Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Quy trình, thủ tục đầu tư quá phức tạp

Phóng viên - 24/11/2021 | 14:20 (GTM + 7)

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là quy định về điều tra cơ bản về dầu khí. Đây là nội dung mới được bổ sung làm cơ sở để thực hiện việc đánh giá tổng quan tiềm năng dầu khí, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm, thăm

Luật Dầu khí được ban hành ngày năm 1993, sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và năm 2008. Luật Dầu khí và các văn bản liên quan đã tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên hiện nay luật đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực thi.

Trước thực tế đó, Bộ Công thương đã xây dựng Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Dự thảo có những điểm nổi bật nào? Những đổi mới này liệu có giải quyết được những vướng mắc hiện hữu, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí?

Mỏ Bạch Hổ (ảnh: petrovietnam)

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 10 chương và 69 điều. So sánh với các văn bản trước đây, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã có những thay đổi về bố cục, kết cấu. Theo đó, bổ sung thêm 3 chương về trình tự, thủ tục phê duyệt trong hoạt động dầu khí, dự án dầu khí; công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán; các chính sách ưu đãi trong hoạt động dầu khí và bỏ 2 chương về thanh tra các hoạt động dầu khí; xử lý vi phạm.

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là quy định về điều tra cơ bản về dầu khí. Đây là nội dung mới được bổ sung làm cơ sở để thực hiện việc đánh giá tổng quan tiềm năng dầu khí, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Chính phủ sẽ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí; quản lý và sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin thu được trong quá trình điều tra cơ bản về dầu khí do Chính phủ quy định.

Một vấn đề nữa là các điều khoản liên quan đến hợp đồng dầu khí cũng đã được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm linh hoạt, hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu, nhà đầu tư tham gia, đồng thời giải quyết một số tồn tại, bất cấp phát sinh trong thực tiễn hoạt động dầu khí.

Cụ thể, thời gian hợp đồng dầu khí được kéo dài thêm 5 năm so với quy định hiện hành và thống nhất thời hạn hợp đồng đối với việc khai thác dầu và khai thác khí. Theo đó, thời hạn của hợp đồng dầu khí là 30 năm (đối với lô, mỏ, dự án dầu khí thông thường) và 35 năm (đối với các lô, mỏ, dự án ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí).

Dự thảo cũng bổ sung quy định việc đề xuất đầu tư bổ sung tận thăm dò dầu khí nhằm duy trì, gia tăng sản lượng, nâng cao hệ số thu hồi dầu khí của nhà thầu giai đoạn cuối đời mỏ và ưu tiên ký kết hợp đồng dầu khí mới sau khi hợp đồng dầu khí đã ký kết kết thúc.

Trình tự, thủ tục phê duyệt trong triển khai hoạt động dầu khí và dự án dầu khí cũng là nội dung được sửa đổi bổ sung, nhằm bảo đảm đủ cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động dầu khí và dự án dầu khí. Bên cạnh đó dự thảo cũng bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư trong hoạt động dầu khí theo nguyên tắc xác định lô, mỏ ưu đãi và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng đã bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

ảnh minh hoạ (nhandan.com.vn)

Vậy, Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi liệu có giải quyết được những vướng mắc hiện nay? PV VOV Giao thông trao đổi với ông Trần Văn, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính Ngân sách của Quốc hội.

PV. Thưa ông, những nội dung sửa đổi trong Dự thảo Luật Dầu khí lần này liệu đã giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay?

Ông Trần Văn: Tôi cho rằng cơ bản những vấn đề bức xúc lâu nay đã được cập nhật và được bổ sung trong lần sửa đổi toàn diện Luật Dầu khí này.

Những vấn đề đặc thù của hoạt động dầu khí như: tận thu tài nguyên của các mỏ dầu sau khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc những điều kiện về cơ chế khuyến khích đầu tư bổ sung nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu; đầu tư để phát triển các mỏ nhỏ cận biên; đầu tư ở các mỏ ở những vùng biển sâu rất khó khăn yêu cầu công nghệ cao.

Hoặc là những tình huống phát sinh khi mà hệ thống thiết bị của dự án dầu khí có thể bao gồm cả những tuyến ổng sản phẩm từ mỏ về bờ hoặc là các nhà máy chế biến dầu khí trên bờ...những cái đó đã được xem xét giải quyết.

Thế nhưng, trong xu thế cải cách hành chính cần phải có những quy định về quy trình thủ tục trong những trường hợp đặc biệt hoặc những chính sách về thuế cần phải sửa đổi để phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí và vấn đề trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động thăm dò dầu khí.  

PV. Theo ông việc phân cấp phân quyền trong phê duyệt dự án đầu tư về dầu khí đã thay đổi so với trước đây hay chưa và nên điều chỉnh thao hướng nào?

Ông Trần Văn: Tôi cho rằng cần phải phân cấp sâu hơn, rõ ràng hơn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN. Trong thời gian qua có nhiều quy trình thủ tục quá phức tạp, chờ đợi trình rất lâu qua nhiều cấp có thẩm quyền khác nhau nên nhiều khi cơ hội kinh doanh bị trôi đi một cách đáng tiếc.

Vì thế, việc phân quyền một cách rõ ràng, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến các quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh thì tôi nghĩ đấy là những vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết trong sửa đổi luật lần này.

PV. Ngoài những vấn đề như ông vừa phân tích, ban soạn thảo luật cần lưu ý thêm những vấn đề gì?

Ông Trần Văn: Một vấn đề cần phải lưu ý trong xu thế chung toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế rất sâu rộng, có những quốc gia thực hiện chính sách về bảo hộ về thị trường trong nước rồi tính dân tộc trong kinh tế, chúng ta cũng cần có những hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý những DN trong nước.

Tôi thấy năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN rất tốt.

Đặc biệt có thể đảm đương hoàn toàn các công đoạn trong thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, nhưng vì thiếu những hàng rào kỹ thuật nên thậm chí ta thua thiệt so với các nhà thầu quốc tế ngay trên sân nhà, trong khi mình có giá cả cạnh tranh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.

PV: Xin cảm ơn ông!

ảnh minh hoạ: VietnamPlus

Liên quan đến thủ tục đầu tư các dự án dầu khí, cũng như những điều kiện cần và đủ để giải quyết bài toán đầu tư trong lĩnh vực dầu khí? Phóng viên VOVGT phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí VN xung quanh nội dung này.

PV: Theo ông trình tự thủ tục đầu tư các dự án dầu khí đã được điều chỉnh trong dự luật dầu khí sửa đổi hay chưa?

Ông Nguyễn Quốc Thập: Riêng về trình tự thủ tục đầu tư các dự án dầu khí hiện nay trong dự thảo chưa được đề cập đến. Chúng tôi đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương xem xét bổ sung quyền và trách nhiệm của PVN.

Nếu một số quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm vẫn đang ở đâu đó thì các nhà đầu tư họ rất nghi ngại. Chúng tôi kiến nghị bổ sung 2 điểm: Một là quyền phê duyệt các dự án đầu tư, sang nhượng, mua bán, thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN có tổng vấn đầu tư tới 50% vốn điều lệ của Tập đoàn, Luật 69 của Quốc hội thì lại phân loại các dự án đầu tư, hạn mức phê duyệt các dự án đầu tư dầu khí hoạt động theo khung như Luật 69 của QH thì sẽ rất khó khăn.

Nếu lần này chúng ta đưa được điểm này vào Luật Dầu khí thì sẽ có cơ hội xử lý các tồn tại bấy lâu nay.

Thứ hai chúng tôi kiến nghị PVN sẽ có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ sở hữu thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, sang nhượng, nếu như mức đầu tư vượt hơn 50% vốn điều lệ của Tập đoàn thì kiến nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu, cụ thể là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại các DN sẽ xem xét phê duyệt.

Đối với các dự án dầu khí phát triển theo chuỗi hiện chưa nhất thể cách triển khai dự án, lần này chúng tôi kiến nghị phát triển dự án theo chuỗi thì Luật Dầu khí sẽ là luật bao trùm và chi phối, cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên có một đầu mối đó là Bộ Công thương.

Nhà đầu tư hiện nay họ đang rất nghi ngại dự án lớn của chúng ta phát triển theo chuỗi vì thủ tục hành chính kéo dài và không có cơ quan chịu trách nhiệm chính.

PV: Trong dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi lần này, điều gì khiến ông còn băn khoăn nhất?

Ông Nguyễn Quốc Thập: Trong những nội dung sửa đổi của dự thảo chưa và không thể giải quyết được những bất cập trong hoạt động đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

Vì Luật Dầu khí sau khi sửa đổi tới đây cũng chỉ là những điều kiện cần, trong khi thực tế cần phải có các điều kiện đủ để giải quyết bài toán đầu tư, đó là cơ chế, chính sách, nguồn vốn và phân cấp phân quyền.

Hiện nay tất cả các kế hoạch phát triển mỏ dầu hay mỏ khí đều do Thủ tướng phê duyệt. Hội Dầu khí đang cân nhắc kiến nghị Thủ tướng chỉ nên phê duyệt các siêu dự án, có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ USD trở lên. Còn lại Thủ tướng ủy quyền cho Bộ Công thương phê duyệt những dự án có tổng mức đầu tư từ 500 triệu USD đến 3 tỷ USD; dưới 500 triệu USD ủy quyền cho hội đồng thành viên của Tập đoàn Dầu khí VN phê duyệt.

Nếu làm được như vậy sẽ đảm bảo được yêu cầu về tiến độ và thời gian.

PV: Xin cảm ơn ông!

Sau 13 năm thực hiện Luật Dầu khí sửa đổi năm 2008, thực tế đã xuất hiện nhiều vướng mắc, chồng chéo với các quy định khác và không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay cũng như hiện trạng tài nguyên dầu khí nước ta… Vì thế việc sửa đổi Luật Dầu khí là cần thiết nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho việc đầu tư, thúc đẩy ngành dầu khí phát triển, tiếp tục đóng góp tích cực cho kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia.

Những quy định mới trong Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương.

--

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, vovgiaothong.vov.vn hoặc trên các nền tảng Podcadanh dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //