Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Cần thêm quy định cho người chuyển giới không phẫu thuật

Phóng viên - 14/04/2021 | 15:12 (GTM + 7)

Cộng đồng người chuyển giới đang gặp vô vàn khó khăn, trở ngại trên hành trình tìm lại chính mình, không chỉ do định kiến xã hội mà còn bởi thiếu các quy định để đảm bảo thực thi các quyền đã được pháp luật công nhận...

Cộng đồng người chuyển giới đang gặp vô vàn khó khăn, trở ngại trên hành trình tìm lại chính mình. Không chỉ do định kiến xã hội mà còn bởi thiếu các quy định để đảm bảo thực thi các quyền đã được pháp luật công nhận, trong đó có quyền được chuyển đổi giới tính ghi nhận tại Bộ Luật dân sự 2015.

Vậy, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế xây dựng tiếp cận vấn đề này như thế nào?

Nếu Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính được ban hành, quyền của người chuyển giới sẽ thay đổi ra sao? Và điều đó tác động thế nào đến hệ thống chính sách với người chuyển giới?

Về mặt kết cấu, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có 5 chương, 25 điều gồm: những quy định chung; Điều kiện đối với người đề nghị chuyển đổi giới tính; Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; Công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính…

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 dự thảo Luật quy định về quyền của người chuyển đổi giới tính; điều kiện đối với cá nhân đề nghị chuyển đổi giới tính; công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.

Về điều kiện đối với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính, Điều 7 dự thảo Luật quy định, phải có nhận diện giới tính khách với giới tính hiện có; phải đủ 18 tuổi và là người độc thân. Ngoài ra, người đề nghị phẫu thuật còn phải đáp ứng điều kiện đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong thời gian 1 năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam

Cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong hành trình tìm sự công nhận của xã hội

Đối với bệnh viện can thiệp y học chuyển đổi giới tính, Điều 10 dự thảo Luật quy định phải là bệnh viện chuyên khoa nội, nội tiết, sản khoa hoặc nam học; bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nội, nội tiết, sản hoặc nam học đã được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

Điều 16 dự thảo Luật quy định 3 trường hợp được công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính gồm: đã điều trị nội tiết tố 2 năm liên tục; đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh dục; đã thực hiện phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính tại nước ngoài trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Về thay đổi giới tính và các giấy tờ liên quan, Điều 20 dự thảo Luật quy định, người chuyển đổi giới tính phải có Giấy công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Đây là căn cứ để đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau khi thay đổi hộ tịch, giấy tờ hộ tịch là căn cứ để thay đổi các giấy tờ pháp lý có liên quan.

Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đang được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người chuyển giới và ý kiến nhân dân. Sau khi hoàn thiện theo ý kiến đóng góp của các bên liên quan, dự thảo sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Ảnh: kienthuc.net.vn

Lâu nay, cộng đồng người chuyển giới mong mỏi được pháp luật công nhận và bảo vệ, được cộng đồng hiểu và nhìn nhận đúng đắn,  để họ được sống thật với bản dạng giới của mình. Vậy, việc ban hành Luật Chuyển đổi giới tính sẽ giúp ích gì cho người chuyển giới trong cuộc sống, học tập và làm việc và đời sống hôn nhân? Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - đơn vị soạn thảo Luật Chuyển đổi giới tính về những nội dung này:

PV: Xin bà cho biết một vài điểm nổi bật của dự thảo Luật chuyển đổi giới tính?

Bà Đinh Thị Thu Thuỷ: Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính: Sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thì các quyền và nghĩa vụ dân sự trước đó của người đó được giữ nguyên, không thay đổi.

Thứ hai, người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phải có giới tính sinh học hoàn thiện, nhận diện có giới tính khác với giới tính của mình hiện có; điều kiện về độ tuổi; tình trạng hôn nhân (độc thân)... Đối với người đề nghị phẫu thuật ngực từ nam sang nữ hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục thì phải thêm điều kiện là đã sử dụng hóc môn ít nhất 1 năm liên tục.

Thứ ba, về điều kiện của tổ chức: phải là Bệnh viện mới được phép chuyển đổi giới tính và phải được cấp Giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật quy định 3 trường hợp được công nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính bao gồm: 1) Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính đã điều trị nội tiết tố 2 năm liên tục; 2) trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố 1 năm liên tục và thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục; 3) người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố 1 năm liên tục và phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh dục.

PV: Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật đã quy định “Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một hoặc toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh học đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện”. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của người có mong muốn chuyển giới, nhất là những trường hợp không đủ điều kiện về kinh tế, về sức khỏe để phẫu thuật?

Bà Đinh Thị Thu Thuỷ: Trên thế giới hiện nay có 3 mô hình chuyển đổi giới tính để được công nhận về mặt giấy tờ tuỳ thân:

Mô hình thứ nhất, yêu cầu người có mong muốn chuyển đổi giới tính phải sử dụng hoóc môn và phẫu thuật toàn bộ cơ thể.

Mô hình thứ hai, yêu cầu người có mong muốn được công nhận chuyển đổi giới tính phải trải qua phẫu thuật, sau đó mới được công nhận về mặt giấy tờ nhân thân.

Mô hình thứ ba, cho phép công nhận giới tính mới mà không phải trải qua phẫu thuật.

Do người chuyển giới hay người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam là vấn đề khá mới mẻ, đồng thời cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau cho nên Dự thảo Luật hiện nay được đánh giá ở mức độ phổ cập so với nhiều nước trên thế giới.

Đồng thời chúng ta cũng có những bước đi thận trọng để bảo đảm công tác quản lý xã hội, bảo đảm quyền của cộng đồng người chuyển đổi giới.

PV: Theo bà, nếu dự luật được ban hành, sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Bà Đinh Thị Thu Thuỷ: Nếu Luật Chuyển đổi giới tính được ban hành sẽ có tác động lớn đến xã hội, đặc biệt là đối với cộng đồng người chuyển đổi giới tính. Bên cạnh đó, sẽ tác động đến người dân nói chung về cách nhìn nhận về bản dạng giới, thừa nhận sự đa dạng về giới, thay đổi định kiến và giảm kỳ thị, phân biệt đối xử.

Đối với những người có mong muốn chuyển đổi giới tính: Luật được ban hành sẽ giúp họ thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính của mình, được sống thật với giới tính mà mình mong muốn.

Luật ban hành sẽ giúp các bạn tự tin khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, có thể kết hôn với người mình yêu, tự tin khi tham gia các sự kiện hay tham gia phương tiện công cộng, có cơ hội học tập, lao động, làm việc, cống hiến để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, Luật chuyển đổi giới tính chính là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực…để được phép tiến hành các kỹ thuật can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.

Ngoài ra, Luật Chuyển đổi giới tính còn tác động đến các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, tư pháp, công an, toà án…và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chuyển đổi giới tính.

PV: Xin cảm ơn bà!

---

Các quy định mới nếu được thông qua sẽ tác động như thế nào đến nhận thức của cộng đồng và từ đó ảnh hưởng đến những người chuyển giới?

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng về nội dung này.

PV: Ông đánh giá thế nào về tính cấp thiết của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính?

Ông Lê Văn Sơn: Dự thảo ra đời là hết sức cần thiết và nó phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Điều này khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước của chúng ta với việc bảo vệ quyền cho những người chuyển giới tính.

Rất cấp bách, bởi vì cần có một hành lang pháp lý rõ ràng để người có mong muốn chuyển đổi giới tính biết được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ; cũng như các bên liên quan tham gia vào công việc này hiểu rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện.

Việc đưa ra khung pháp lý, thể hiện sự tiến bộ về mặt luật pháp để đảm bảo chúng ta thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên Hợp Quốc đối với các công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người

PV: Vậy theo ông, những quy định được thể hiện trong dự thảo đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết chưa và theo ông cần phải bổ sung điều gì?

Ông Lê Văn Sơn:Về cơ bản thì bản dự thảo này đã điều chỉnh được một số nội dung quan trọng liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chuyển giới nói chung và những con người có mong muốn chuyển đổi giới tính nói riêng.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của cá nhân tôi thấy có một số điểm mà dự thảo này nó chưa rõ ràng và nếu được cải thiện thì sẽ tốt hơn.

Dự thảo này dường như chỉ quan tâm nhiều đến nhóm đối tượng là người chuyển giới có nguyện vọng được can thiệp y tế về giới tính. Không phải tất cả những người chuyển giới đều có mong muốn can thiệp, phẫu thuật về mặt y học để chuyển đổi giới tính.

Nếu như trong các quy định hiện nay chúng ta quá quan tâm đến việc chuyển đổi giới tính có sự can thiệp y học; thì sẽ bỏ quên mất một nhóm đối tượng là người chuyển giới nói chung.

PV: Nếu Dự thảo Luật với những quy định như vậy được thông qua sẽ có tác động xã hội như thế nào, đặc biệt là đến cộng đồng người chuyển giới?

Ông Lê Văn Sơn: Tác động về mặt xã hội rất rõ ràng, đó là quyền và lợi ích hợp pháp của những người chuyển đổi giới tính sẽ được công nhận về mặt pháp lý một cách rõ ràng. Những hành vi bạo lực, những hành vi phân biệt đối xử hoặc hành vi kỳ thị đối với người chuyển giới sẽ được giảm thiểu trong tương lai.

Tôi hy vọng rằng, khi những quy định được đưa ra thì việc thực thi và tuân thủ sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ nhìn thấy một cộng đồng người chuyển giới được bảo vệ và được thụ hưởng những quyền lợi một cách thích đáng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Từ năm 2015, khi Quốc hội thông qua Bộ Luật Dân sự, thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính, cộng đồng người chuyển giới rất mong mỏi điều này sớm được hiện thực hóa.

Tuy vậy, từ đó đến nay, do chưa có quy định cụ thể, nên các quyền đó vẫn chưa thể thực thi. Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế đang soạn thảo được cho là sẽ là cơ sở để giải quyết những vướng mắc này, cả về hành lang pháp lý cũng như thay đổi nhận thức và quan niệm còn chưa đúng đắn về người chuyển giới.

Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Theo bạn, Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính nên được hoàn thiện theo hướng nào?

Mời bạn chia sẻ qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; hoặc qua hotline 02437.919191, Fanpage VOV giao thông.

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15p, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple Podcast (đối với IOS) và Google Podcast (đối với hệ điều hành Androi).

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //