Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Địa phương nào ô nhiễm, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm

Phóng viên - 18/08/2020 | 21:01 (GTM + 7)

Với việc sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định mới về bảo vệ môi trường, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được kỳ vọng sẽ trở thành đạo luật cơ bản về Bảo vệ môi trường, là căn cứ pháp lý hoàn chỉnh để phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhâ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững (ảnh minh họa)

Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững, đó là các quan điểm cốt lõi của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Với 16 chương và 179 điều, Dự Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi xây dựng một khung chính sách về bảo vệ môi trường đồng bộ, toàn diện với nhiều nội dung từ vi mô đến vĩ mô, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường đến việc xây dựng quy hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.

Đặc biệt, Dự luật cụ thể hóa trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các Bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh thành, đảm bảo nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính; thực hiện phân công phân cấp đi với phân quyền.

Một cách tiếp cận rất mới của Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, đó là sử dụng công cụ kinh tế để điều chỉnh hành vi của người dân, doanh nghiệp theo hướng có lợi cho môi trường.

Theo dự luật này, mỗi người, mỗi nhà sẽ phải phân loại rác tại nguồn, phải trả phí dựa trên khối lượng và mức độ phân loại rác. Còn các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ có trách nhiệm thu hồi, tái chế những sản phẩm gây ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời được phép bổ sung một khoản tiền đặt cọc vào giá của sản phẩm để phục vụ cho quá trình tái chế, tái sử dụng.

Trước thực trạng chất lượng môi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều thách thức, xuất hiện những sự cố môi trường lớn trong thời gian qua, Bộ Tài Nguyên & Môi trường - đơn vị chủ trì soạn thảo Dự luật này cho rằng: Luật bảo vệ môi trường cần có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình mới và những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế về giảm thiểu phát thải nhà kính, cải thiện chất lượng môi trường.

 mmooi truong
Chất lượng môi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp. Ảnh: Báo Long An

Các điểm mới và những điều chỉnh của Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi

Với việc sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định mới về bảo vệ môi trường, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được kỳ vọng sẽ trở thành đạo luật cơ bản về Bảo vệ môi trường, là căn cứ pháp lý hoàn chỉnh để phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích doanh nghiệp  sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường – Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi để làm rõ hơn những nội dung này.

PV: Xin ông cho biết những điểm mới nổi bật của Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi so với Luật BVMT năm 2014?

Thứ nhất là, thay đổi phương thức quản lý, nếu như trước đây chúng ta đang dựa vào phương thức quản lý hành chính dựa nhiều vào trình tự, thủ tục, thì nay chúng ta đổi sang quản lý dựa vào kết quả, mục tiêu cuối cùng. Đây là phương thức quản lý mới tiên tiến trên thế giới. Trên cơ sở đổi mới phương thức quản lý này, dự thảo sàng lọc các dự án đầu tư. Những dự án đầu tư thân thiện môi trường sẽ được giảm tối đa các thủ tục hành chính

Hai là, trong Dự thảo Luật lần này chúng tôi đưa ra một hành lang pháp lý thống nhất, chuyển những các quy định rải rác, phân tán về BVMT trong các luật khác vào dự thảo Luật để tạo ra một môi trường thống nhất đồng bộ.

Ba là, tận dụng các thành tựu của Cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 để đưa ra những cơ chế quản lý mới.

Bốn là, xây dựng nền tảng phục vụ cho phát  triển bền vững như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải ít các-bon

PV: Đến nay, Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi đã có những góp ý từ các chuyên gia, đại biểu quốc hội, người dân. Ban soạn thảo đã tiếp thu và điều chỉnh ra sao?

Qua quá trình tổng hợp các ý kiến, chúng tôi thu nhận rất nhiều ý kiến đóng góp rất xác đáng. Ở đây, chúng tôi tóm lược một số nội dung chính, những ý kiến chính đã được nghiên cứu tiếp thu như:

Nhiều ý kiến cho rằng trong Dự thảo Luật cần phải bổ sung chủ thể cộng đồng dân cư trong phạm vi điều chỉnh và đối tượng của Luật. Chúng tôi cũng nhận thấy cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng trong công tác BVMT. Tiếp thu ý kiến xác đáng này chúng tôi đã bổ sung chủ thể cộng đồng dân cư như một chủ thể trong hoạt động BVMT.

Thứ hai, là các thủ tục hành chính về môi trường. Chúng tôi cũng đã thực hiện việc tích hợp tất cả các giấy phép, giấy xác nhận có liên quan về môi trường vào trong một cái giấy phép về môi trường, tạo ra cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường.

Hay là nội dung về chất thải rắn sinh hoạt. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng phải thực hiện việc phân định, phân loại chất thải rắn tại nguồn, quy định trách nhiệm của hộ gia đình,cá nhân là hết sức cần thiết và đã đến lúc phải thực hiện. Trước đây dự thảo luật còn mang tính khuyến khích. Tiếp thu ý kiến có liên quan chúng tôi đã chỉnh sửa theo hướng quy định rõ trách nhiệm các hộ gia đình cá nhân phải phân loại CTR tại nguồn. Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi. Dự thảo Luật cũng quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh quy định lộ trình, phương thức để phân loại CTR từ đó xác định mức giá thu gom xử lý chất thải này.

PV: Vâng, xin cám ơn ông!

Nguồn nước tại con suối Khại, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình nhiễm bẩn. Ảnh: 24h

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sẽ tác động như thế nào đến xã hội?

Với các vấn đề môi trường đã và đang đặt ra, việc xây dựng một luật mới về bảo vệ môi trường có ý nghĩa như thế nào vào thời điểm này? Và quy định mới có thể tác động theo những hướng nào tới các nhóm xã hội khác nhau? Đâu là hướng hoàn thiện nhất mà dự luật hướng tới?

PGS- TS Doãn Hồng Nhung- Giảng viên cao cấp Khoa Luật- Đại học quốc gia đã dành cho VOVGT cuộc phỏng vấn về nội dung này.

PV: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi?

Dự thảo Luật bảo vệ môi trường lần 3 đang chuẩn bị trình Quốc hội. Tôi thấy rằng đây là sự nỗ lực của Bộ Tài Nguyên và môi trường rất lớn trong lĩnh vực hoàn thiện các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay.

PV: Với những quy định mới được đưa ra, thưa bà, đối tượng nào sẽ được hưởng lợi và đối tượng nào sẽ bị tác động bởi Dự thảo Luật bảo vệ môi trường ?

Những người hưởng lợi là những người dân đang sống trong môi trường sống này. Họ có cơ chế pháp lý để bảo đảm môi trường sống trong lành của người dân. Và người dân sống xung quanh các doanh nghiệp, khu vực làng nghề, các khu công nghệ cao thì cũng có cơ chế để người dân có cơ sở pháp lý để phòng ngừa, kiểm tra, giám sát các nguồn bụi, những khí thải mà ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí nơi họ đang sống.

PV: Trong dự thảo Luật bảo vệ môi trường lần này, bà thấy có điểm gì khả thi và bất khả thi?

Điểm yếu nhất trong Luật BVMT là xử lý chất thải trong lĩnh vực môi trường không khí, đặc biệt là đối với hạn ngạch phát thải khí và xử lý chất thải ô nhiễm môi trường không khí, việc xử lý trên diện rộng và sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong vấn đề xử lý môi trường không khí hiện giờ rất kém.

PV: Thưa bà, Dự thảo Luật này nên chỉnh sửa như thế nào để cân bằng giữa các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội?

Chúng ta cần có Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường trong đó có vai trò của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, UBND các cấp cùng với người dân tham gia để vừa giám sát vừa phòng ngừa, vừa kiểm tra để xử lý các chất thải nếu các chất thải đó ảnh hưởng đến đời sống môi trường.

PV: Vâng xin cám ơn bà!

---

Khi vẫn có thêm những dòng sông bị bức tử, khi sắc đỏ vẫn thường xuyên lấn át màu xanh trên các bảng quan trắc không khí đô thị, khi ô nhiễm đất đai và nguồn nước đang khiến chúng ta ăn gì, uống gì cũng lo, thì một dự luật bảo vệ môi trường tạo căn cứ pháp lý hoàn chỉnh để cản thiện căn bản tình hình này, là điều tất cả chúng ta đều mong đợi.

Bạn kỳ vọng gì ở Dự Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi? Bạn cho rằng các quy định nên được điều chỉnh, hoàn thiện ra sao để có đủ sức mạnh và công cụ, giải quyết vấn đề môi trường trong thời gian tới?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi qua hotline 02437.91919, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài Nguyên và môi trường.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //