Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Mẹ bầu được xét nghiệm HIV bằng Bảo hiểm y tế

Phóng viên - 25/08/2020 | 16:58 (GTM + 7)

Dự thảo Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý thống nhất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp; giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp/100.000 dân và chấm dứt dịch bệnh AI

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tính đến tháng 6 năm nay, nước ta có khoảng 250.000 người nhiễm HIV còn sống, 100% tỉnh, thành phố đã phát hiện người nhiễm HIV. Điều này cho thấy tình hình dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, vẫn tiếp tục là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại.

Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi). Dự luật đã được Quốc hội chấp thuận cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 diễn ra vào tháng 10 tới.

Phụ nữ mang thai có tham gia BHYT sẽ được bảo hiểm y tế chi trả cho xét nghiệm HIV (Ảnh minh họa: Báo Công thương)

Mẹ bầu được xét nghiệm HIV bằng Bảo hiểm y tế

Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi có lẽ là một trong những Luật ngắn nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta nếu được thông qua. Dự luật này chỉ có 3 điều, trong đó Điều 1 gồm 14 nội dung sửa đổi bổ sung so với quy định cũ; Điều 2 quy định về các nội dung bãi bỏ so với quy định cũ; Điều 3 quy định các vấn đề liên quan đến thi hành luật.

Tuy ngắn, nhưng nội dung của Dự luật này lại có rất nhiều điểm đáng chú ý.

Điển hình như, phụ nữ mang thai có tham gia BHYT sẽ được bảo hiểm y tế chi trả cho xét nghiệm HIV; trường hợp mẹ bầu chưa có BHYT thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Một tin vui đối với hơn 5.000 phạm nhân nhiễm HIV đang chấp hành án phạt tù trên cả nước, đó là tới đây, họ sẽ được cấp miễn phí thuốc kháng HIV, nếu như Dự thảo Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi được thông qua.

Về độ tuổi được đề nghị xét nghiệm HIV, nếu trước kia, trẻ em từ đủ 16 tuổi mới được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, thì với dự thảo luật Phòng chống HIV/AIDS lần này, độ tuổi được điều chỉnh xuống đủ 15. Việc sửa đổi này được cho là để phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay. Cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em sẽ nhận được thông báo của cơ sở xét nghiệm nếu như kết quả là dương tính.

Dự thảo Luật Phòng chống HIV/AIDS cũng bổ sung thêm đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV, nhằm bảo đảm lợi ích của người có H trong quá trình điều trị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, đồng thời cũng để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người có H.

Đáng chú ý, với dự luật mới, sẽ không có chuyện tạm đình chỉ điều tra hoặc miễn chấp hành hình phạt đối với người nhiễm HIV/AIDS. Bởi theo quy định mới tại Dự thảo luật Phòng chống HIV/AIDS, Nhà nước sẽ cấp thuốc điều trị miễn phí cho các nhóm này, và người có H vẫn có thể khỏe mạnh bình thường nếu được điều trị bằng ARV, chứ không còn khái niệm “giai đoạn cuối” của AIDS như trước.

Trong bối cảnh các nguồn tài trợ nước ngoài cắt giảm và sẽ kết thúc vào cuối năm nay, Bộ Y tế cho rằng, việc chuyển đổi từ nguồn viện trợ sang nguồn quỹ bảo hiểm y tế để phòng ngừa và điều trị người có HIV/AIDS, đưa nguồn lực này vào dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 là yêu cầu cần thiết.

Sửa đổi Luật lần này với mục đích tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS?

Với khá nhiều quy định được điều chỉnh, Dự án Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi sẽ mở ra triển vọng như thế nào trong công tác phòng ngừa, điều trị, chăm sóc người có HIV? Sẽ góp phần cải thiện ra sao sự bình đẳng, tôn trọng và cơ hội được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cho người có H?

Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, Chống HIV/AIDS - đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng Dự luật về nội dung này.

PV: Xin ông cho biết, vì sao phải sửa Luật Luật phòng, chống HIV/AIDS?

Luật phòng, chống HIV/AIDS được Quốc hội thông qua năm 2006, đến nay đã đạt được những kết quả tích cực, được quốc tế công nhận là một trong 4 quốc gia có chất lượng điều trị ARV tốt nhất thế giới.

Tuy nhiên, Luật Phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn tồn tại một số bất cập: Thứ nhất, quy định liên quan đến đối tượng được thông báo kết quả xét nghiệm HIV, đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV còn thiếu. Thứ hai, một số quy định không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thứ ba, giữa luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy đang có sự mâu thuẫn về quy định người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế.

PV: Mục tiêu sửa Luật Luật phòng, chống HIV/AIDS lần này là gì, thưa ông?

Sửa đổi Luật lần này với mục đích tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Cụ thể:

Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống HIV/AIDS. Khắc phục các bất hợp lý sau 13 năm thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS. Bảo đảm quyền của người nhiễm HIV.Huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, mọi người dânvào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế, hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về những điểm mới của dự thảo Luật phòng, chống HIV/AIDS lần này so với Luật năm 2006?

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật phòng, chống HIV/AIDS bổ sung biện pháp can thiệp mới là “dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút HIV”. Đây là biện pháp kỹ thuật mới rất có hiệu quả trong phòng lây nhiễm HIV;

Giảm độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi để làm sao những đứa trẻ này được tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm sớm và được chăm sóc, điều trị ARV sớm hơn.

Bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm lợi ích của người nhiễm HIV trong việc điều trị, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho họ cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho họ.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Sửa đổi Luật lần này với mục đích tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.Cụ thể:
Dự thảo Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý thống nhất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp. Ảnh: TTXVN

Quy định mới sẽ tác động thế nào đến xã hội? 

Vậy mức độ phù hợp và khả thi của các quy định đó đến đâu? Quy định mới sẽ tác động thế nào đến xã hội? Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh nội dung này.

PV: Các nội dung trong dự thảo luật có đảm bảo tính khả thi hay không, thưa ông?

Về tính khả thi cơ bản đáp ứng được. Việc chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 luật này đi theo hướng: dự phòng, điều trị, giảm hại.

Trong dự phòng xác định truyền thông là quả đấm thép để thay đổi nhận thức và hành vi của con người. Đối với vấn đề điều trị, xác định nguồn lực từ BHYT, từ ngân sách nhà nước, trong đó có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Còn giảm hại, hiện nay nguồn lực chưa tính toán được phần nào ngân sách, phần nào bảo hiểm.

Trong dự luật lần này sẽ phân cấp trở lại cho địa phương nơi nào đủ điều kiện làm xét nghiệm HIV. Như vậy,sẽ xác định được nhóm nguy cơ cao, đối tượng nhiễm để khoanh vùng và xử lý.

PV: Những quy định mới được đưa ra tại dự thảo lần này đã phù hợp với thông lệ, khuyến nghị quốc tế và đã đồng bộ với hệ thống pháp luật của Việt Nam hay chưa?

Chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm chuyên gia, tham vấn công chúng và tham vấn những đối tượng bị tác động ở cả 3 miền đất nước. Đối với Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS và những tổ chức quốc tế, những khuyến nghị của họ được các đại biểu quốc hội, đặc biệt là các thành viên của Ủy ban nghiên cứu kỹ để chuẩn bị trong quá trình thẩm tra. Khi Chính phủ trình, trong báo cáo thẩm tra chúng tôi cũng đặt vấn đề là phải rà soát để đảm bảo tính tương thích trong hệ thống pháp luật.

Đối với 3 dự án luật phải rà soát kỹ thì rất may Luật Xử lý vi phạm hành chính ở điều 96 chúng tôi đã cho ý kiến và bên phía UB Pháp luật thẩm tra cũng đã tiếp thu rồi. Và Ủy ban chúng tôi cũng là nơi thẩm tra Dự án Phòng chống ma túy sửa đổi, nên rất yên tâm về tính tương thích.

PV: Nếu dự thảo luật được thông qua sẽ mang lại những lợi ích và khó khăn gì cho cơ quan thực thi và những người có HIV/AIDS?

Luật này giải quyết đồng bộ được một số vấn đề như: Bổ sung quyền được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đi đúng hướng, nhanh và hiệu quả.

Thứ hai là chuyển hướng từ nguồn lực quốc tế sang nguồn lực quốc gia, như vậy đầu tư ngân sách Trung ương và địa phương phải có trách nhiệm hơn. Đối với người nhiễm HIV, sẽ rõ ràng nguồn lực và họ có quyền được tiếp cận các dịch vụ để phòng chống HIV. Đó là điều tôi thấy có lợi cho cả hai.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trong khi tình hình dịch HIV/AIDS vẫn còn đáng lo ngại và có nhiều diễn biến phức tạp mới, như tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm chích ma túy; lây truyền từ mẹ sang con vẫn còn cao, lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, thì dự thảo Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý thống nhất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp; giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp/100.000 dân và chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Bạn mong đợi điều gì ở Dự thảo này?

Theo bạn, Dự luật nên tiếp tục được hoàn thiện ra sao, để khi ban hành, sẽ góp phần tốt nhất cho công tác đẩy lùi HIV/AIDS tại nước ta, từ công tác quản lý nhà nước cho đến chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với những người có H?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi qua hotline 02437.91919, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15p, thứ hai và thứ tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast (đối với IOS) và Google Podcast (đối với hệ điều hành Androi)

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //