở trợ nạn nhân.

Thứ hai, quy định về các chế độ hỗ trợ cho nạn nhân. Chúng tôi sẽ quy định theo hướng 3 nhóm dịch vụ: thứ nhất, đó là hỗ trợ ban đầu; Thứ hai là hỗ trợ phục hồi và thứ ba là hỗ trợ hòa nhập.

Theo đó, hỗ trợ ban đầu sẽ bao gồm một số chế độ, ví dụ như hỗ trợ về ăn mặc ở đi lại; hỗ trợ phục hồi thì hỗ trợ về mặt y tế và tâm lý trong các cơ sở và nạn nhân trong các cơ sở này thì họ sẽ nâng thời gian phục hồi sẽ là từ 60 ngày lên đến 90 ngày. Và thứ ba nữa là về hỗ trợ hòa nhập thì tương ứng với nó sẽ là trợ cấp khó khăn ban đầu, rồi hỗ trợ về việc làm, hỗ trợ về dạy nghề, vay vốn…

PV: Lâu nay việc trợ cấp khó khăn lần đầu cho nạn nhân bị mua bán người gặp rất nhiều khó khăn bởi địa phương phải xác định đó là hộ nghèo. Dự thảo nghị định mới lần này đã mở ra hướng khắc phục như thế nào? 

Bà Nguyễn Thùy Dương: Vướng mắc này là nó vướng mắc từ luật.Tuy nhiên, trong dự thảo nghị định lần này thì chúng tôi cũng có một hướng mở, đó là chúng tôi sẽ giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ các đặc thù của địa phương, trong đó có hỗ trợ nạn nhân và có trợ cấp khó khăn ban đầu.

Chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất mức trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân sẽ là 1.000.000 đồng/tháng và nạn nhân sẽ được hưởng liên tục trong vòng 3 tháng. Đấy là mức tối thiểu.

PV: Theo bà, khi nghị định được ban hành thì sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Bà Nguyễn Thùy Dương: Nạn nhân sẽ được tiếp cận các dịch vụ đảm bảo các quyền lợi về y tế, việc làm, về đào tạo nghề. Thứ hai nữa là về mặt ngân sách, nó cũng không tăng là bao nhiêu.

Bởi vì số nạn nhân bị mua bán trở về theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương gửi thì 1 năm chúng ta hỗ trợ cỡ khoảng hơn 400 nạn nhân, nhưng không phải trong tất cả hơn 400 nạn nhân họ đều có nhu cầu, mà chỉ những nạn nhân có nhu cầu thì chúng ta mới hỗ trợ.

Theo tính toán của chúng tôi trong số khoảng hơn 400 nạn nhân thì những chế độ trợ hòa nhập hưởng khoảng 50 - 60% và như vậy thì cái tác động rất lớn ở đây nó cũng nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng như đảm bảo an sinh cho đối tượng.

Lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiếp nhận nhiều nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc trở về nước
Lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiếp nhận nhiều nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc trở về nước. Ảnh: Dân trí

Hỗ trợ nạn nhân sớm ổn định cuộc sống

Các quy định mới này có gì cần chỉnh sửa gì thêm? Và nếu được thông qua sẽ tác động như thế nào đến hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người? Phóng viên VOVGT phỏng vấn ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo nghị định này?

Ông Nguyễn Mai Bộ: Luật phòng, chống mua bán người đã được ban hành tương đối lâu. Nạn nhân của tệ nạn buôn bán người chịu thiệt hại rất lớn, không những về thể chất mà còn cả về tình cảm và về danh dự. 

Cho nên việc ban hành một nghị định để quy định về hỗ trợ họ là một việc rất cần thiết.

PV: Lâu nay, việc trợ cấp ban đầu cho nạn nhân bị buôn bán người khó thực hiện do yêu cầu nạn nhân phải là hộ nghèo. Tuy vậy thực tế những trường hợp bị buôn bán người họ vắng mặt lâu năm tại địa phương nên rất khó xác nhận họ là hộ nghèo. Vậy, theo ông dự thảo nghị định cần quy định như thế nào để tháo gỡ những khó khăn này?

Ông Nguyễn Mai Bộ: Tôi cho rằng, nếu chỉ hỗ trợ nạn nhân là hộ nghèo thì chưa ổn. Bởi vì câu chuyện hỗ trợ này không chỉ hỗ trợ khi họ đã về nhà.

Rất nhiều trường hợp nạn nhân bị buôn bán sang bên kia biên giới, khi họ trốn được, về biên giới khi đấy đã xuất hiện nhu cầu cần phải hỗ trợ họ rồi. Chúng tôi cho rằng rất cần thiết, chứ nếu chỉ đối với hộ nghèo thì nó lại là câu chuyện khác.

Khi họ đã về gia đình thì câu chuyện phân biệt hộ giàu, hộ nghèo thì cũng nên xem xét, vì sao? Có rất nhiều gia đình đủ điều kiện giúp đỡ con em của họ vượt qua, thì câu chuyện giúp đỡ là không cần thiết.

Nhưng cũng sẽ rất cần thiết khi những gia đình nghèo thực sự, họ không đủ điều kiện để giúp con em gia đình họ tái hòa nhập. Bởi vì họ bị buôn bán sang bên kia biên giới có khi chục năm, bây giờ họ về hai bàn tay trắng thì việc chúng ta giúp đỡ họ để họ hòa nhập lại với cộng đồng thì chúng tôi cho rằng cái đó là rất cần thiết. 

PV: Bên cạnh đó, các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cũng như vay vốn thì cần được quy định như thế nào để giúp nạn nhân sớm ổn định cuộc sống?

Ông Nguyễn Mai Bộ: Thứ nhất, đây là 3 nhóm chính sách chung, chứ không phải là 3 nhóm này áp dụng đối với tất cả nạn nhân của tệ mua bán người, có người chỉ cần vay vốn, nhưng có người lại cần học nghề.

Nghị định này đưa ra khung pháp lý để hỗ trợ tập trung vào những lĩnh vực đó, nhưng không phải áp dụng với một người bốn lĩnh vực đó.

Ví dụ một phụ nữ năm nay 55 tuổi, họ mới trốn khỏi cái chỗ mà họ bị bán cách đây 10-15 năm thì học nghề gì nữa. Rõ ràng dự thảo nghị định này chúng tôi cho rằng đã bao hàm về cơ sở pháp lý để nay mai chúng ta áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông

---

Sau 7 năm thi hành Nghị định 09/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người, Nghị định đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, từ thẩm quyền thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; quy trình, thủ tục hỗ trợ nạn nhân còn rườm rà, tốn thời gian, thậm chí quy định trói buộc khiến việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người khó thực hiện.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo, đang trình Chính phủ được cho là sẽ giúp khắc phục các bất cập đó.

Nếu dự thảo được thông qua sẽ tạo thuận lợi như thế nào trong việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người. Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Mời bạn chia sẻ qua hotline 02437.919191 hoặc qua fanpage VOV giao thông.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15, thứ Hai và thứ  Tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast (đối với IOS) và Google podcast (đối với hệ điều hành Android)

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //