Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Điểm mới trong Nghị định xử lý vi phạm đường thủy nội địa

Phóng viên - 23/04/2021 | 11:20 (GTM + 7)

Ông Trần Đỗ Liêm – Chủ tịch Hiệp hội vận tải thủy nội địa cho rằng: Tôi thấy trong dự thảo Nghị định đưa ra mức phạt tăng rất cao, có những điều tăng cao không cần thiết. Bởi vì có những lỗi vi phạm hoàn toàn mang tính khách quan.

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa gồm 05 Chương và 59 Điều. Trong đó, chương II, Quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện  pháp khắc phục hậu quả.

 Chương III quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Chương IV. Quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ, xác định phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, chế độ thông tin và sử dụng hình ảnh, thiết bị để xử phạt. Và chương V, Điều khoản thi hành.

Mục đích của việc xây dựng Dự thảo Nghị định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa , bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển vận tải thủy; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Đáng chú ý, Dự thảo Nghị định bổ sung các hành vi vi phạm về xây dựng công trình, tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa; bổ sung các hành vi vi phạm trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện khi có tai nạn giao thông đường thủy và trách nhiệm trong việc chấp hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm trong lĩnh vực đường thủy nội địa bổ sung 3 nguồn hình ảnh làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính, gồm: Hình ảnh thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu thập và của cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Ngoài ra là hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Hiện Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa đang trong giai đoạn lấy ý kiến các bên liên quan, dự kiến sau khi được Bộ Tư pháp, sẽ trình Chính phủ vào cuối năm 2021.

---

Để  hiểu rõ hơn những nội dung mới được sửa đổi trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, PV Kênh VOVGT đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Duy- Phó Cục trưởng Cục đường thủy nội địa (Bộ Giao thông vận tải) đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng Dự thảo Nghị định này:

PV: Thưa ông xin ông cho biết những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa? Vì sao Ban soạn thảo lại đưa ra những đề xuất này?

Ông Phan Văn Duy: Thứ nhất, dự thảo này có sự sắp xếp, điều chỉnh các nhóm hành vi tương ứng 7 Mục , tăng 2 nhóm hành Vi So với Nghị định 132 năm 2015.

Thứ hai, dự thảo nghị định có sự điều chỉnh lại trong cách kết cấu của mỗi Điều quy định thẩm quyền xử phạt của từng chức danh, tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu áp dụng. Đồng thời, dự thảo có sự điều chỉnh hạn mức xử phạt cao nhất đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt nhằm đảm bảo phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung Luật xử phạt vi phạm hành chính

Thứ ba, dự thảo Nghị định có sự điều chỉnh tăng mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm, nhằm đảm bảo tính răn đe, phù hợp với sự phát triển của kinh tế -xã hội, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định 155 năm 2016, Nghị định 36 ngày 20 /4/ 2020,  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và Nghị định 23 ngày 24 /2/ 2020 quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông…

Thứ tư, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền phát hiện và xử lý, dự thảo bổ sung ba nguồn hình ảnh là căn cứ để xử phạt hành chính.

Thứ năm, bổ sung các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong Luật và các văn bản quy phạm pháp luật như Luật giao thông đô thị đường thủy  mới ban hành.

PV: Thưa ông dự thảo nghị định quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt của từng chức danh và hạn mức xử phạt đối với mỗi chức danh. Điều này thì sẽ tác động như thế nào?

Ông Phan Văn Duy: Các quy định theo thẩm quyền xử phạt không phải là quy định mới, Nghị định 132 năm 2015 cũng có quy định rất cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xử phạt vi phạm hành chính 2020 có sự điều chỉnh lại mức xử phạt cao nhất đối với từng chức danh .

Do vậy, Dự thảo Nghị định cần điều chỉnh lại một số nội dung, đồng thời việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa có nhiều lực lượng tham gia. Do vậy, việc phân tích, đánh giá cụ thể, phạm vi thẩm quyền của các chủ thể là rất quan trọng và cần thiết để tránh sự mâu thuẫn chồng chéo.

 Quy định này sẽ góp phần đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo dễ hiểu, dễ tra cứu, dễ áp dụng trong thực tiễn. Do đó, các lực lượng đã căn cứ vào Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Luật xử phạt vi phạm hành chính các hành vi phạm để tiến hành xử phạt đúng theo thẩm quyền, đúng theo quy định.

PV: Xin cám ơn những chia sẻ của ông!

---

Những quy định mới của Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ảnh hưởng đến các lái tàu, doanh nghiệp đường thủy nội địa như thế nào? PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đỗ Liêm – Chủ tịch Hiệp hội vận tải thủy nội địa:

PV: Thưa ông dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa điều chỉnh tăng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm. Ông có bình luận gì về điều này?

Ông Trần Đỗ Liêm: Tôi thấy trong dự thảo Nghị định đưa ra mức phạt tăng rất cao, có những điều tăng cao không cần thiết. Bởi vì có những lỗi vi phạm hoàn toàn mang tính khách quan.

Cái thứ hai là có những cái việc mang tính nội bộ của các phương tiện hoặc nội bộ trong xí nghiệp công ty. Nếu xảy ra sự cố, chỉ ảnh hưởng đến bản thân người đó thôi, chứ không ảnh hưởng nhiều đến an toàn giao thông, an toàn con người thì mức răn đe đó là không cần thiết phải quá cao.

Những vấn đề trong nội bộ của người ta, trong cái tàu của người ta chẳng hạn thì không bắt buộc phải như thế. Ví dụ như là cái phao để không đúng chỗ hay là ở Điều 11 “ khi kiểm tra các nhà máy, xí nghiệp- nơi đóng tàu thiếu một thợ hoặc là thiếu một cán bộ kỹ thuật” thì mức phạt đã lên rất cao. Câu này mà đưa ra trong thực tế không thể thực hiện được. Chủ yếu giáo dục là chính mà thôi.

PV: Ông nghĩ sao quy định thẩm quyền và về số lượng các chức danh được phép xử lý các hành vi vi phạm quy định tại Dự thảo Nghị định này?

Ông Trần Đỗ Liêm: Nội dung chỉ đề cập đến người xử lý, chứ không nói đến vấn đề là nếu người xử lý sai thì xử lý tới đâu (không đề cập đến nội dung xử lý những người xử lý)

Việc thứ hai là quá nhiều người có quyền xử lý: từ chiến sỹ cũng có quyền xử lý và lên đến tận là Chánh Thanh tra rồi Cục trưởng, từ xã, huyện, tỉnh đều có thể xử lý.

Theo tôi, việc xử lý đều phải có khống chế trong phạm vi nào. Ví dụ xã chỉ được xử lý như các loại phương tiện gia dụng, phương tiện nhỏ, tàu sang ngang, sử dụng tới đâu, làm tới đâu thôi. Công an huyện thì xử lý loại nào phương tiện loại nào? từ bao nhiêu tấn trở lên? trọng tải bao nhiêu ?luồng hoạt động đi những đâu ? thì đưa vào xử lý. Phải thêm một văn bản, những cái điều mà ông huyện xử lý cỡ nào, ngoài trọng tải phương tiện ra thì phải đề cập đến mạng lưới hoạt động của tàu, các phương tiện đó.

PV: Xin cám ơn ông!

Tình trạng các chủ tàu không cung cấp đủ áo phao, thuyền viên, người điều khiển phương tiện vi phạm về bằng, cấp chứng chỉ chuyên môn, sử dụng bia rượu trong lúc lái tàu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của hàng chục hành khách trên các phương tiện vận tải thủy nội địa mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.

Việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường thủy nội địa chưa được nghiêm túc, triệt đề do nhiều hành vi chưa được mô tả rõ rang, chưa quy định cụ thể việc xác định thế nào là tổ chức vi phạm.

Dự thảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa nếu được thông qua, sẽ là nền tảng, là căn cứ giúp khắc phục những bất cập này, góp phần giảm thiểu những hành vi gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm trong hoạt động đường thủy nội địa.

---

Bạn nghĩ sao về Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa? Bạn có góp ý gì để các quy định hoàn thiện hơn nữa?

 Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa qua hotline 02437.91919, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải 

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15p, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc  nghe lại trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //