Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia: Phòng chống hay thúc đẩy?

Phóng viên - 16/05/2019 | 7:12 (GTM + 7)

Một số quy định trong dự luật được coi là ít khả thi như không được bán rượu trên mạng internet, không được bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18…

Làm sao để các luật "phòng chống tác hại" không chỉ nằm trên giấy mà mang lại tác động tích cực trong thực tiễn? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trong đó, một số quy định trong dự luật được coi là ít khả thi như không được bán rượu trên mạng internet, không được bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18…

Vậy làm sao để các luật "phòng chống tác hại" không chỉ nằm trên giấy mà mang lại tác động tích cực trong thực tiễn? 

Với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức báo động và ngày càng có xu hướng tăng ở Việt Nam, việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được các đại biểu quốc hội khẳng định là rất cần thiết và người dân ủng hộ. Tuy nhiên, đối chiếu cụ thể với dự thảo Luật, nhiều đại biểu quốc hội chỉ rõ, nhiều quy định thiếu tính khả thi, chưa phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 

Vì thế, dù được dư luận hoan nghênh nhưng Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đi vào cuộc sống như thế nào lại là vấn đề cần phải bàn. Trước đó, chúng ta đã ban hành Luật phòng chống tác hại của thuốc lá nhưng việc thực hiện rất khó khăn, quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng hầu như không thể kiểm soát được.

Nhiều người dân bày tỏ lo ngại, điều tương tự có thể xảy ra với Luật phòng chống tác hại rượu bia. Một người cao tuổi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bày tỏ:

“Phải có một chính sách nào đó đối với người kinh doanh và đối với người bán hàng; quy định rõ ràng. Trước kia ta đã có quy định không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi nhưng vẫn cứ bán”.

Thực tế này khiến nhiều ý kiến lo ngại, các luật "phòng chống tác hại" sẽ chỉ ít có giá trị thực thi. Và khi không có tính khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn thì không những gây nên sự chồng chéo, lúng túng trong quản lý, mà còn là một sự lãng phí lớn, hơn cả sẽ ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật.

PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng nêu quan điểm cho rằng, hiệu quả thực thi của Luật Phòng chống tác hại rượu bia đến đâu là vấn đề cần phải xem xét kỹ bởi khi đã thông qua Luật mà khó áp dụng được thì sẽ dẫn đến tình trạng “nhờn” luật:

“Một trong những vấn đề quan trọng của Luật đó là, nội dung chuẩn rồi nhưng tính khả thi phải cao. Nếu Luật được quyết định và bấm nút thông qua rồi mà tính khả thi không cao thì sẽ gây ra việc nhờn luật. Ngoài ra cần tính tới các giải pháp khác như quản lý bán hàng, quản lý nhập khẩu, quản lý thị trường và có thể nâng chế tài xử phạt lên để có tính khả thi hơn”.

Theo quan điểm của TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, một chính sách hay một điều Luật mới ban hành, để đi vào được cuộc sống không hề đơn giản, ngay cả những chủ trương đúng như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông phải mất một thời gian dài tuyên truyền cũng như nỗ lực của các cơ quan chức năng mới đi vào nề nếp. 

Đặc biệt, với những chính sách liên quan trực tiếp tới đông đảo người dân như Luật phòng chống tác hại rượu bia để việc thực thi hiệu quả lại càng khó khăn gấp bội. Vì thế, theo TS Hồng, cần yêu cầu các cơ quan chức năng phải nâng cao trách nhiệm ngay từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến cho đến khi ban hành.  

“Người dân cần hiểu được Luật không chỉ để xử lý những vi phạm mà chức năng đầu tiên là giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân. Cho nên Luật càng chi tiết càng tốt để người dân nắm được để điều chỉnh hành vi của mình, đồng thời giám sát việc thực thi Luật trong cộng đồng”.

Bàn về vấn đề này, Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu ý kiến, từ kinh nghiệm ban hành và thực thi nhiều văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính khả thi trong thực tiễn, thì Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, muốn được người dân đón nhận, ủng hộ trước hết phải xuất phát từ chính quyền lợi của người dân, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. 

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần cân nhắc thấu đáo mọi tác động của Luật đối với xã hội, đừng đợi thấy sai, thấy dư luận phản ứng mới sửa. Có như vậy mới mong người dân không nhờn luật. Tiếp đó, các cơ quan chức năng và chính quyền ở cấp cơ sở phải nâng cao trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các quy định này được thực thi trên thực tế, chứ không chỉ nằm trên giấy. Luật sư Trương Anh Tú nêu ý kiến: 

“Luật Phòng chống tác hại của rượu bia nếu chúng ta xây dựng trong Luật mà không cứng rắn, không thể đưa vào áp dụng thì tôi e rằng Luật sẽ mãi nằm ở giấy, không đi vào cuộc sống thì rất đáng tiếc. Vì thế ngay từ khi bắt đầu triển khai cần những giải pháp thực hiện cứng rắn thì tôi tin nó sẽ đem lại hiệu quả và có tính khả thi, dù ở thời điểm này chúng ta vẫn đang nghi ngại về nó”.

Dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia: Phòng chống hay thúc đẩy?

Mặc dù Dự thảo Luật phòng chống tác hại của bia rượu được đánh giá là rất cần thiết và được gửi gắm nhiều kì vọng trong bối cảnh tình hình TNGT liên quan đến bia rượu rất đáng lo ngại như thời gian vừa qua, nhưng với quy định ở dự thảo lần 2, nhiều người không khỏi băn khoăn, rằng tác hại của rượu bia sẽ được phòng chống, đẩy lùi hay là thúc đẩy? 

Với trung bình gần 9 lít cồn nguyên chất tiêu thụ mỗi năm ở người trên 15 tuổi, người Việt đang vượt xa nhiều quốc gia trong cùng khu vực và trên thế giới về mức tiêu thụ rượu bia. Chỉ chưa đầy 10 năm  (từ 2010-2017), tổng lượng tiêu thụ rượu bia của VN tăng gần gấp đôi.

Và đi cùng với những thứ hạng đáng quên này, là thực trạng nhức nhối: gần 1/5 số vụ TNGT liên quan đến bia rượu, cùng một tỉ lệ lớn hơn rất nhiều các vụ ẩu đả dẫn đến thương tích, tử vong, các vụ gây rối trật tự xã hội, vi phạm pháp luật trong khi quá chén. 

Nhiều ý kiến cho rằng, những cuộc xuống đường rầm rộ kêu gọi “đã uống rượu bia thì không lái xe”, dù có tác dụng cổ vũ tích cực, nhưng sẽ không giúp ích gì nhiều. Các chế tài dù tăng nặng mức xử phạt hành chính hoặc hình sự hóa hành vi, cũng không thể ngăn chặn các vụ tai nạn đã được báo trước, bởi có ai còn biết sợ luật khi say? 

Và cũng không thể chờ đợi sự thay đổi đạt đến tự giác của người có thói quen rượu bia, khi mà ngay cả ở các quốc gia  phát triển, quá trình này cũng phải mất rất nhiều thập kỉ. 

Cho nên, để ngăn chặn, đẩy lùi các tác hại nặng nề của rượu bia -trong đó có TNGT do ma men gây ra, phải bắt đầu từ gốc của vấn đề, là kiểm soát, hạn chế tính sẵn có, phổ biến và dễ dãi trong sử dụng rượu, bia của người Việt hiện nay bằng các quy định chặt chẽ của pháp luật

Bộ Y tế đã đưa các quy định này trong dự thảo lần đầu Luật Phòng chống tác hại của bia rượu cách đây nửa năm, nhưng thật khó hiểu là đến dự thảo lần 2, trong khi người dân chờ đợi những quy định chặt hơn, mạnh hơn giữa lúc TNGT do rượu bia đang ngày càng ám ảnh kinh hoàng, thì dự luật lại điều chỉnh theo hướng ngược lại mà chưa có giải thích thuyết phục về lý do.

Với dự thảo mới này, rượu bia sẽ mặc sức được trao đổi, mua bán trên mạng không thể dễ dàng hơn. Những đứa trẻ mặt non choẹt tiếp tục được thoải mái ra cửa hàng, quán xá mua rượu bia, và bia rượu -về cơ bản, vẫn được thoải mái tài trợ trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… Ngay cả đến tác hại của rượu bia – điều hiển nhiên không ai phủ nhận, cũng có thể bị lái sang một cách hiểu mập mờ, rằng bia rượu làm gì đáng sợ đến!

Như vậy, những thảm họa mang gương mặt rượu bia vẫn sẽ tiếp nối, với những mạng người dưới bánh xe của ma men, với những lưỡi dao vung lên từ quán nhậu, với những gia đình khánh kiệt vì điều trị bệnh tật từ rượu bia… Tác hại của rượu bia không những không được phòng chống, mà thậm chí còn thúc đẩy. 

Và đương nhiên, không ai được lợi từ việc này, ngoài những nhà sản xuất và kinh doanh bia rượu. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //