Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Cuộc sống của người về hưu sẽ bớt khó khăn hơn

Phóng viên - 07/04/2021 | 15:37 (GTM + 7)

Theo dự thảo, từ 01/01/2022, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ tăng thêm 15% so với mức áp dụng của tháng 12/2021. Dự kiến sẽ có 8 nhóm đối tượng, với gần 3,2 triệu người được thụ hưởng từ chính sách này.

Bù đắp do trượt giá

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới đời sống của những người nghỉ hưu, đặc biệt là những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995. Trong giai đoạn 2003- 2007, Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ 164,8% đến 228,8%.

Giai đoạn từ 2008 đến nay, Chính phủ đã 12 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Trong đó, riêng đối với những người nghỉ hưu có mức lương hưu thấp Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2016.

Thông qua việc điều chỉnh lương hưu đời sống của người nghỉ hưu từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, từ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đời sống của người nghỉ hưu gặp nhiều khó khăn.   

Căn cứ vào tình hình thực tế và Luật BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Cụ thể, dự thảo Nghị định có 2 chương, 6 điều.

Tuy ngắn, nhưng Nghị định hướng tới mục tiêu bù đắp một phần mức trượt giá do lạm phát, chia sẻ các thành quả của phát triển kinh tế đất nước và hướng tới việc xử lý vấn đề mức lương hưu thấp (không áp dụng nguyên tắc đóng – hưởng).

Điều này thể hiện tính nhân văn, sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với quá trình công tác của người lao động khi nghỉ việc được hưởng các khoản lương hưu, trợ cấp tương ứng với thời gian công tác; đồng thời phù hợp khả năng của ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội.

So với các quy định hiện hành thì Nghị định đã mở rộng đối tượng điều chỉnh. Theo đó, ngoài 8 nhóm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hiện hành, nghị định bổ sung điều chỉnh đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp trước ngày 1/1/1995 sau khi điều chỉnh mức chung mà có mức hưởng dưới 2,5 triệu đồng/tháng.

3,2 triệu người được thụ hưởng

Theo dự thảo Nghị định, từ ngày 01/01/2022, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ điều chỉnh tăng thêm 15% so với mức áp dụng của tháng 12/2021. Dự kiến sẽ có 8 nhóm đối tượng, với gần 3,2 triệu người được thụ hưởng từ chính sách này.

Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng quy định người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định trên mà còn thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì có mức điều chỉnh bổ sung.

Cụ thể, tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, đối với khoảng 426.000 người thuộc nhóm đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng cũng sẽ được điều chỉnh, với kinh phí tăng thêm dự kiến là 700 tỉ đồng.

Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định lần này là Bộ Lao động thương binh và xã hội đề xuất phương án và thời điểm điều chỉnh lương hưu hoàn toàn độc lập với việc điều chỉnh tiền lương của người tại chức. Không như trước đây, Chính phủ thực hiện song hành việc điều chỉnh lương của người tại chức cùng thời điểm và lộ trình với điều chỉnh lương hưu.

Quy định này phù hợp với quan điểm trong Nghị quyết 28 năm 2018 của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, theo đó việc điều chỉnh lương hưu độc lập trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc. 

Ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng Vụ BHXH

Với khá nhiều quy định mới, Dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ giúp cải thiện đời sống của những người nghỉ hưu như thế nào?

PV VOVGT có cuộc phỏng vấn ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương bình và Xã hội - đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng Nghị định này.

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết lý do ban hành Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng?

Ông Trần Hải Nam: Chính sách về bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó chính sách về hưu trí hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật BHXH năm 2014. Tại điều 57 của Luật BHXH có quy định về điều chỉnh lương hưu.

Theo đó, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH. Căn cứ theo quy định này của luật, hàng năm trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, Bộ Lao động TB&XH xây dựng đề xuất để báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện điều chỉnh lương hưu.

PV: Những điểm nổi bật của Dự thảo Nghị định lần này là gì, thưa ông?

Ông Trần Hải Nam:Tại dự thảo Nghị định lần này Bộ LĐTB&XH đưa ra đề xuất và đang lấy ý kiến 2 nhóm đối tượng và nội dung điều chỉnh. Thứ nhất là điều chỉnh lương hưu chung cho 8 nhóm đối tượng người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng, với mức điều chỉnh chung là 15% trên mức lương hưu, trợ cấp hiện hưởng.

Bên cạnh đó Nghị định cũng đề xuất thực hiện việc điều chỉnh đối với nhóm người nghỉ hưu trước năm 1995 mà có mức lương hưu thấp, dưới 2.500.000 đồng/tháng thì sẽ được điều chỉnh tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng.

Và một trong những điểm mới nữa là, trong đề xuất điều chỉnh lương hưu lần này, Bộ LĐTB&XH xây dựng phương án điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh hoàn toàn độc lập với điều chỉnh tiền lương của người tại chức. Đây cũng là nội dung phù hợp với quan điểm được nêu ra trong Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách BHXH.

Theo đó thực hiện việc điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc. Chúng tôi cho rằng đây là điểm khác biệt so với những lần điều chỉnh trước đây, khi Chính phủ thực hiện song hành điều chỉnh lương của người tại chức cùng với thời điểm và lộ trình điều chỉnh lương hưu, lần này có sự khác biệt như vậy.

PV: Theo ông, Dự thảo Nghị định này nếu được thông qua sẽ tác động như thế nào đến các đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp xã hội?

Ông Trần Hải Nam: Việc thực hiện điều chỉnh tới đây khi Chính phủ ban hành, chúng tôi hy vọng rằng mức lương hưu của những người nghỉ hưu, hưởng trợ cấp BHXH sẽ được cải thiện.

Một mặt bù đắp được một phần trượt giá do chỉ số giá tiêu dùng của những năm vừa qua. Bên cạnh đó có sự chia sẻ các thành quả từ phát triển kinh tế đem lại. Như vậy các đối tượng thụ hưởng chính sách có sự cải thiện về cuộc sống. 

PV: Cảm ơn ông!

Mức lương hưu sẽ được cải thiện hơn

Vậy những điểm nào cần lưu ý khi xây dựng Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng? Mức điều chỉnh tăng như thế nào để đảm bảo quyền lợi của những người nghỉ hưu?

PV VOVGT có cuộc trao đổi ông Phạm Minh Huân – Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xung quanh nội dung này:

PV: Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết ban hành Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng?

Ông Phạm Minh Huân: Trung ương đã có Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công và đã có lộ trình.

Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng vẫn trượt, đời sống của người nghỉ hưu so với các đối tượng khác đang còn nhiều khó khăn, trong đó, có một bộ phận người nghỉ hưu có lương hưu rất thấp, dưới 3 triệu đồng và những người nghỉ hưu ngoài sinh hoạt hàng ngày thì phải chi phí rất lớn cho khám chữa bệnh.Vì vậy điều chỉnh tăng lên là rất cần thiết, đó cũng là một nội dung của Đề án cải cách.  

PV: Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị định là việc điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với 8 đối tượng, theo ông mức điều chỉnh này đã phù hợp hay chưa?

Ông Phạm Minh Huân:  Đối với những người nghỉ hưu thì điều chỉnh mức càng cao thì càng phấn khởi, nhưng chúng ta phải cân đối về nguồn và cân đối với các khu vực khác.

Nếu nhìn vào những người đang tại chức, đang làm việc cũng có mức lương rất thấp nhưng năm nay chưa được tăng lương, mà sang năm thì cũng không biết có được tăng không, đây cũng là một vấn đề.

Cho nên mức tăng phụ thuộc vào 2 yếu tố, tính toán từ trượt giá và nhu cầu đời sống của người nghỉ hưu.

PV: Theo ông những nhóm vấn đề chính nào cần được tập trung trong Nghị định lần này?

Ông Phạm Minh Huân: Thứ nhất, phải cân nhắc giữa nhu cầu của người nghỉ hưu và khả năng của nguồn quỹ cũng như cân đối với các đối tượng khác. Bởi vì chúng ta không thể tách riêng một sân chơi của người nghỉ hưu được, tất cả phải hài hòa.

Thứ hai, mặt bằng lương hưu của các thời kỳ vẫn còn có sự chênh lệch, đặc biệt những người về hưu trước 1/1/1995 rất thiệt thòi, do mặt bằng tiền lương và chế độ tiền lương lúc đó, cùng một chức danh nhưng lương rất thấp. Nghị định lần này nếu giải quyết được một bước thì rất tốt. Ví dụ, nếu mức tăng bình quân 15%, những người về hưu trước 1995 mức điều chỉnh cao hơn một chút.

Thứ ba, phải tính đến bài toán đồng bộ giữa bước đi của lương hưu và bước đi của người tại chức và các đối tượng chính sách khác như đối tượng người có công, khi điều chỉnh lương hưu thì các đối tượng này chúng ta có đặt vấn đề không. Đây cũng là vấn đề cần tính toán.

Đây là 3 vấn đề mà Bộ và các cơ quan liên quan cần tập trung giải quyết để đảm bảo tính đồng bộ và hài hòa.

PV: Cảm ơn ông!

---

Người nghỉ hưu thường đồng hành với bệnh tật, không có thu nhập khác, sức lao động cạn dần, mức sống bị giảm do đồng tiền bị trượt giá; cuộc sống rất khó khăn. 

Trong khi đó, năm 2020 và năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên những người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH không được tăng lương.

Bởi vậy, việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm kịp thời hỗ trợ khó khăn cho người nghỉ hưu, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ.  

Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

---

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng qua hotline 02437.91919, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //