Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Đề cao vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh

Phóng viên - 10/11/2020 | 13:34 (GTM + 7)

Dự thảo Nghị định 38 sửa đổi do Bộ Kế hoạch và đầu tư đang đưa ra lấy ý kiến với nhiều quy định hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về lãi suất, tư vấn, tiếp cận thông tin hiện đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Những điểm mới của Dự thảo Nghị định 38 sửa đổi

Dự thảo Nghị định 39 sửa đổi giữ nguyên về mặt kết cấu so với Nghị định 38/2018, gồm 6 Chương, nhưng tăng thêm 1 Điều, lên 31 Điều. 

Chương III, Dự thảo Nghị định cụ thể hóa một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghệ, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.  

Đối với hỗ trợ tư vấn, Dự thảo điều chỉnh định tăng mức hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lên mức 10,30,50 triệu đồng/ hợp đồng, tương ứng với quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa,  cao hơn so với mức 3,5,10 triệu đồng/ hợp đồng hiện nay.

Dự thảo lần đầu tiên bổ sung các quy định hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ với tỷ lệ và giá trị hợp đồng tư vấn hỗ trợ cao hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Theo đó, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được hỗ trợ tối đa từ 30 đến 100% giá trị hợp đồng tư vấn với mức hỗ trợ không quá 60 triệu trên một hợp đồng và không quá 100 triệu đồng/năm/ doanh nghiệp tùy quy mô doanh nghiệp.  

Về hỗ trợ thông tin, Điều 13 quy định, nếu doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin chuyên sâu từ Cổng thông tin quốc gia sẽ phải trả phí. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm, được hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, ...

Dự thảo cũng bổ sung trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng dự toán kinh phí ngân sách nhà nước, chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp;  bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước với vai trò giám sát, quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng cho vay đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp này.

Dự thảo Nghị định đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố và ý kiến nhân dân. Sau khi hoàn thành lấy ý kiến các Bộ ngành trung ương và địa phương, sẽ được chỉnh sửa và gửi Bộ Tư Pháp thẩm định dự kiến vào cuối tháng 11 năm nay.  

Ảnh minh họa

Tăng tính hiệu lực để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua COVID-19

Theo Tờ trình Dự thảo thay thế Nghị định 39/2018, mục đích của việc xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi là nhằm khắc phục những bất cập hiện hành, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan tới nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan từ trung ương tới địa phương để tăng tính hiệu lực, hiệu quả triển khai hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thực tế để vượt qua đại dịch Covid-19. 

Bên cạnh đó, những quy định mới của Dự thảo Nghị định sẽ đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và phù hợp với quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản có liên quan khác .

Mặt khác, việc xây dựng Dự thảo là nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa đầy đủ các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, để có được căn cứ pháp lý hoàn thiện triển khai các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách đồng bộ, hiệu quả.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, những quy định tại Nghị định 39/2018 có thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Phóng viên VOVGT đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Doãn Hồng Nhung- Giảng viên cao cấp khoa Luật- Đại học quốc gia gia Hà Nội về nội dung này:

PV: Bà đánh giá như thế nào về quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 39/2018 trong 2 năm qua?

PGS-TS Doãn Hồng Nhung: Việc đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39 gặp một loạt khó khăn. Ví dụ như việc xây dựng các Đề án hỗ trợ DNNVV, đến nay, 2 năm qua rồi chưa có bộ nào ngành nào xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có rất ít địa phương ban hành Đề án và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Và việc ứng dụng cổng thông tin quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục nộp thuế, phí, dường như còn rời rạc, chưa có sự đồng thuận, nhiều khi doanh nghiệp còn bỡ ngỡ.

Trong thực tiễn, Nghị định 39 chưa có quy định cụ thể về cơ sở cung cấp thông tin DN quốc gia với cổng thông tin của các trang thông tin điện tử của các cơ quan khác nên chưa có sự kết nối chưa có link với nhau để hỗ trợ cho doanh nghiệp có hiệu quả và thiết thực. Bởi vì, các trang thông tin giữa Bộ và cơ quan ngang bộ, địa phương chưa được ngân sách đảm bảo nên dẫn đến chất lượng thông tin, đường dẫn rồi truy cập từ các kênh này chưa thực sự hiệu quả. 

PV: Dự thảo Nghị định 39 sửa đổi nếu được thông qua, có thể tác động đến các doanh nghiệp như thế nào?   

PGS-TS Doãn Hồng Nhung: Theo tôi Dự thảo này thông qua có thể hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tư vấn, hỗ trợ thủ tục hoặc giải đáp thắc mắc qua điện thoại, internet hay video clip mô phỏng trình tự thủ tục.

Đây cũng là bước phát triển để hạn chế những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai. Nhưng có hiệu quả hay không thì phải chờ thực tiễn triển khai.

PV: Trong Dự thảo có đưa ra một số quy định nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hay có lao động nữ. Bà đánh giá như thế nào về các quy định này?

PGS-TS Doãn Hồng Nhung: Theo tôi đây là điểm tiến bộ ưu tiên cho vấn đề bình đẳng giới. Luật đất đai là Luật đầu tiên lồng ghép giới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vả vợ và chồng. Đây là Luật thứ 2 nhắc đến hoạt động của nữ doanh nghiệp và là cơ hội để phụ nữ tiếp cận được về vốn vay, tiếp cận thông tin , cũng như có cơ hội để phát triển năng lực của mình để cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Hỗ trợ nữ doanh nghiệp tại Điều 4 khoản 2, họ ưu tiên nữ hơn trong quá trình triển khai.

Đây cũng là điểm sáng mang yếu tố lồng ghép giới và thực hiện quyền bình đẳng giới của Việt Nam trong bình đẳng giới. 

Dự thảo Nghị định 38 sửa đổi đề cao vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ

Những quy định ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ cao hơn các doanh nghiệp thông thường có làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hay không? Phóng viên đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa- Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp :

PV:  Dự thảo Nghị định 39 sửa đổi điều chỉnh quy định về tỷ lệ và giá trị hợp đồng tư vấn được hỗ trợ thông qua mạng lưới tư vấn viên.Theo ông, mức điều chỉnh này có phù hợp?

Ông Phạm Văn Hòa: Dự thảo tăng mức hỗ trợ DNVVN trong đó có DN siêu nhỏ. Tôi cho rằng đây là mức hỗ trợ rất cần thiết và phù hợp, dù nó không phải là nhiều nhưng tính ra số lượng DNVVN và siêu nhỏ của nước ta rất lớn cho nên số tiền cộng lại cũng rất là lớn.

Đây là mức hỗ trợ để tạo điều kiện kích thích các DNVVN, giúp được một phần chi phí trong đăng ký kinh doanh, trong hợp đồng tư vấn các ngành nghề của các doanh nghiệp. 

PV: Với những quy định ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, liệu có gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thưa ông?

Ông Phạm Văn Hòa: Đây là một chính sách hết sức nhân văn của Chính phủ đối với chủ doanh nghiệp là nữ và lao động là nữ trong các doanh nghiệp.

Trong các loại hình DN hiện nay, DN có chủ là nữ chiếm tỷ lệ không nhiều, cho nên việc hỗ trợ ưu tiên cho nữ trong điều kiện bình đẳng giới tạo điều kiện cho các DN nữ đăng ký phát triển để mà ngang tầm với nam giới là điều hết sức cần thiết và phù hợp ..

Tôi cho rằng các DN khác cũng hài lòng và đồng tình, chứ không phải so sánh khác hơn , bất bình đẳng đối với các loại hình DN với nhau.

 

Những chính sách pháp luật có đi vào thực  tiện cuộc sống hay không là phụ thuộc vào quá trình triển khai thực hiện và giám sát quá trình thực hiện đó. Bên cạnh đó, những quy định hỗ trợ cũng cần phải đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Phạm Ngọc Hưng- Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết: 

DN hiện nay cần làm thị trường, cần làm thị trường thì người ta cần thông tin. Vì không có thị trường không thể nào sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lược gì được. Do đó, theo ý kiến của chúng tôi là làm thế nào để các DN biết được thông tin vào đó để khai thác thông tin. Thông tin phải đồng bộ, từ Bộ này sang Bộ kia, đặc biệt là thông tin về đất đai, về thuế.. phải có sự liên thông. 

Hai là tiếp cận nguồn vốn. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa người ta không nói khó khăn về mặt lãi suất mà là điều kiện để tiếp cận. Điều kiện để tiếp cận tài chính không thay đổi, lãi suất có hạ xuống không tiếp cận được thì cũng như không. 

Dự thảo Nghị định mới không có sự thay đổi gì nhiều vẫn dựa trên nền tảng của Nghị định 39, bổ sung một vài điểm nhỏ.Tôi thấy rằng trong vấn đề triển khai NĐ 39 thì việc biện pháp triển khai và kiểm tra việc triển khai là quan trọng nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //